4.2.1. Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng BA đến khả năng tái sinh chồi từ đoạn thân mang mắt ngủ hoa hồng Pháp
Để đách giá ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng BA đến khả năng bật chồi từ đoạn thân mang mắt ngủ của hoa hồng Pháp. Chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm về nồng độ BA bổ sung vào môi trường nuôi cấy 5 công thức tương ứng với 5 nồng độ khác nhau (0; 1,0; 1,5; 2,0; 2,5 mg/l) trong đó đối chứng là CT1 (0 mg/l).
Thí nghiệm được theo dõi 4 tuần và thu được kết quả ở bảng 4.3 sau.
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng BA đến khả năng tái sinh chồi từ đoạn thân mang mắt ngủ hoa hồng Pháp (sau 4 tuần) Công
thức
BA (mg/l)
Tỷ lệ bật chồi
(%)
Số lá/chồi
Hệ số nhân chồi (lần)
Chiều cao chồi (cm)
Đặc điểm của chồi CT 1 0,0 24,67±0,43e 1,23±0,43d 0,43±0,50b 1,55±0,50d Xanh nhạt
hơi vàng CT 2 1,0 34,67±0,48d 2,93±0,36c 0,77±0,43ab 1,83±0,38c Xanh nhạt
hơi vàng CT 3 1,5 56,67±0,50c 3,03±0,49bc 1,03±0,18a 2,33±0,48bc Xanh đậm CT 4 2,0 76,67±0,43a 4,85±0,48a 1,28±0,44a 3,22±0,42a Xanh đậm CT 5 2,5 68,33±0,47b 3,85±0,36b 0,98±0,13a 2,62±0,48b Xanh đậm
LSD0,05 4,6 0,89 0,48 0.58
CV% 4,7 1,6 2,9 1,3
So sánh các giá trị trong cùng một cột, các giá trị mang cùng một chữ cái thì khác nhau không có ý nghĩa, các giá trị công thức mang khác chữ thì khác có ý nghĩa ở mức α = 0, 05.
Từ kết quả thu được ở bảng 4.3 cho thấy, sau 4 tuần theo dõi với 3 lần lặp lại, ở công thức 4 (2 mg/l BA), tỷ lệ bật chồi cao nhất (76,67%) sai khác có ý nghĩa thống kê là 5% so với các công thức khác, hệ số nhân chồi 1,28 lần, chiều dài chồi 3,22 cm và số lá/chồi cao nhất 4,85 khác biệt có ý nghĩa thống kê 1%
đối với các công thức còn lại, cũng ở công thức này, thời gian bật chồi sớm nhất (3,7 ngày). Thấp nhất là ở CT1 (0 mg/l) tỷ lệ bật chồi là 24,67%, hệ số nhân chồi thấp nhất 0,43%. Ở CT5 (2,5 mg/l) cho tỷ lệ bật chồi 68,33%, ít hơn so với CT4 nhưng lại cao hơn CT2 (1 mg/l) tỷ lệ bật chồi là 34,67% và CT3 (1,5 mg/l) tỷ lệ bật chồi 56,67%. Kết quả cho thấy khi tăng nồng độ BA cho tỷ lệ bật chồi cũng
tăng lên nhưng ở mức độ nhất định và khi tăng nồng độ BA quá cao gây ức chế khả năng bật chồi của hoa hồng Pháp. Kết quả thu được tương tự như kết quả nghiên cứu của Wang et al. (2002), nhóm tác giả này đã sử dụng 2mg/l BA trong giai đoạn tạo vật kiệu khởi đầu trên đối tượng chồi nách Rosa hybrida L. khiến chúng bật chồi với tỷ lệ cao nhất là 99,78%. Một nghiên cứu khác cũng có kết quả tương tự, đó là công bố của Nguyễn Thị Phương Thảo và cs. (2015), khi môi trường nuôi cấy đoạn thân cây hoa hồng cơm (Rosa sericea LINDL) có bổ sung 2 mg/l BA cho tỷ lệ bật chồi đạt 99,98%. Tuy nhiên một số nghiên cứu như Nguyễn Thị Kim Thanh và cs. (2005), BA cũng được sử dụng trong giai đoạn tạo vật liệu khởi đầu trong nghiên cứu nhân nhanh cây hoa hồng đỏ (Rosa rubus) và hoa hồng trắng (Rosa alba) với nồng độ 1 mg/l và 2 mg/l BA đều cho tỷ lệ bật chồi 100% sau 2 tuần theo dõi. Cũng như vậy, công bố của Naphaporn et al.
(2009) cho thấy, khi nghiên cứu nhân nhanh giống hoa hồng Rosa hybrida L. thì 100% các mẫu bật chồi trong môi trường 3 mg/l BA + 0,003 mg/l α-NAA.
Như vậy, với mỗi giống hoa hồng khác nhau, nhu cầu về hàm lượng BA là khác nhau cho sự tái sinh chồi mẫu cấy là đoạn thân. Nhìn chung, BA đã có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tái sinh chồi của vật liệu khởi đầu từ đoạn cành hoa hồng. Với mẫu hoa hồng Pháp, nồng độ BA thích hợp nhất bổ sung vào môi trường là 2 mg/l.
CT1 0 mg/l BA
CT2 1 mg/l BA
CT3 1,5 mg/l BA
CT4 2 mg/l BA
CT5 2,5 mg/l BA Hình 4.1. Khả năng tái sinh chồi từ đoạn thân mang mắt ngủ trong các môi
trường có nồng độ BA khác nhau (sau 4 tuần)
4.2.2. Ảnh hưởng của nano bạc đến khả năng tái sinh chồi từ đoạn thân mang mắt ngủ hoa hồng Pháp
Thí nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của nano bạc đến khả năng bật chồi từ đoạn thân mang mắt ngủ của hoa hồng Pháp. Từ thí nghiệm 4.2.1 chúng tôi sử
dụng môi trường kết hợp 2mg/l BA và bổ sung nano bạc với nồng độ khác nhau (0, 2, 4, 6, 8 ppm) tương ứng với 5 CT(1, 2, 3, 4, 5) trong đó công thức đối chứng là CT1 (0 ppm). Thí nghiệm được theo dõi sau 4 tuần và thu được kết quả ở bảng 4.4 sau:
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của nano bạc đến sự tái sinh chồi từ đoạn thân mang mắt ngủ hoa hồng Pháp (sau 4 tuần)
Công thức
NS ppm
Tỷ lệ
bật chồi (%) Số lá/chồi Hệ số nhân chồi
Chiều cao chồi (cm)
Đặc điểm của chồi CT1 0 76,7±0,43b 4,12±0,32b 1,18±0,39ab 3,23±0,43a Xanh đậm CT2 2 91,7±0,28a 5,20±0,40a 1,62±0,49a 3,62±0,86a Xanh nhạt CT3 4 88,3±0,32a 5,20±0,40a 1,32±0,47ab 2,10±0,34b Xanh đậm CT4 6 71,7±0,45b 5,20±0,39a 1,05±0,22b 1,55±0,50bc Xanh đậm CT5 8 38,3±0,49c 3,73±0,45b 1,03±0,13b 1,23±0,43c Xanh đậm
LSD0,05 5,1 0,98 0,45 0,74
CV% 3,7 1,1 1,9 1,7
Ghi chú:So sánh các giá trị trong cùng một cột, các giá trị mang cùng một chữ cái thì khác nhau không có ý nghĩa, các giá trị công thức mang khác chữ thì khác có ý nghĩa ở mức α = 0, 05.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, sau 4 tuần theo dõi với 3 lần lặp lại cho thấy: Các đoạn thân mang mắt ngủ được nuôi cấy ở môi trường MS+2mg/l BA có bổ sung nano bạc với hàm lượng thấp ở CT2 (2 ppm) và CT3 (4 ppm) cho tỷ lệ bật chồi (91,7%), số lá/chồi (5,20), hệ số nhân chồi (1,62) là cao nhất và không có sự khác biệt giữa 2 công thức. Sử dụng với nồng độ nano bạc cao hơn, ở mức 6 ppm trở lên, kết quả cho thấy nano đã ức chế khả năng bật chồi từ đoạn thân mang mắt ngủ và cũng ức chế khả năng sinh trưởng của chồi. Đặc biệt ở CT5 (8 ppm NS), trừ chỉ tiêu về số lá/chồi trung bình không khác so với không sử dụng nano (CT1), các chỉ tiêu về tỷ lệ mẫu bật chồi, hệ số nhân chồi, hay chiều cao chồi đều thấp hơn so với đối chứng. Kết quả này phù hợp với kết quả của A.A.Rostami and A.Shahsavar (2009) đã bổ sung nồng độ nano bạc (0, 4, 8, 16 mg/l) vào môi trường nuôi cấy cành Olive, theo dõi trong 30 ngày. Kết quả ở nồng độ 4 mg/l môi trường 100% mô cấy không nhiễm và trên 90% mô cấy phát triển bình thường.
Như vậy, đối với giống hoa hồng Pháp, bổ sung vào môi trường 2 mg/l
BA kết hợp với 2 ppm nano bạc là môi trường phù hợp nhất cho sự tái sinh chồi từ đoạn thân mang mắt ngủ hoa hồng Pháp.
CT1 0ppm NS
CT2 2ppm NS
CT3 4ppm NS
CT4 6ppm NS
CT5 8ppm NS Hình 4.2. Khả năng tái sinh chồi từ mắt ngủ từ đoạn thân trong môi trường
nuôi cấy với nồng độ nano bạc khác nhau (sau 4 tuần)