Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tư vấn dinh dưỡng của điều dưỡng viên cho người nhà người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện tâm thần trung ương 1 năm 2020 và một số yếu tố liên quan. (Trang 25 - 29)

1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới

*Vào cuối thế kỷ 20, thế giới đã quan tâm đến việc cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh khi vào viện, vào năm 1999 Allison SP đã nêu trong báo cáo của mình về thực trạng của người bệnh tại bệnh viện, ông đã viết trong bệnh viện có tới 40%

người lớn và 15% trẻ em trong tình trạng suy dinh dưỡng và nguyên nhân của việc này là do chế độ ăn của bệnh viện cung cấp, phản ánh sự bất cập trong quá trình nuôi dưỡng người bệnh tại bệnh viện [30].

Một nghiên cứu được thực hiện năm 2005 tại một bệnh viện trường đại học có 1200 giường bệnh về việc dùng thực đơn của bệnh viên có đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của các người bệnh hay không thì kết quả chỉ thấy mỗi thực đơn bệnh viện cung cấp hơn 2000 kcal/ngày và có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh. Tuy nhiên, có hơn 40% thực phẩm bệnh viện bị lãng phí, điều này cần có chính sách ăn ở bệnh viện phù hợp với nhu cầu của người bệnh [30].

Một nghiên cứu được thực hiện trong thời gian 5 năm (từ năm 2002 đến năm 2006) để đánh giá chất lượng của các dịch vụ ăn uống và hiệu quả của quá trình cải tiến, cuộc khảo sát tiến hành nghiên cứu 572 bữa ăn và phòng vấn 591 người bệnh.

Một số lượng những thiếu sót đã được tìm ra khi có sự thiếu tôn trọng sở thích của người bệnh vào các thời điểm cung cấp các xe đẩy thức ăn. Nhưng trong 5 năm nghiên cứu thì mức độ hài lòng đã thay đổi vì sự thay đổi thực đơn, khẩu phần cũng như chất lượng nấu đã cải thiện theo thời gian, ý kiến tích cực đó thay đổi từ 18% vào năm 2002 đến 48,3% vào năm 2006 [25].

Theo điều tra về nhận thức của người bệnh về thực phẩm và các dịch vụ ăn uống của bệnh viện tại một quận ở Ohio (năm 2001), đã công bố hơn 65% cho

rằng thực phẩm của bệnh viện có chất lượng tốt, một phần đáng kể (hơn 74%) cho rằng thực phẩm của bệnh viện đáng tin cậy và đồng thời họ hài lòng với thái độ phục vụ. Hầu như tất cả những đối tượng được hỏi (hơn 95%) coi việc tư vấn dinh dưỡng là quan trọng trong chăm sóc sức khỏe [30].

Bushra Mushtaq * học giả điều dưỡng tâm thần, Ấn Độ năm 2018 đã nghiên cứu vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng cho NB mắc bệnh giúp chữa bệnh nhanh chóng và phục hồi sớm. Điều dưỡng viên có vai trò trong cả môi trường bệnh viện và cộng đồng và điều dưỡng viên đóng một vai trò quan trọng trong các cấp độ chăm sóc sức khỏe khác nhau [48].

Việc sử dụng các can thiệp dinh dưỡng trong tâm thần học trang bị cho các nhà trị liệu một công cụ đầy hứa hẹn để phòng ngừa và điều trị các rối loạn tâm thần. Bên cạnh liệu pháp dược lý, liệu pháp tâm lý và hoạt động thể chất, các can thiệp dinh dưỡng là một trụ cột quan trọng trong điều trị đa yếu tố, sinh lý xã hội của bệnh tâm thần và có thể được sử dụng như một mục tiêu điều trị tiềm năng [49].

Thực hành lâm sàng đã chỉ ra rằng NB tâm thần bị gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong liên quan đến một loạt các bệnh nội khoa. Ngoài ra, lối sống, thuốc điều trị tâm thần và chăm sóc sức khỏe không đầy đủ đều góp phần vào tình trạng sức khỏe thể chất kém của những người bị bệnh tâm thần. Do đó, các can thiệp dinh dưỡng có thể hữu ích cho những NB muốn chống lại các tác dụng phụ của thuốc [50].

Theo một nghiên cứu tháng 11 năm 2011 trao quyền cho y tá cải thiện dinh dưỡng cho NB khi nhập viện. Hỗ trợ dinh dưỡng được ưu tiên và rất quan trọng đối với NB. Dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và duy trì sức khỏe. Thiếu dinh dưỡng dẫn đến hệ miễn dịch kém, khả năng chữa làng vết

thương giảm. Người bệnh sẽ có tâm trạng chán nản và rối loạn các chức năng đường ruột [51].

1.3.2 Nghiên cứu tại Việt Nam

Nghiên cứu của Phạm Thùy Dung, Lê Bạch Mai năm 2014 đánh giá hiệu quả tư vấn dinh dưỡng cho người tăng acid uric huyết thanh kết quả cho thấy:

truyền thông giáo dục dinh dưỡng và xây dựng, tư vấn khẩu phần ăn cho người tăng acid uric huyết thanh đã có hiệu quả giảm tỷ lệ mắc ở nhóm chứng là 12,5%, ở nhóm can thiệp là 55,8%. Hiệu quả can thiệp là 43,3%. các biện pháp can thiệp giỳp giảm trung bỡnh 80,9àmol/l acid uric huyết thanh ở nhúm can thiệp và 22,9àmol/l ở nhúm đối chứng [7].

Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Mai mô tả thực trạng tư vấn dinh dưỡng của NB suy thận mạn tính có lọc máu chu kỳ tại khoa thân lọc máu bệnh viện Bãi Cháy năm 2017 kết quả tỷ lệ NB suy thận mạn tính khi nhập viện được tư vấn chế độ dinh dưỡng chiếm 90% trong đó có 97% cho rằng vai trò của ăn uống là rất quan trọng và nguồn thông tin từ bác sĩ điều trị chiếm 57%. Thực hiện đúng chế độ ăn bệnh lý chiếm 45%, còn 55% thực hiện chưa đúng trong đó 21% là do điều kiện kinh tế khó khăn [19].

Nghiên cứu của Trần Khánh Thu (năm 2018) về hiệu quả can thiệp tư vấn dinh dưỡng và cung cấp chế độ ăn cho người bệnh thận nhân tạo chu kỳ tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình kết quả sau can thiệp tư vấn dinh dưỡng tỷ lệ người bệnh thiếu năng lượng trường diễn là 35%, sau can thiệp cung cấp khẩu phần là 30,7% [28].

Nghiên cứu của Phạm Thị Duyên (năm 2019) về kết quả tư vấn dinh dưỡng thay đổi khẩu phần của trẻ từ 30 đến 60 tháng tuổi tại 3 trường mầm non huyện Tiền Hải, Thái Bình kết quả sau tư vấn dinh dưỡng, tần suất trẻ ăn bánh kẹo

thường xuyên giảm từ 40,5% xuống còn 31,4%; Tần suất trẻ sử dụng lạc, vừng tăng và sử dụng thường xuyên các loại rau xanh và quả chín sau tư vấn tăng cao hơn so với trước tư vấn dinh dưỡng; Khẩu phần của trẻ sau tư vấn là 1409,2 ± 476,3 kcal cao hơn có ý nghĩa thống kê so với trước tư vấn là 1231,5 ± 386,6 kcal.

Tỷ lệ trẻ đạt đủ nhu cầu về năng lượng tăng từ 33,9% lên 46,3% sau tư vấn dinh dưỡng [8].

Tại Việt Nam, NB suy dinh dưỡng chiếm đến 78% số NB nội trú [39]. Có nhiều nguyên nhân khiến việc thiếu hụt dinh dưỡng trở nên phổ biến ví dụ như: Ăn uống kiêng khem, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng giảm, chức năng tiêu hóa suy yếu, tác động của bệnh tật, bị mất vị giác và những nguyên nhân khác. Ngoài ra bác sĩ thường tập trung vào thuốc chữa bệnh, và dinh dưỡng chưa thực sự là ưu tiên hàng đầu trong quy trình điều trị NB truyền thống phổ biến [46].

Kiến thức về hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh là một mảng kiến thức quan trọng trong chăm sóc dinh dưỡng. Theo nghiên cứu của Nguyễn thị Hồng Vân, Lê Văn Hợi – Bệnh viện Phổi Trung Ương tại tạp chí Khoa học điều dưỡng - tập 02 – số 03 (năm 2019) cho kết quả tỷ lệ điều dưỡng viên trả lời đúng cao nhất là các phương pháp hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh, ngược lại các kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng thì tỷ lệ điều dưỡng viên trả lời rất thấp [21].

Nghiên cứu của tác giả Đoàn Thị Hồng Nhung năm 2017 cũng cho kết quả có 96,5% điều dưỡng viên biết đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh là qua cân, đo, tuy nhiên chỉ có 3,5% điều dưỡng viên biết đánh giá qua bộ công cụ [11].

Nghiên cứu của Phạm Văn Khôi năm 2011 về thực hành tư vấn dinh dưỡng cho NB đái tháo đường tại bệnh viện Bạch Mai cho kết quả bệnh nhân được tư vấn dinh dưỡng chiếm tỷ lệ 75,7% trong đó hầu hết bệnh nhân được tư vấn rất kỹ và

hiểu chiếm 97,2%, 100% NB được tư vấn dinh dưỡng trong quá trình điều trị tại bệnh viện [12].

Đánh giá kiến thức của điều dưỡng viên về nhóm kiến thức dinh dưỡng thì kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và suy dinh dưỡng cho người bệnh rất quan trọng đối với điều dưỡng viên. Khi điều dưỡng viên hiểu được những vấn đề liên quan đến dinh dưỡng như vai trò của dinh dưỡng đối với người bệnh, nguyên nhân, hậu quả và đặc biệt là các giải pháp can thiệp cho người bệnh khi có nguy cơ dinh dưỡng sẽ giúp không chỉ bác sỹ mà cả điều dưỡng viên có những hướng can thiệp phù hợp và hiệu quả để phòng và điều trị cho người bệnh trong thời gian nằm viện [21].

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tư vấn dinh dưỡng của điều dưỡng viên cho người nhà người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện tâm thần trung ương 1 năm 2020 và một số yếu tố liên quan. (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)