Ảnh hưởng của mùa vụ đến chức năng buồng trứng sau khi đẻ

Một phần của tài liệu Sử dụng pgf2α khắc phục rối loạn sinh sản ở đàn bò lai hướng sữa tại ba vì hà nội (Trang 45 - 48)

4.1. Đánh giá tình trạng hoạt động của buồng trứng bò sau khi đẻ

4.1.3. Ảnh hưởng của mùa vụ đến chức năng buồng trứng sau khi đẻ

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của mùa vụ đến chức năng buồng trứng

Mùa vụ

Các trạng thái buồng trứng

Thiểu năng buồng trứng U nang buồng trứng Thể vàng tồn lưu Số bò (con) Tỷ lệ (%) Số bò (con) Tỷ lệ (%) Số bò (con) Tỷ lệ (%)

Xuân 14 28,57a 22 37,29a 34 32,08a

Hè 16 32,65a 17 28,81a 39 36,79a

Thu 7 14,29b 12 20,34ab 19 17,92b

Đông 12 24,49ab 8 13,56b 14 13,21b

Tổng số 49 100 59 100 106 100

Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình có mang những chữ cái khác nhau là sai khác ở mức P < 0,05

Từ bảng trên cho thấy rõ xu hướng bệnh sinhh sản tăng cao vào mùa Xuân , Hè trên đàn bò tại Ba Vì, Hà Nội. Kết quả cũng cho biết rằng, thể vàng tồn lưu xảy ra cao nhất vào mùa hè (chiếm 36,79%), mùa đông tỷ lệ này giảm còn 13,21% (P< 0,05).

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Xuân Hè Thu Đông

Thiểu năng BT U nang BT Thể vàng tồn lưu

Biểu đồ 4.3. Ảnh hưởng của mùa vụ đến chức năng buồng trứng Bệnh thể vàng tồn lưu cao xảy ra vào mùa xuân và hè là do bò sữa thường đẻ nhiều vào mùa thu và đầu đông, khi gặp thời tiết bất lợi về nhiệt độ và thức ăn làm ảnh hưởng đến quá trình động dục, rụng trứng. Bò sữa có nguồn gốc vùng ôn đới, khi vào mùa xuân (ẩm độ cao), mùa hè (nhiệt độ cao) là điều kiện không thuận lợi, bò hay nằm nơi ẩm ướt nên tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục cao, dẫn đến một số bệnh sinh sản. Khi đó sự điều tiết thần kinh thể dịch không còn ưu tiên cho buồng trứng, chính vì thế mùa này bò hay mắc bệnh trên buồng trứng như thể vàng tồn lưu, u nang… Mùa thu, mùa đông có khí hậu mát mẻ, lạnh, do đó bò dễ thích nghi, hoạt động sinh lý ổn định hơn, buồng trứng cũng hoạt động

bình thường hơn. Kết quả của Chung Anh Dũng và cs. (2013), khi nghiên cứu về bệnh sinh sản trên bò sữa trong cả nước cũng cho thấy mùa hè (mùa mưa) tỷ lệ bò bị bệnh sinh sản cao 44,3% và giảm vào mùa khô còn 39,1%. Theo Tăng Xuân Lưu (2015), thể vàng tồn lưu cũng có tỷ lệ cao vào mùa xuân (31,81%) mùa hè (36,36%) mùa thu (18,18%) mùa đông (13,63).

Theo Sato et al. (1992a), sự hình thành u nang là do bò bị stress, do một lượng lớn hormone adrenocorticotropic (ACTH) và hormone vỏ thượng thận (cortisol) được tiết ra từ tuyến yên và miền vỏ thượng thận, trong khi các thể tiếp nhận FSH, LH và estrogen giảm trong các nang trứng có u nang. Kết quả trên cho thấy u nang buồng trứng có tỷ lệ mắc cao vào mùa Xuân (37,29%) và Hè (28,81%).

Chúng ta biết rằng u nang nang trứng ở bò là do sự chế tiết bất bình thường của hormone gonadotropin từ tuyến yên (thừa FSH và không đủ LH).

Sự bất bình thường này do nhiều yếu tố gây nên nhưng theo chúng tôi do bò bị thiếu dinh dưỡng (mùa xuân thiếu thức ăn thô xanh) và mùa hè nhiệt cao, bò bị stress nhiệt dẫn đến thức ăn không thu nhận đủ chính vì thế mùa xuân và hè có tỷ lệ bệnh u nang buồng trứng cao hơn các mùa khác trong năm.

Theo Sato et al. (1992a), sự hình thành u nang là do bị stress, do một lượng lớn hormone adrenocotropic (ACTH) và hormone vỏ thượng thận (cortisol) được tiết ra từ tuyến yên và miền vỏ thượng thận, trong khi các thể tiếp nhận FSH,LH và estrogen giảm trong các nang trứng có u nang. Hơn nữa, quá trình chế tiết GnRH, LH, FSH từ hypothalamus và tuyến yên làm giảm hàm lượng của chúng trong máu. Một song rụng trứng của LH và FSH không xuất hiện tại thời điểm mong đợi ở chu kỳ sau dẫn đến hình thành u nang nang trứng.

Bò sữa thường thích nghi với thời tiết mùa thu và mùa đông, còn ở mùa xuân nước ta có độ ẩm cao và vào mùa hè thời tiết quá nóng bức, do vậy, hai mùa này là thời điểm không thuận lợi cho bò đẻ bởi vì ngoài việc hồi phục cơ quan sinh dục sau khi đẻ, con vật còn phải thích ứng với sự thay đổi của thời tiết.

Khi đó, sự điều tiết của thần kinh-thể dịch không còn ưu tiên nhiều cho buồng trứng, quá trình điều tiết hormone mất sự nhịp nhàng vốn có dẫn đến chức năng buồng trứng bị ảnh hưởng. Chính vì thế, ở mùa này bò dễ mắc bệnh trên buồng trứng. Mùa thu, mùa đông khí hậu mát mẻ hơn và lạnh hơn, do đó bò sữa thích nghi hơn dẫn đến các hoạt động sinh lý ở bò ổn định hơn, buồng trứng cũng hoạt động bình thường hơn.

Như vậy, bệnh trên buồng trứng bò xảy ra ở cả bốn mùa xuân, hè, thu, đông. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh xảy ra vào các mùa là tương đối khác nhau, thường cao vào mùa xuân và hè. Hơn nữa khu vực vùng núi Ba Vì chăn nuôi nông hộ dẫn đến nguồn thức ăn thô xanh vào mùa đông thường thiếu và kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe đàn bò. Sang mùa xuân, nguồn thức ăn xanh thô được bổ xung chức năng sinh sản của bò cũng được cải thiện.

Một phần của tài liệu Sử dụng pgf2α khắc phục rối loạn sinh sản ở đàn bò lai hướng sữa tại ba vì hà nội (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)