Phần 3. Đối tượng - nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất thóc mầm, ngô mầm a) Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ
- Giống : Để sản xuất thóc mầm, ngô mầm đầu tiên ta phải chọn loại thóc tẻ, ngô tẻ, hạt có độ nảy mầm cao cây có lá to, sạch bệnh, không bị nấm mốc và giá tiền phù hợp.Tốt nhất là nên lấy loại mới thu hoạch được phơi khô và tỉ lệ nảy mầm phải lớn hơn 85%. Trong thí nghiệm này chúng tôi sử dụng giống lúa Q5 và ngô lai LVN10.
- Giá thể: trấu hun và cát. Ngoài ra cũng có thể sử dụng đất, cát và trấu hun.
- Khay: Khay nhựa hoặc khay xốp. Tùy vào số lượng thóc, ngô ta cần mà chúng ta có thể sử dụng khay to hoặc nhỏ. Ở đây chúng tôi sử dụng khay nhựa màu có kích thước 55 x 60 x 5 cm.
Ngoài khay còn phải chuẩn bị bình tưới hoặc hệ thống tưới nước phun sương bởi vì cây ngô mầm, thóc mầm còn nhỏ và yếu nếu không tưới phun sương sẽ gây ra hiện tượng gãy dập. Đồng thời phải chuẩn bị một số nilong đen để che khay thóc, ngô trong ở giai đoạn đầu với mục đích kích thích sự ra rễ. Ta cần chuẩn bị một thước đo dài khoảng 30cm để đo và theo dõi sự phát triển của thóc, ngô mầm trong các ngày.
Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây mầm phát triển là từ 25- 30oC. Độ ẩm trong không khí ở trong nhà trồng thích hợp khoảng 80-85%. Để đảm bảo có thóc, ngô sử dụng liên tục hằng ngày chúng ta nên ngâm, ủ và gieo liên tục một ngày một lần.
Sự nảy mầm của hạt là một quá trình sinh lý phức tạp chịu sự tác động của các yếu tố bên trong: giống cây trồng, thành phần, hàm lượng các chất... và các yếu tố bên ngoài : nhiệt độ hàm lượng nước, không khí...
b) Thăm dò thời gian thu hoạch cỏ mầm thích hợp làm thức ăn cho gà Trước khi sản xuất thóc mầm và ngô mầm làm thức ăn cho gà chúng tôi tiến hành thí nghiệm sản xuất thử, xác định thời gian thích hợp thu hoạch cỏ mầm, Mỗi loại cỏ mầm trồng thử nghiệm trên 5 khay nhựa có kích thước (60 x 55 x 5 cm):
- Ngô mầm: xác định chiều cao của ngô mầm ở các thời điểm 6, 7, và 8 ngày tuổi.
- Thóc mầm: xác định chiều cao của cây ở các thời điểm 10, 11, 12 ngày tuổi.
- Xác định thành phần hóa học: Nước, protein thô, xơ thô, lipit thô, tro thô, caroten tổng số và ước tính năng lượng trao đổi (ME) kcal/kg vật chất khô của ngô mầm.
- Sau khi xác định được thời gian thu hoạch ngô mầm và thóc mầm thích hợp.
Xác định năng suất chất xanh (kg/m2) được tính bằng khối lượng cây mầm thu được tính trên 1m2.
Xác định năng suất chất khô (kg/ m2) được tính bằng tổng lượng vật chất khô có trong cây mầm trên 1m2.
Hiệu quả sản xuất cỏ mầm từ ngô hạt và thóc (kg thóc mầm, ngô mầm tươi/ kg hạt) được tính bằng tổng lượng cỏ mầm thu được trên 1kg hạt ban đầu.
c) Hoàn thiện quy trình sản xuất cỏ mầm Bước 1: Ngâm, ủ hạt
Ngâm hạt
Hạt thóc, ngô đã được chuẩn bị (gieo trên khay to kich thước 55x60cm) rửa thóc, ngô loại bỏ hạt hỏng, những hạt nổi trên bề mặt nước.
Pha dung dịch nước javen 1% để khử trùng, chống mốc, lấy 20ml nước javen pha cùng với 2 lít nước, tiến hành rửa khử trùng hạt.
Sau đó vớt ra rối cho ngâm với nước ấm (2 sôi: 3 lạnh). Ngâm thóc trong thời gian 48-72 giờ trong thời gian ngâm cứ 10-12h phải vớt ra rửa sạch và thay nước một lần sao cho không có mùi chua. Tương tự với ngô ngâm trong thời gian từ 6-8 giờ.
Biểu hiện của hạt thóc no nước là: ngoại hình hạt căng đều, nhìn rõ thấy phôi màu trắng ở đầu hạt. Khi cắn nội nhũ (phần gạo ở giữa hạt) thấy bở mềm, hơi cứng ở phần nõi là đạt yêu cầu.
Chú ý:
+ Dùng chậu hoặc thùng để ngâm hạt, khi ngâm phải đảm bảo tỉ lệ 1 giống 3 nước.
+ Nếu ngâm hạt trong thời gian quá ngắn hoặc quá dài sẽ làm ảnh hưởng đến độ nảy mầm của hạt.
Ủ hạt
Khi hạt thóc, ngô đã hút no nước rửa sạch bỏ hết hạt hỏng, để ráo nước rồi đem ủ.
Ủ bằng khăn hoặc túi vải thấm nước.Khi đã cho thóc, ngô vào túi ủ thì phải cho vào nơi có độ ẩm, nhiệt độ tốt tránh ánh sáng mặt trời để việc ra rễ và mầm được nhanh nhất.Chúng ta có thể dùng thêm túi ,vải chăn bông và thùng xốp để ủ tăng nhiệt độ cho khối ủ sao cho càng kín càng tốt.Tiến hành cứ 12 giờ lại cho thóc, ngô ủ uống nước một lần sau 36- 48 h hạt nảy mầm rồi đem gieo.
Chú ý: Khi ủ không nên để hạt thóc giống mọc mầm quá dài sẽ dễ làm gãy mầm cây và cây sẽ mọc yếu.
Bước 2: Làm giá thể
Trong công đoạn làm giá thể ta lấy cát và trấu hun trộn đều theo tỷ lệ 7:3 tức là cứ 1 kg giá thể trộn 700g cát và 300 g trấu hun.Việc sử dụng cát rất thuận lợi cho việc rửa thóc, ngô mầm khi thu hoạch rất dễ.Trấu hun có tác dụng cung cấp các chất khoáng vi lượng và đa lượng cho thóc mầm, ngô mầm phát triển.
Cho hỗn hợp giá thể cát và trấu hun vào khay và tiến hành dàn mỏng, bằng phẳng và đều. Bề dày của lớp giá thể từ 3-4 cm.Trong công đoạn này chúng ta lưu ý nên trộn cát và trấu hun thật đều để cây được phát triển đồng đều.
Bước 3: Gieo hạt
Trước tiên ta loại bỏ hạt không nảy mầm và cân khối lượng, gieo hạt giống đều trên bề mặt giá thể. Sau đó rải 1 lớp mỏng giá thể lên trên và tưới nước rồi dùng bìa carton hoặc nilon đen phủ mặt khay 1- 2 ngày. Mục đích của việc này giúp che đi phần rễ cây đã mọc trong quá trình ủ và kích thích cho rễ mọc nhanh hơn vì rễ cây ưa bóng tối. Khay gieo thóc mầm, ngô mầm được đặt trong phòng gieo cấy công nghệ cao của công ty TNHH Nông Nghiệp công nghệ cao Dabaco. Phòng luôn được đảm bảo các điều kiện về: độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ một cách tối ưu để tạo điều kiện tốt nhất cho thóc mầm, ngô mầm phát triển.
Bước 4: Chăm sóc và theo dõi
Trong 2 ngày đầu chúng ta nên để cây ở những nơi có ít ánh sáng đế kích thích sự phát triển của rễ cây. Khi hết 2 ngày đầu, lúc đó rễ đã phát triển mạnh và cây cũng đã lên noãn cao.Chúng ta tiến hành mang khay đặt lên trên giá có hệ thống đèn chiếu sáng. Nên sử dụng hệ thống đèn Led dây dài và quấn ở xung
quanh giá bên trên khay như vậy cây sẽ hấp thụ đều nhất ánh sáng.Thời gian chiếu sáng 24/24 để cây phát triển tốt đa và thu được sinh khối lớn nhất. Trong quá trình phát triển cây có thải ra nhiều khí O2 vì vậy khi để cho cây có đủ CO2
thì cấn có hệ thống quạt thông gió làm cho không khí cân bằng.
Trong quá trình chăm sóc ta tưới nước bằng bình phun ngày 2 lần vào sáng và chiều, tưới phun sương đều trên mặt khay. Đồng thời tiến hành quan sát để xem cây có gặp vấn đề bệnh hay có gì đó bất thường để có cách chữa trị thích hợp.
Bước 5: Thu hoạch
Cách thu hoạch thóc mầm và ngô mầm rất đơn giản chỉ cần lấy khay giá thể ủ thóc mầm và ngô mầm đã được thu hoạch ra nhổ từng nhúm cây nhỏ. Vì giá thể trấu và cát nhiều nên khi rửa chúng ta nên rửa từng nhúm nhỏ cây ngô mầm, thóc mầm và giũ với nước để tiết kiệm được thời gian và nước. Khi sử dụng làm thức ăn cho gà nên chúng ta sử dụng toàn bộ cây thóc mầm, ngô mầm bao gồm:
rễ, thân và lá.Vì vậy khi rửa phải thật sạch để tránh mang mầm bệnh cho gà. Rửa xong chúng ta để vào rổ cho ráo nước sau đó mới tiến hành sử dụng.
3.3.2. Phương pháp phân tích ngô mầm, thóc mầm - Phương pháp lấy mẫu theo TCVN 4325:2007.
- Chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 6952:2001.
- Xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi khác theo TCVN 4326:2001.
- Tỷ lệ vật chất khô (%) = 100% - % độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi khác.
- Xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô – Phần 2: Phương pháp phân hủy kín và chưng cất bằng hơi nước theo TCVN 4328 – 1:2007.
- Xác định hàm lượng xơ thô – Phương pháp có lọc trung gian theo TCVN 4329:2007 (ISO 6865:2000).
- Xác định hàm lượng chất lipit thô theo TCVN 4331:2001.
- Định lượng hàm lượng tro thô (khoáng toàn phần) theo TCVN 4327:2007 (ISO 5984:2002), tro hóa mẫu thức ăn ở nhiệt độ 5000C – 5500C.
- Xác định hàm lượng Caroten tổng số theo AOAC 970.64 (2000).
- Ước tính giá trị năng lượng trao đổi ME (kcalME/kg) của ngô mầm từ 3 đến 10 ngày tuổi theo Peer and Leeson (1985):
ME (MJ/kg VCK) = 16,15 - 1,46 x ngày tuổi.
3.3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm bổ sung thóc mầm, ngô mầm cho gà thịt Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh với mô hình bố trí thí nghiệm một nhân tố.
a. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm trên đàn gà thương phẩm J-Dabaco(Mía x ISA JA57) được nuôi theo phương thức công nghiệp, kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên với phương thức nuôi trên nền chuồng có đệm lót.
- Tổng số gà thí nghệm là 1800 con ở 8 tuần tuổi . Chia đàn gà thí ngiệm thành 3 lô, mỗi lô 600 con được thực hiện lặp lại 3 lần, mỗi lần 200 con. Các lô thí nghiệm chỉ khác nhau về tỷ lệ bổ sung thóc mầm và ngô mầm. Các yếu tố khác đảm bảo đồng đều giữa các lô thí nghiệm. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh thú y theo đúng quy trình nuôi gà thịt thương phẩm của Xí nghiệp gà giống Lạc Vệ - Tiên Du – Bắc Ninh. Bố trí thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thí nghiệm bổ sung thóc mầm và ngô mầm cho gà thịt thương phẩm từ 8 - 18 tuần tuổi
Chỉ tiêu Lô 1 (Lô
ĐC) Lô 2 (Lô TN1) Lô 3 (Lô TN2)
Thức ăn thí nghiệm
TAHHCS* TAHHCS + 5% thóc mầm TAHHCS + 10% ngô mầm
Số gà thí nghiệm 200 200 200
Giống gà Mía x ISA JA57
Mía x ISA JA57 Mía x ISA JA57
Số lần lặp lại 03 03 03
* TAHHCS: Thức ăn hỗn hợp cơ sở
b. Thức ăn của gà thí nghiệm
Thức ăn hỗn hợp cơ sở của gà thí nghiệm
Các nguyên liệu thức ăn sau khi phối trộn được viên tại Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp DABACO - Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam (Cụm Công nghiệp Khắc Niệm - TP.Bắc Ninh - Bắc Ninh). Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà thí nghiệm
Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
Năng lượng trao đổi kcal/kg TA 3100
Protein tối thiểu % 18
Xơ tối đa % 4,8
Lipit tối thiểu % 5,1
Ca % 0,85 -1,1
Phot pho tối thiểu % 0,73
Muối ăn % 0,36 – 0,46
Lysine tổng số tối thiểu % 0,94
Methionin + Cystin tổng số tối thiểu % 0,6
Độ ẩm tối đa % 13
Chlotetracyline mg/kg 50
Cách sử dụng thóc mầm và ngô mầm bổ sung vào trong thức ăn của gà thí nghiệm:
- Hàng ngày, thóc mầm và ngô mầm khi đã được thu hoạch ta tiến hành thu hoạch bằng cách nhổ từng khóm. Do sử dụng toàn bộ cây thóc mầm, ngô mầm gồm: rễ, thân và lá nên phải rửa thật sạch và để ráo nước. Chúng ta tiến hành băm thái và sử dụng ngay. Đối với gà chúng ta thái hoặc băm cây mầm với độ dài 0,5->1 cm không băm nát hoặc dài quá. Băm nát quá gà sẽ bới nát và không ăn vì tập tính của gà là ăn mổ. Dài quá nó gà sẽ khó mổ, nó sẽ lôi ngô mầm khỏi máng ăn làm bẩn và thậm chí là không ăn. Sau khi thái xong ta tiến hành cân khối lượng thóc mầm 5% so với khối lượng thức ăn hỗn hợp.
Tức là khi cho gà ăn 1kg thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh thì ta sẽ cân thêm 50g thóc mầm bổ sung. Tương tự, cân khối lượng ngô mầm 10% so với khối lượng thức ăn hỗn hợp. Tức là khi cho gà ăn 1kg thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh thì ta sẽ cân thêm 100g ngô mầm.
- Cách cho gà ăn thóc mầm và ngô mầm bằng cách ta chia làm 2 máng, 1 máng để thức ăn hỗn hợp cơ sở và 1 máng ta để thóc mầm với lô TN1 hoặc ngô mầm với lô TN2 . Hằng ngày ta cân thức ăn cho gà ăn vào buổi sáng, đồng thời sau mỗi ngày ta phải tiến hành cân lại thức ăn còn thừa để biết và điều chỉnh lượng thóc mầm, ngô mầm và thức ăn cho phù hợp.
3.3.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu + Khối lượng cơ thể gà.
Hàng tuần vào một ngày, giờ nhất định, trước khi cho ăn. Cân từng con một, cân xác xuất 50 con trên 1 lô. Cân bằng cân đồng hồ 5kg, sai số ± 2,5-5g.
+ Lượng thức ăn thu nhận.
Lượng thức ăn cho gà ăn được cân vào buổi sáng, lượng thức ăn còn thừa được cân vào buổi sáng hôm sau (trước khi cân thức ăn mới) để tính lượng thức ăn thu nhận của ngày hôm trước. Phân tích hàm lượng vật chất khô của thức ăn cho ăn và thức ăn thừa.
Lượng thức ăn thu nhận (TATN) được tính theo công thức (1).
LTA cho ăn (g) – LTA thừa (g) LTATN (g/con/ngày) = --- (1) Số gà trong lô (con)
+ Hiệu quả sử dụng thức ăn (HQSDTA):
Trong chăn nuôi gà thịt thương phẩm (gà broiler), hiệu quả sử dụng thức ăn chính là tiêu tốn thức ăn cho một kg khối lượng cơ thể tăng. Hiệu quả sử dụng thức ăn được tính theo công thức (2).
Lượng thức ăn thu nhận (kg)
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng = --- (2)
Khối lượng tăng (kg)
+ Sức sống và khả năng kháng bệnh:
Xác định bằng tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn. Hàng ngày đếm chính xác số gà chết của mỗi lô thí nghiệm. Tỷ lệ nuôi sống được tính theo công thức (3).
Số gà nuôi sống đến cuối kì (con)
Tỷ lệ nuôi sống (%) = --- x 100 (3)
Số gà đầu kì (con)
+ Một số chỉ tiêu khảo sát năng suất thịt.
Kết thúc thí nghiệm trên đàn gà thương phẩm, mỗi lô chọn 3 mái có khối lượng cơ thể gần với khối lượng trung bình để mổ khảo sát đánh giá năng suất, chất lượng thịt. Các cá thể được chọn có khối lượng gần với khối lượng trung bình của cả đàn. Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm:
Khối lượng sống (g): là khối lượng cơ thể gà đã để đói sau 12 – 18h, có cho uống nước.
Khối lượng thân thịt (g/con): là khối lượng gà sau khi cắt tiết, vặt lông, bỏ đầu, chân và các bộ phận phụ khác như ruột, khí quản, cơ quan sinh dục…nội tạng; giữ lại gan, tim và dạ dày cơ, bỏ chất chứa và lớp sừng.
Khối lượng cơ đùi là tách đùi ra khỏi thân thịt, rạch dọc theo đùi và cẳng để bỏ xương chày, xương mác, xương bánh chè và sụn, bỏ da và cân khối lượng khối lượng cơ đùi trái(phải) nhân với 2.
Khối lượng cơ ngực là dọc một lát cắt dọc theo xương lưỡi hái đến xương ngực, cắt tiếp từ xương đòn đến xương vai. Bỏ da ngực, tách cơ ngực nông và cơ ngực sâu bên trái, bỏ xương và cân khối lượng. khối lượng cơ ngực trái(phải) nhân với 2.
Tỷ lệ thân thịt là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng thân thịt so với khối lượng sống.
Tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực, tỷ lệ mỡ bụng là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng thịt đùi, thịt ngực và mỡ bụng so với khối lượng thân thịt.
Tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt đùi, thịt ngực và mỡ bụng được tính theo các công thức (4, 5, 6, 7).
Khối lượng thân thịt (g)
Tỷ lệ thân thịt (%) = --- x 100 (4)
Khối lượng sống (g)
Khối lượng thịt đùi trái (g) x 2
Tỷ lệ thịt đùi (%) = --- x 100 (5)
Khối lượng thân thịt (g)
Khối lượng thịt ngực trái (g) x 2
Tỷ lệ thịt ngực (%) = --- x 100 (6)
Khối lượng thân thịt (g)
Khối lượng mỡ bụng (g)
Tỷ lệ mỡ bụng (%) = --- x 100 (7)
Khối lượng thân thịt (g)
Màu da gà: Đo bằng quạt so màu da gà thịt có độ màu từ 0-13 (Mexico).