Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất giống rươi (tylorrhynchus heterochaetus quatrefages, 1865) (Trang 26 - 30)

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp xác định sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của rươi - Sức sinh sản tuyệt đối:

Toàn bộ trứng của một cá thể vào đầu mùa sinh sản: Tách trứng ra khỏi phần cơ thể Rươi trong Vml nước lọc sạch, hút bỏ các tạp chất lơ lửng, khuấy đều dung dịch chứa trứng, lấy mẫu (1ml). Đếm số lượng trứng bằng buồng đếm tảo Sedgewick Rafter cell (Anh). Tính số lượng trứng có trong Vml dung dich bằng phương pháp thể tích (có thể pha loãng nếu mật độ trứng quá cao).

SSSTĐ được tính theo công thức: Fa = n * V

n: Lượng trứng có trong 1ml dung dịch, V: thể tích dung dịch (ml).

- Sức sinh sản tương đối (Frg) Công thức: Frg = Fa/W W : Trọng lượng cơ thể - Tỷ lệ rươi thành thục (%):

Số bố mẹ thành thục Tỷ lệ rươi thành thục (%) = x 100

Số bố mẹ đưa vào nuôi vỗ

3.3.2. Xác định các giai đoạn biến thái của ấu trùng

+ Định kỳ thu mẫu hàng ngày ấu trùng (30 con/lần) trong bể ương, cố định mẫu và quan sát bằng kính hiển vi xác định các chỉ tiêu hình thái để phân loại các giai đoạn biến thái.

+ Các chỉ tiêu phân loại các giai đoạn biến thái: chiều dài thân, các tia cứng, các đốt sinh trưởng, các phần phụ.

3.3.3. Phương pháp theo dõi tốc độ tăng trưởng của ấu trùng

Hai ngày tiến hành thu mẫu 1 lần ở các lô thí nghiệm vào buổi sáng (6h). Mỗi bể thu 3 mẫu, mỗi mẫu thu đo 30 ấu trùng bằng trắc vi thị kính trên kính hiển vi có độ phóng đại 10x4 lần.

- Xác định sự tăng trưởng:

Mỗi lô thí nghiệm, theo dõi tốc độ sinh trưởng dựa vào hai chỉ tiêu chiều dài (L) và tỷ lệ sống, thu mỗi lô 30 mẫu kiểm tra chỉ tiêu chiều dài L (mm) và tỷ lệ sống.

- Xác định sự phát triển của ấu trùng:

Theo dõi sự phát triển của ấu trùng thông qua việc theo dõi thời gian chuyển giai đoạn, với quy ước cứ 50% số cá thể trong lô thí nghiệm đã chuyển sang giai đoạn kế tiếp.

+ Thời gian tính bằng giờ (giờ): T = T2 – T1

T: là thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng T2: là thời gian chuyển giai đoạn ở lần kế tiếp.

T1: là thời gian chuyển giai đoạn ở lần trước.

+ Tính tốc độ tăng trưởng tương đối ngày theo chiều dài

1 2 2 ln 1

ln T T

L CL L

 

L2 : chiều dài thời điểm T2 (mm) L1: chiều dài thời điểm T1 (mm)

CL : tốc độ tăng trưởng tương đối ngày theo chiều dài

+ Tỷ lệ sống (%):

Số cá thể thu được Tỷ lệ sống = x 100

Tổng cá thể thả nuôi

+ Tỷ lệ thụ tinh (TLTT): Ngay sau khi đẻ dùng vợt vớt trứng ở tầng giữa, cho vào 03 bình thủy tinh (100trứng/ 0,5 lít/bình) không sục khí, sau 6 giờ đếm số trứng thụ tinh; những trứng trong, nhìn thấy phôi là những trứng thụ tinh; những trứng trắng đục là những trứng không thụ tinh.

Số trứng thụ tinh

TLTT(%) = --- x 100 300

+ Xác đinh tỷ lệ nở (TLN): Cho trứng vào 03 bình thủy tinh (100 trứng/ bình/2 lít).

Sau khi trứng nở, đếm số ấu trùng trong bình rồi tính tỷ lệ nở.

Số ấu trùng nở ra

TLN(%) = --- x 100 300

+ Tỷ lệ sống của ấu trùng: Xác định số lượng ấu trùng trong bể từng ngày tuổi theo phương pháp thể tích rồi áp dụng công thức:

TLSAT (%) =

+ Công thức tính các chỉ tiêu :

- Tốc độ sinh trưởng đặc trưng (SGR: %/ ngày) về chiều dài và khối lượng của giun được xác định theo công thức:

SGRL,W (%/ ngày) = (ln W2, L2 – ln W1, L1) x 100/ (t2 – t1) Số lượng ấu trùng ban đầu

Số lựợng ấu trùng ở ngày tuổi X × 100

- Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng (WG) giun được xác định theo công thức :

WG (mg/ngày) = (W2 – W1)/ (t2 – t1)

- Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài (LDG) giun được xác định theo công thức :

LDG (mm/ngày) = (W2 – W1)/ (t2 – t1)

Trong đó : L1, L2 ; W1, W2 là chiều dài và khối lượng của tương ứng ở thời điểm t1, t2

- Khẩu phần cho ăn hàng ngày (DFC: % BW) được tính theo công thức : DFC (% BW) = lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày x 100/ sinh khối ở thời điểm cho ăn.

3.3.4. Phương pháp xác định các thông số môi trường

- Nhiệt độ nước đo ngày 2 lần vào lúc 6h và 14h bằng nhiệt kế thuỷ ngân, độ chính xác 0,1%.

- Độ mặn của nước được đo 1 lần/ngày bằng khúc xạ kế, độ chính xác 1‰.

- pH nước được đo bằngpH kế (Trans instrument), độ chính xác 0,01. Đo hằng ngày.

- Oxy hoà tan được đo bằng máy đo oxy cầm tay (DO orion), độ chính xác 0,01 và xác định H2S: theo phương pháp Iodine với máy so màu quang phổ DR2010.

- Xác định NH3: theo phương pháp APHA 1999. Đình kỳ 10 ngày/ lần. Đo 15 ngày/ lần.

3.3.5. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

- Số liệu được thu thập và lưu trữ số liệu trên Microsoft Excel;

- Số liệu được thống kê và xử lý trên phần mềm SPSSphiên bản 20.0. So sánh phương sai mẫu để đánh giá sai khác thống kê ở các lô thí nghiệm (p<0,05).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất giống rươi (tylorrhynchus heterochaetus quatrefages, 1865) (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)