4.3.1. Kết quả các yếu tố môi trường trong bể ương
Các yếu tố môi trường trong quá trình ương (Bảng 4.11).
Bảng 4.11. Các yếu tố môi trường trong quá trình ương
Chỉ số Môi trường
DO (mg/l) Nhiệt độ(oC) pH Độ mặn(‰)
Min 4,16 26,76 7,33 9,9
Max 5,50 28,16 8,13 11,0
Average 4,65±0,94 27,55±0,98 7,74±0,56 10,08±0,77 Qua bảng phân tích các yếu tố môi trường cho thấy các giá trị không có biến động nhiều. Độ pH biến động trong khoảng từ 7,74 ± 0,56. Theo Boyd (1998), khoảng pH thích hợp cho sự phát triển của động vật thủy sản là 6,5 – 9,0 và khoảng biến động trong ngày phải nhỏ hơn 0,5. Các yếu tố môi trường trong bể ương nuôi tương đối ổn định giữa các nghiệm thức, nằm trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển của rươi.
4.3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của dinh dưỡng lên tăng trưởng của rươi Thức ăn sử dụng cho ấu trùng giai đoạn trôi nổi gồm có tảo tươi (Isochrysis galbana), Thức ăn tổng hợp (NRD Inve) và kết hợp tảo tươi với thức ăn tổng hợp.
Ở giai đoạn ấu trùng từ 1đến 10 ngày thức ăn chưa có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng của ấu trùng nhưng càng về những ngày sau thức ăn có ảnh hưởng và phụ thuộc vào từng loại thức ăn.
Hình 4.13. Tăng trưởng của ấu trùng qua các ngày ương
0 2 4 6 8 10 12
ngày 1 ngày 10 ngày 20 ngày 30 ngày 40
(mm)
Ngày ương Tảo tươi TH
Qua các ngày ương cho thấy, ở tất cả 3 nghiệm thức thí nghiệm thức ăn đều có tác động đến tăng trưởng của ấu trùng rươi. Từ ngày thứ 1 đến ngày 10 ấu trùng Trocophora trôi nổi sự sinh trưởng về chiều dài không có sự khác biệt lớn về các nghiệm thức sử dụng thức ăn. Ở giai đoạn ấu trùng 20 đến 40 ngày tuổi, sự ảnh hưởng của loại thức ăn đến tăng trưởng là khác biệt nhau giữa các nghiệm thức thức ăn của ấu trùng. Sự khác nhau giữa các nghiệm thức là không lớn nhưng tốt hơn cả là nghiệm thức 3 (TH + Tảo tươi), sau 40 ngày ương đạt chiều dài trung bình 9,791±0,203.
Bảng 4.12. Sinh trưởng về chiều dài của ấu trùng rưoi
Chỉ tiêu
Ngày ương (Ngày)
Thức ăn
Tảo tươi Tổng hợp(TH) TH+Tảo tươi
Chiều dài (mm)
1 0,270±0,003a 0,270±0,005a 0,270±0,003a 10 0,413±0,003a 0,455±0,000b 0,543±0,012c 20 1,066±0,006a 1,024±0,000ab 1,323±0,136b 30 5,573±0,545a 5,613±0,088a 5,802±0,107a 40 9,182±0,011a 9,390±0,226ab 9,791±0,203b Tỷ lệ sống
(%) 40 5,615±0,001 5,724±0,008 5,775±0,002
Ghi chú: Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị TB±SE. Các giá trị trên cùng một hàng có ký tự khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Giai đoạn ấu trùng 20 ngày tuổi, ở NT1 (thức ăn tảo tươi) đạt kích cỡ là (1,06±0,0067mm) cao hơn NT2 (thức ăn tổng hợp) (1,02±0,0000mm) và cả 2 nghiệm thức này đều thấp hơn NT3 (kết hợp tảo và thức ăn tổng hợp) (1,32±0,1369mm). Kết quả tương tự ở giai đoạn 40 ngày tuổi, thì NT3 cho kết quả sự sinh trưởng về chiều dài ấu trùng là cao hơn 2 nghiệm thức còn lại. Tương tự như vậy, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của nghiệm thức 3 (kết hợp tảo tươi và tổng hợp LANSY) đạt cao nhất và khác nhau có ý nghĩa so với 2 nghiệm thức còn lại (p<0,05).
Việc sử dụng thức ăn thích hợp sẽ giúp cho ấu trùng sống khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.Trong thí nghiệm này sử dụng đồng thời tảo tươi kết hợp với thức ăn
tổng hợp không những cho kết quả sự sinh trưởng về chiều dài mà còn mang lại tỷ lệ sống của rươi cao hơn các nghiệm thức còn lại.Tỷ lệ sống của ấu trùng rươi dao động từ 5,61 đến 5,77%. Trong đó, sử dụng thức ăn ở nghiệm thức 3 cho kết quả cao nhất (5,77±0,002), kế tiếp là nghiệm thức 2 và nhỏ nhất là nghiệm thức 1. Thí nghiệm cũng cho thấy tăng trưởng của ấu trùng phụ thuộc rất lớn vào thức ăn và loại thức thức ăn đặc biệt là khi ấu trùng sử dụng hết noãn hoàng, kết quánày cũng phù hợp với nghiên cứu của Sato and Tsuchiya (1987).
Qua kết quả phân tích trên có thể nhận ra rằng, ở nghiệm thức 3 sử dụng đồng thời tảo tươi kết hợp với thức ăn tổng hợp sẽ phù hợp với giai đoạn ấu trùng trôi nổi của rươi, thích hợp với giai đoạn từ 1 - 40 ngày ương (ấu trùng trocophora). Như vậy, việc sử dụng thức ăn tảo tươi kết hợp với thức ăn tổng hợp đạt sinh trưởng và tỷ lệ sống đạt cao hơn so với việc cho ăn thức ăn đơn thuần tảo tươi và tổng hợp trong ương nuôi ấu trùng rươi.