- Đề tài được thực hiện trên đàn bò lai hướng sữa: F1, F2, F3, (có 50%;75%
và 87,5% HF).
3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian thực hiện từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2017.
- Đề tài được thực hiện tại 3 xã Yên Bài, Vân Hòa, Tản Lĩnh huyện Ba Vì Hà Nội.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.1. Đánh giá tình trạng hoạt động của buồng trứng bò sau khi đẻ - Động dục trở lại của bò sữa đến 120 ngày sau khi đẻ.
- Nguyên nhân gây chậm động dục lại sau 120 ngày ở buồng trứng.
- Ảnh hưởng của mùa vụ đến chức năng buồng trứng sau khi đẻ.
- Ảnh hưởng của thể trạng bò đến chức năng buồng trứng bò sữa sau đẻ.
- Ảnh hưởng của lứa đẻ đến chức năng buồng trứng bò sữa sau đẻ.
3.2.2. Sử dụng PGF2α kết hợp với GnRH, CIDR điều trị bệnh buồng trứng nâng cao khả năng sinh sản
- Điều trị bệnh thiểu năng buồng trứng bằng phương pháp kết hợp đặt vòng CIDR + tiờm 20mg PGF2α + 100 àg GnRH.
- Điều trị bệnh u nang buồng trướng bằng phương pháp kết hợp tiêm 100 àg GnRH + tiờm 20mg PGF2α.
- Sử dụng PGF2α khắc phục thể vàng tồn lưu ở đàn bò lai hướng sữa tại Ba Vì – Hà Nội.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được các nội dung nghiên cứu trên chúng tôi tiến hành theo phương pháp sau:
3.3.1. Phương pháp đánh giá thể trạng, xác định bệnh trên buồng trứng và mùa vụ Phương pháp đánh giá thể trạng: Theo phương pháp đánh giá và quản lý thể trạng của tác giả Nguyễn Xuân Trạch và cs. (2007). Phương pháp được đánh giá bằng thị giác hoặc sờ nắn:
- Đánh giá bằng thị giác: nhìn vào các phần lõm (gốc đuôi, lõm hông, khe sống lung) và các phần đầu nhô của xương ngồi, xương chậu, xương sườn.
- Đánh giá bằng sờ nắn: Sờ các vùng gốc đuôi, cột sống lung, đầu các xương ngồi, xương chậu, xương sườn cụt và mông. Đây là những phần quan trong để đánh giá thể trạng vì các phần này chỉ được phủ bằng mỡ và da.
Nhằm đưa ra chỉ số dự trữ chất béo của cơ thể bò người ta đánh giá thể trạng của bò theo thang 5 điểm như sau:
- Điểm 1: Bò quá gầy; cơ thể không có mỡ dự trữ và trong tình trạng da bọ xương: Lõm gốc đuôi sâu, không sờ thấy mô mỡ mà dễ dàng sờ thấy xương chậu, da mỏng. Xương sườn nhô rõ. Khe sống lung sâu.
- Điểm 2: Bò gấy; lõm gốc đuôi nông, có mô mỡ ở gốc đuôi. Có một ít mỡ dưới đầu xương ngồi. Dễ sờ thấy xương chậu. Đầu cuối của các xương sườn cụt tròn.
- Điểm 3: Bò trong tình trạng tốt; không nhìn thấy lõm ở gốc đuôi, dễ sờ thấy mô mỡ trên mông, da trơn, tỳ nhẹ sẽ sờ được xương chậu, tỳ nhẹ có thể sờ thấy đầu các xương sườn cụt và có một lớp mô mỡ dày ở phía trên.
- Điểm 4: Bò trong tình trạng cơ thể nặng nề; Thấy các lớp mỡ ở gốc đuôi, mỡ phủ dày trên xương ngồi và chỉ sờ được xương chậu khi tỳ mạnh, không sờ thấy xương sườn cụt cả khi ấn mạnh, không thấy rõ hõm hông.
- Điểm 5: Bò quá béo trong tình trạng nân xổi; gốc đuôi nằm sâu trong mô mỡ, da căng, không thể sờ thấy xương chậu ngay cả khi ấn mạnh tay, có các lớp mỡ trên các xương sườn cụt, không sờ thấy các cấu trúc xương.
Hình 3.1. Hình ảnh bò sữa có điểm thể trạng khác nhau
Phương pháp xác định bệnh trên buồng trứng: Bò sau đẻ 120 ngày không động dục trở lại được khám trực tiếp thông qua trực tràng 2 lần liên tiếp cách nhau 7 – 10 ngày (Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương, 1997). Chúng tôi ghi chép sự thay đổi về kích thước, các tình trạng bệnh lí trên buồng trứng cho thấy:
- Nếu thấy thể vàng cùng ở một vị trí trên buồng trứng mà không tiêu biến thì sơ bộ kết luận là thể vàng tồn lưu. Còn khám thể vàng lúc có lúc không tại hai thời điểm khám thì kết luận là chức năng buồng trứng bình thường.
- Nếu thấy nang trứng cùng vị trí trên buồng trứng mà không tiêu biến thì sơ bộ kết luận là u nang buồng trứng. Còn khám nang trứng lúc có lúc không tại hai thời điểm khám thì kết luận chức năng trứng bình thường.
- Nếu qua hai lần khám liên tiếp không thấy xuất hiện thể vàng cũng như nang trứng, mà cả hai buồng trứng đều trơn láng bóng thì kết luận chức năng buồng trứng không hoạt động (thiểu năng buồng trứng).
Bảng 3.1. Phương pháp chẩn đoán lâm sang bệnh buồng trứng sau khi khám qua trực tràng hai lần liên tục cách nhau 7 đến 10 ngày.
Vị trí khám
Khám lần thứ nhất (ngày 1)
Khám lần thứ hai (sau lần 1 từ 7-10 ngày)
Đánh giá tình trạng buồng trứng
Thể vàng
+ + Thể vàng tồn lưu
+ - Sinh lý
- + Sinh lý
Nang trứng
+ + U nang buồng trứng
+ - Sinh lý
- + Sinh lý
Thể vàng và nang
trứng - - Không hoạt động
Mùa vụ được tính theo tháng dương lịch từ tháng 1 đến tháng 12 và được phân chia như sau: Mùa xuân từ tháng 2-4, mùa hè từ tháng 5-7, mùa thu từ tháng 8-10, mùa đông từ tháng 11-1 năm sau.
3.3.2. Phương pháp điều trị bệnh thiểu năng buồng trứng
Sử dụng CIDR, GnRH và PGF2α đối với bò cái được xác định nguyên nhân chậm sinh do buồng trứng thiểu năng.
Đặt vòng CIDR (chứa 1,9g progesterone) từ ngày thứ nhất của chu kỳ, đến ngày thứ 12 thì rút ra. Trước khi rút vòng CIDR 1 ngày (tức ngày 11) tiêm 20mg PGF2α , ngày thứ 13 tiờm GnRH (100àg/bũ). Theo dừi và phỏt hiện động dục từ ngày 14 đến ngày 20, nếu bò động dục thì cho phối giống bằng phương pháp TTNT và khám thai sau 45 ngày.
Đặt CIDR Tiêm PGF2α Rút CIDR Tiêm GnRH Theo dõi DD và phối
1 11 12 13 14 – 16 Ngày Sơ đồ 3.1. Sử dụng vòng CIDR kết hợp hormone GnRH và PGF2α 3.3.3. Phương pháp điều trị bệnh u nang buồng trứng
Sử dụng GnRH, PGF2α kết hợp thụt rửa thân sừng tử cung đối với bò cái được xác định nguyên nhân chậm sinh do u nag buồng trứng.
Từ kết quả khám lâm sang kết luận bò bị u nang buồng trứng, tiến hành tiờm GnRH (100àg/bũ). Sau 7 ngày tiếp tục tiờm PGF2α (20mg/bũ) và theo
dõi trong 7 ngày, nếu bò động dục cho phối giống bằng phương pháp TTNT, khám thai sau 45 ngày.
Tiêm GnRH Tiêm PGF2α Phối giống Khám thai
1 7 (theo dõi đông dục) 8 – 16 45 Ngày Sơ đồ 3.2. Sử dụng GnRH và PGF2α điều trị bệnh u nang buồng trứng 3.3.4. Sử dụng Prostaglandin F2α trên đàn bò lai hướng sữa có thể vàng tồn lưu
- PGF2α do hãng Pfizer Animal Health (Hoa Kỳ) sản xuất (tên thuốc Lutalye lọ 10ml).
Bảng 3.2. Bố trí lô thí nghiệm
Đơn vị Lô 1 Lô 2 Lô 3
Số con Con 32 32 32
Liều tiêm mg 20 25 30
1 3-4 11 14
Tiêm PGF2α Theo dõi ĐD Tiêm PGF2α Theo dõi ĐD 20;25;30mg Và phối giống Và phối giống
Sơ đồ 3.3. Phác đồ tiêm PGF2α
Đối với bò sau khi xác định có thể vàng tồn lưu: tiêm PGF2α liều 20;25;30mg/con tương ứng cho các lô 1;2 và 3 ở ngày thứ nhất sau đó theo dõi động dục ở ngày thứ 3-4; nếu bò động dục thì cho phối giống. Nếu không động dục, ngày thứ 11 tiêm PGF2α liều 2 và theo dõi động dục ở ngày 14. Nếu bò động dục thì cho phối bình thường, sau đó tiến hành khám thai ở ngày thứ 45.
Thời điểm phối giống: Sau 48h.
3.3.3. Phương pháp tổng hợp thông tin, xử lý số liệu
Thông tin, số liệu sau khi thu thập được kiểm tra, sắp xếp, phân loại theo các nhóm, chủ đề khác nhau. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh với mô hình bố trí thí nghiệm một nhân tố. Sau đó thông tin, số liệu được thu thập và xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng trương trình Excel (2010), Minitab 16.0.