PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Nội dung nghiên cứu
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3.2.1. Nghiên cứu nuôi vỗ rươi
Thí nghiệm 1: Nuôi vỗ rươi trong bể nhựa (5m3) với các loại thức ăn khác nhau Thời gian thực hiện 3 đợt từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2016. Thí nghiệm được bố trí trong ba nghiệm thức (NT) mật độ thả như nhau (700con/L) ở các nghiệm thức. NT1: Mùn bã hữu cơ; NT2: Thức ăn tổng hợp (60%Pr); NT3: Mùn bã hữu cơ và thức ăn tổng hợp. Thức ăn sử dụng trong các nghiệm thức là Lansy (60%Pr) và mùn bã hữu cơ theo. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Theo dõi các chỉ số về tăng trưởng, thành thục, tỷ lệ sống, sức sinh sản.
3.2.2. Nghiên cứu cho rươi sinh sản bằng phương pháp nhân tạo Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của độ mặn tới tỷ lệ nở của ấu trùng rươi.
Rươi bố mẹ tham gia sinh sản
Tuyển chọn cho đẻ
Kích thích sinh sản Thu vớt trứng
Ấp trứng
Phương pháp ấp trứng Thu vớt ấu trùng
Ương nuôi ấu trùng giai đoạn trôi nổi
Kết luận, nhận xét
Thời gian thực hiện: 2 đợt (tháng 10 và tháng 11/2016)
Nước đầm tại khu vực rươi sinh sản và nước biển có độ mặn 20‰, lấy về lọc kỹ qua bể lọc cát, chứa trong xô 80 lít.
Hình 3.2. Bố trí thí nghiệm
Cách bố trí: Gồm 12 xô nhựa (V = 80 lít) được chia làm 4 môi trường (mỗi môi trường 3 xô), ba môi trường nước có độ mặn lần lượt là 5‰; 10‰ và 15‰, môi trường thứ tư làm đối chứng (nước đầm). Lượng nước chứa trong mỗi xô thí nghiệm là 15lit, kiểm tra các yếu tố thủy hóa, kiểm tra tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và các giai đoạn biến thái của ấu trùng.
Bảng 3.1. Trọng lượng trung bình của rươi tham gia sinh sản(n=100)
STT Trọng lượng (g)
Rươi cái Rươi đực
Đợt 1 50,2 39,8
Đợt 2 50,1 40,1
TB/con 0,50± , 0,40± ,
Rươi bố mẹ thu được trong đầm tại An Lão (Hải Phòng), khi rươi nổi lên mặt nước tiến hành thu rươi, sau khi thu gom chúng được rửa sạch bằng nước ngọt đã được khử trùng. Rươi bố mẹ có trọng lượng trung bình 0,50g đối với rươi cái và 0,40g đối với dươi đực, mỗi đợt cho sinh sản từ 300g – 500g (500con – 1.000con) rươi bố mẹ. Tinh trùng được thu bằng cách làm vỡ cơ thể đực, việc này được tiến hành trong một chiếc đĩa khô sau đó pha loãng tinh trùng này vào nước, quá trình
thu tinh được thực hiện trước khi thu trứng. Phương pháp thu trứng được thực hiện tương tự: làm vỡ cá thể cái vào một chiếc đĩa khô khác.
Hình 3.3. Tuyển chọn và ghép đực cái Tiến hành thụ tinh nhân tạo với tỷ lệ đực cái là 1:4 (Bảng 2.2)
Bảng 3.2. Tỷ lệ rươi đực, rươi cái qua các lần sinh sản
STT Đợt thu mẫu Rươi đực Rươi cái Tỷ Lệ
1 Tháng 10 20 80 1/4.0
2 Tháng 11 19 81 1/4.2
Trung bình 19.5 80.5 1/4.1
Trứng rươi sau khi thụ tinh được lọc sạch qua lưới lọc và được chia đều vào các xô nhựa có độ mặn như đã bố trí ở trên, tiến hành sục khí 24/24. Thu mẫu và quan sát trứng trên kính hiển vi 2h/lần, xác định tỷ lệ thụ tinh và quá trình phát triển của phôi trong 3 ngày từ khi tiến hành thí nghiệm.
3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng thức ăn lên sinh trưởng của ấu trùng rươi trong giai đoạn trôi nổi
Thí nghiệm 3:Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống ấu trùng trôi nổi.
Ấu trùng sau 3 ngày tuổi bắt đầu cho ăn thức ăn ngoài. Sử dụng 3 nghiệm thức thức ăn khác nhau: Tảo tươi (Nanochlropsis ocullata, Isochrysis galbana), thức ăn tổng hợp (Lansy, 60% Pr), kết hợp tảo tươi và tổng hợp (Tỷ lệ trộn 50/50). Thí nghiệm được thực hiện trong bể composite thể tích 0,5m3 với mật độ 500 con/ lít, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
Hình 3.4. Thức ăn dùng trong thí nghiệm
Hàng ngày cho ấu trùng ăn 4 lần, liều lượng 15 – 20% theo thể tích (cho ăn có thể điều chỉnh theo điều kiện cụ thể).
Thí nghiệm được kéo dài cho đến khi ấu trùng bắt đầu xuống đáy (3 – 5 tia cứng), xác định tỷ lệ sống của ấu trùng ở tất cả nghiệm thức.
3.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng rươi trong giai đoạn trôi nổi
Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống ấu trùng rươi Ấu trùng được ương ở 4 mật độ khác nhau: 200 con/l; 300 con/l; 500 con/l;
700 con/l. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
Hình 3.5. Bố trí thí nghiệm mật độ ương
+ Thức ăn cho ấu trùng ăn là tảo tươi và tổng hợp (tỷ lệ trộn 50/50).
+ Thí nghiệm được kéo dài cho đến khi ấu trùng đạt kích cỡ>1cm/con, xác định tỷ lệ sống của ấu trùng ở tất cả nghiệm thức.
3.2.5. Chăm sóc và quản lý sức khỏe ấu trùng và bể nuôi
+ Chế độ siphon thay nước cho bể ương nuôi tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của ấu trùng, chất lượng nước trong bể ương mà có chế độ siphon thay nước hợp lý.
+ Hàng ngày theo dõi các yếu tố môi trường trong suốt quá trình ương nuôi.
+ Hàng ngày theo dõi tình trạng sức khỏe, khả năng lọc/bắt mồi của ấu trùng.