Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Sản xuất và sử dụng thóc mầm và ngô mầm làm thức ăn cho gà thịt thương phẩm (Trang 22 - 25)

Ở Thái Lan nhiều nghiên cứu tập trung vào những tác động của bột cỏ Lucerna trên gà con đang phát triển. Chaiyannukuljitti et al. (1991); Chomchai et al. (1992) cho biết, khi nuôi gà bản địa lai bằng 15% bột cỏ Lucerna trong khẩu phần giảm đáng kể sinh trưởng tuyệt đối, tiêu tốn thức ăn hơn gà thịt bổ sung 10% bột cỏ Lucerna trong khẩu phần.

Wisitiporn Suksombat and Kruan Buakeeree (2006) cũng đã nghiên cứu tác động của việc bổ sung bột cỏ Lucerna trong khẩu phần ăn của gà mái đẻ đến năng suất và chất lượng trứng. Các tỷ lệ bổ sung bột cỏ Lucerna trong khẩu phần ăn không có sự khác biệt về năng suất và chất lượng trứng cũng như sức khỏe của đàn gà. Tuy nhiên, màu sắc lòng đỏ đã bị ảnh hưởng đáng kể. Nhóm đối chứng (không sử dụng bột cỏ Lucerna) có màu sắc lòng đỏ nhạt hơn nhiều so với các tỷ lệ khác.

Các tác giả Miranda (1957); Enquiez (1969); Agudu (1972); Jalaladin (1973) (trích Silvestre and Arraudeau, 1990) khi nghiên cứu sử dụng bột lá sắn trong khẩu phần ăn của gà đẻ cho biết tỷ lệ sử dụng bột lá sắn từ 2 - 6% trong khẩu phần là có hiệu quả nhất. Ngoài ra, còn có tác dụng làm tăng sắc tố vàng trong lòng đỏ trứng.

Một số thử nghiệm được tiến hành trên gà đã chỉ ra rằng bột cỏ Stylosanthes có thể thay thế nguyên liệu đắt tiền trong khẩu phần ăn lên đến 6%, mà không có bất kỳ ảnh hưởng xấu đến sản phẩm cuối cùng. Da và màu sắc chân của gà thịt hấp dẫn hơn khi khẩu phần có chứa bột cỏ Stylosanthes (Bai Changjun et al.,

2004). Theo Krishna Daida et al. (2008) trong tổng số 9 mức thí nghiệm thay thế bột cỏ Stylosanthes trong khẩu phần ăn thì có 6 mức thay thế được ghi nhận là có chi phí thức ăn mang lại lợi nhuận kinh tế hơn so với khẩu phần đối chứng.

Ở Autraslia, cỏ Alfalfa được dùng cho bò sản xuất tinh với tỷ lệ 50% và 50% cỏ hòa thảo; bò, bò sữa, lợn, dê, cừu và thỏ sử dụng 10% cỏ Alfalfa trong khẩu phần. Ở Đài Loan, trong thức ăn cho chim cảnh (dạng cốm) tỷ lệ Alfalfa là 10%. Các nước như Mỹ, Hà Lan, Đài Loan, Cu Ba, Brazil, Ucraina, Nga,... dùng thường xuyên cỏ Alfalfa trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi.

Trong những năm gần đây, người ta không chỉ sử dụng bột cỏ Alfalfa như một nguồn nguyên liệu thức ăn trong chăn nuôi gia cầm mà còn sử dụng chúng theo một hướng mới (dùng để thay lông cưỡng bức cho gà đẻ). Người ta dùng bột cỏ Alfalfa với tỷ lệ cao, làm thay đổi thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho gà mái đẻ để gây thay lông cưỡng bức, nhằm kéo dài thời gian sử dụng đàn gà và tăng năng suất trứng.

McReynolds et al. (2006); Yardimci and Bayram (2008); Aygun Ali and Olgun Osman (2010) và cùng một số tác giả khác đã nghiên cứu sử dụng bột cỏ Alfalfa với tỷ lệ khác nhau (từ 50% đến 100%) trong khẩu phần ăn để gây thay lông cưỡng bức trên gà mái đẻ. Các tác giả này cho biết, bột cỏ Alfalfa được sử dụng trong khẩu phần ăn để gây thay lông cưỡng bức trên gà mái đẻ là do có mức năng lượng thấp và hàm lượng xơ cao. Khi sử dụng với tỷ lệ cao trong khẩu phần, tốc độ thoát qua ruột chậm lại, dẫn tới quá trình tiêu hóa và lên men vi sinh vật tốt hơn.

Trên thế giới, nhiều nước đã sử dụng ngô mầm bổ sung vào trong thức ăn chăn nuôi rất phổ biến và rộng rãi trên nhiều loài vật khác nhau như: gà, trâu (bò), lợn, dê…. Nhiều nước rất thành công với việc sử dụng ngô mầm làm thức ăn với số lượng lớn.Thậm chí các nước còn sản xuất ra cả máy làm ngô ,thóc mầm rất nhanh. Họ làm với số lượng lớn và cho ăn trên diện rộng. Ngô, thóc mầm làm thức ăn bổ sung vừa dễ trồng trong mùa hè làm mùa đông hơn nữa nó không tốn phân bón, thuốc trừ sâu và trồng rất nhanh với số lượng lớn.Vì vậy nó đang là một loại thức ăn bổ sung rất tốt nếu ứng dụng được tại Việt Nam thì rất tốt.

2.2.2. Tình hình trong nước

Việc nghiên cứu sử dụng bột thức ăn xanh trong chăn nuôi đã được nhiều nhà dinh dưỡng quan tâm. Tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, việc nghiên cứu và sử dụng bột bèo hoa dâu cho gà nuôi công nghiệp đã được tiến hành từ

năm 1980, công trình nghiên cứu từ khâu thăm dò năng suất bèo hoa dâu trong điều kiện thâm canh, đánh giá thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng, phương pháp chế biến, bảo quản, giá trị sử dụng của bột bèo hoa dâu như một loại thức ăn xanh trong khẩu phần ăn cho gà nuôi công nghiệp. Tôn Thất Sơn (1994), nghiên cứu bổ sung 5% bột bèo hoa dâu trong khẩu phần ăn cho gà mái đẻ sinh sản giống thịt đã nâng cao tỷ lệ đẻ trứng, màu lòng đỏ đậm hơn, giảm tỷ lệ chết phôi kỳ 1 và 2, giảm tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng, tăng tỷ lệ ấp nở và tỷ lệ gà con loại I so với lô đối chứng.

Các vấn đề từ công nghệ và phương pháp chế biến bột cỏ, vấn đề sử dụng bột cỏ hợp lý, các ảnh hưởng tốt của bột cỏ tới sinh trưởng, sinh sản, sức khỏe, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng thức ăn, hiệu quả kinh tế của chăn nuôi gia súc, gia cầm… được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra những khuyến cáo phù hợp. Theo Hồ Thị Bích Ngọc (2012) cho biết, sử dụng bột cỏ Stylo CIAT 184 trong khẩu phần ăn của gà đẻ Lương Phượng đã cải thiện được tỷ lệ ấp nở, tiêu tốn thức ăn và màu sắc lòng đỏ trứng. Từ Quang Hiển và cs. (2008), sử dụng bột lá keo dậu cho gà đẻ trứng đã làm tăng tỷ lệ lòng đỏ, hàm lượng β-caroten, tăng tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở. Các tác giả Nguyễn Ngọc Hà và cs.

(1994); Nguyễn Ngọc Hà (1996); Nguyễn Đức Hùng (2005) cũng đã nghiên cứu sử dụng bột lá cây keo dậu trong chăn nuôi gà thịt, thu được nhiều kết quả rất thiết thực có tác dụng khuyến cáo cho sản xuất.

Dương Thanh Liêm và cs. (1998), nghiên cứu sử dụng bột lá sắn với các tỷ lệ bổ sung là 0%; 2%; 4% và 6% vào thức ăn cho gà sinh sản thì có tác dụng tốt, tỷ lệ carotene và vitamin A trong lòng đỏ trứng tăng theo tỷ lệ bổ sung bột lá sắn vào thức ăn. Theo tác giả thì mức bổ sung thích hợp là 3% sẽ đem lại hiệu quả cao nhất. Tác giả còn cho biết, khi sử dụng bột lá sắn với các tỷ lệ 0%; 2%; 4%

và 6% để nuôi gà thịt công nghiệp AA, đã có tác dụng tốt đến khả năng sinh trưởng của gà thịt. Tỷ lệ bổ sung thích hợp và có hiệu quả nhất là sử dụng 2 - 4%

bột lá sắn trong khẩu phần.

Tại hội thảo “Nuôi bò sữa bằng cỏ khô Alfalfa tại Việt Nam” do Hiệp hội cỏ khô của Hoa Kỳ (NHA) phối hợp với trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo trên khuôn khổ chuyến khảo sát nhằm phát triển thị trường tại Việt Nam của NHA. Ông Bryan Smith, chủ tịch Hiệp hội cỏ khô Hoa Kỳ (NHA) cho biết, Alfalfa là loài cỏ họ đậu dài ngày, có màu xanh đậm, mọc thẳng đứng (chiều cao từ 0,3-1m) được trồng phổ biến ở Mỹ dùng làm thức

ăn cho bò sữa tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới hiện nay. Ông Bryan Smith còn cho biết, cỏ Alfalfa đã được NHA thí nghiệm tại 4 trang trại chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam, kết quả cho thấy sản lượng sữa và chất lượng tốt hơn so với đối chứng không sử dụng cỏ Alfalfa.

Ở Việt Nam việc nghiên cứu ứng dụng bổ sung ngô mầm vào trong thức ăn chăn nuôi hỗ hợp cho gà vẫn chưa được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi. Hiện tại chúng ta mới chỉ bắt đầu nghiên cứu và đưa vào ứng dụng. Để chứng mình được hiệu quả chúng tôi bắt tay vào nghiên cứu để chứng minh và kiểm nghiệm hiệu quả của ngô mầm.

Một phần của tài liệu Sản xuất và sử dụng thóc mầm và ngô mầm làm thức ăn cho gà thịt thương phẩm (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)