Ảnh hưởng của thức ăn, môi trường và điều kiện nuôi dưỡng đến sinh trưởng và phát triển

Một phần của tài liệu Sản xuất và sử dụng thóc mầm và ngô mầm làm thức ăn cho gà thịt thương phẩm (Trang 31 - 36)

2.4. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh tới sinh trưởng của gà

2.4.2. Ảnh hưởng của thức ăn, môi trường và điều kiện nuôi dưỡng đến sinh trưởng và phát triển

Các tính trạng số lượng, trong đó tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể gà, chịu ảnh rất lớn các tác động của môi trường E (Environment). Theo Đặng Vũ Bình (2002); Nguyễn Văn Thiện và Nguyễn Khánh Quắc (1998) quan hệ giữa kiểu hình P (Phenotype), kiểu gen G (Genotype) và môi trường E (Environment) được biểu thị bằng công thức P = G + E; Đặng Hữu Lanh và CS (1999); Nguyễn Văn Thiện và Nguyễn Khánh Quắc (1998) cho rằng căn cứ vào mức độ, tính chất ảnh hưởng lên cơ thể gia súc, gia cầm, môi trường E được chia làm hai loại.

- Môi trường chung Eg (General environment) tác động thường xuyên liên tục đến tất cả các cá thể trong quần thể.

- Môi trường riêng ES (Special environment) tác động đến một số cá thể riêng biệt nào đó trong quần thể trong một thời gian ngắn.

Theo Lê Đình Lương và Phan Cự Nhân (1994) các giống gia súc, gia cầm đều nhận được từ tổ tiên, bố mẹ chúng một số gen quyết định tính trạng, trong đó có các tính trạng số lượng. Đó chính là những đặc điểm di truyền của giống hoặc dòng, nhưng những khả năng đó có phát huy được hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống của chúng như thức ăn, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và khí hậu.

a) Ảnh hưởng của thức ăn đến khả năng sinh trưởng

Thức ăn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến toàn bộ các giai đoạn sinh trưởng và phát dục của gia cầm. Đặc biệt đối với gia cầm non, do không được bú mẹ như ở động vật có vú nên thức ăn của chúng ở giai đoạn đầu có tác dụng quyết định đến khả năng sinh trưởng và khối lượng cơ thể của chúng sau này. Theo Trần Đình Miên và cs. (1975) thì việc nuôi dưỡng mà chủ yếu là thức ăn có tác dụng rất lớn đối với sự sinh trưởng của gia súc, gia cầm. Theo Bùi Đức Lũng (1992) để phát huy khả năng sinh trưởng cần phải cung cấp thức ăn tốt được cân bằng nghiêm ngặt giữa protein với các axit amin và năng lượng. Ngoài

ra trong thức ăn cần được bổ sung các chế phẩm hoá sinh học không mang ý nghĩa dinh dưỡng nhưng nó kích thích sinh trưởng và làm tăng chất lượng thịt.

Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả như Nguyễn Thị Mai (1994), Trần Công Xuân và cs. (1999), đều đã khẳng định ảnh hưởng rất lớn của thức ăn và dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng của gia cầm.

b) Ảnh hưởng của thời tiết, mùa vụ đến sinh trưởng và phát triển

Yếu tố thời tiết, mùa vụ cũng là một tác nhân quan trọng của môi trường ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, phát triển của gia cầm. Đặc biệt là nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.

+ Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ.

Gà con ở giai đoạn còn nhỏ (30 ngày tuổi đầu) cơ quan điều khiển nhiệt chưa hoàn chỉnh, cho nên yêu cầu về nhiệt độ tương đối cao. Nó rất nhạy cảm với tác động của điều kiện khí hậu thay đổi. Những ngày đầu tiên thân nhiệt của gà con mới nở không ổn định và phụ thuộc vào nhiệt độ chuồng nuôi. Vì thế nhiệt độ chuồng nuôi trong giai đoạn đầu của gà cần phải quan tâm giữ ấm, nếu nhiệt độ quá thấp gà con sẽ tụ đống lại, không ăn, gà sinh trưởng kém hoặc chết do tụ đống, dẫm đạp lên nhau. Song ở các giai đoạn sau nếu nhiệt độ môi trường quá cao thì sẽ hạn chế việc sử dụng thức ăn, gà uống nhiều nước, bài tiết phân lỏng, hạn chế khả năng sinh trưởng và gà dễ mắc các bệnh đường tiêu hoá.

Gia cầm có thân nhiệt tương đối ổn định, sự ổn định này là do chúng có sự điều hoà nhiệt hoàn chỉnh, trong đó hệ thần kinh đóng vai trò quan trọng. Nhiệt độ của các cơ quan bên trong và của não luôn thay đổi, nó cao hơn nhiệt độ trung bình của thân, nhiệt độ của da thấp hơn và có thể bị thay đổi, thân nhiệt của gia cầm trung bình 40 - 420C. Nhiệt độ của cơ thể dao động do các yếu tố nuôi dưỡng, tuổi, giống gia cầm, thời gian trong ngày cũng như mức độ hoạt động của gà. Sự ổn định tương đối nhiệt độ của cơ thể gia cầm (đẳng nhiệt) được giữ lại chỉ trong điều kiện cân bằng giữa sự tạo nhiệt và sự mất nhiệt. Điều này đạt được nhờ sự điều hoà hoá học (thông qua quá trình trao đổi chất) và điều hoà lý học (sự thay đổi nào về nhiệt độ của môi trường đều ảnh hưởng đến cơ chế điều tiết nhiệt ở gia cầm và nó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục của chúng).

Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ là những tác động của nó liên quan đến việc tiêu thụ thức ăn, ngoài ra còn làm tăng hoạt động sinh lý của hệ tuần hoàn, hô hấp gây stress mạnh. Nhiệt độ thích hợp nhất cho gà là 150C đến

250C. Những thay đổi nhiệt độ trên và dưới ngưỡng này đều có thể gây stress và ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của gà.

Scoft et al. (1976) cho biết trong khoảng 260C đến 320C khi nuôi gà broiler, tiêu thụ thức ăn giảm 1,5g/10C/1 gà và trong khoảng 320C - 360C tiêu thụ thức ăn giảm 4,2g/10C/1 gà. Reddy (1999) đã nghiên cứu xác định mối liên hệ giữa nhiệt độ môi trường với sinh trưởng và hệ số chuyển hoá thức ăn và đã rút ra kết luận:

gà broiler nuôi trong môi trường mát mẻ và ôn hoà cho năng suất cao hơn trong môi trường nóng.

+ Ảnh hưởng của độ ẩm không khí

Ẩm độ cũng là một tác nhân ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Trong mọi điều kiện của thời tiết, nếu ẩm độ không khí cao đều bất lợi cho gia súc, gia cầm, bởi vì nhiệt độ thấp mà ẩm độ cao làm tăng khả năng dẫn nhiệt, gà con dễ mất nhiệt gây cảm lạnh và ngược lại nhiệt độ cao, ẩm độ cao làm cơ thể gia cầm thải nhiệt khó khăn và dẫn đến cảm nóng. Nhiệt độ và ẩm độ là hai yếu tố luôn thay đổi theo mùa vụ, cho nên ảnh hưởng của thời tiết mùa vụ đến tốc độ sinh trưởng của gia cầm là điều tất yếu.

Vai trò của ẩm độ không khí, cùng với nhiệt độ môi trường luôn luôn là những tác nhân chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến tiểu khí hậu chuồng nuôi, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống hàng ngày của cơ thể gia cầm, chúng không chỉ ảnh hưởng khi gia cầm còn nhỏ, mà còn tác động khi chúng ở đã lớn, thậm chí còn ở cả giai đoạn phôi thai. Phisinhin (1985) (trích từ Đào Văn Khanh, 2002) xác nhận, gà con nở vào mùa xuân, thường sinh trưởng kém trong 15 ngày đầu, sau đó tốc độ sinh trưởng kéo dài đến 3 tháng tuổi. Smetner (1975) (trích từ Đào Văn Khanh, 2002) đã chứng minh rằng: Gà con nở vào mùa xuân và mùa hè, thời gian đầu sinh trưởng kém, ngược lại nở vào mùa thu thì gà sinh trưởng tốt ngay trong những ngày tuổi đầu. Như vậy trong điều kiện khí hậu tối ưu, ẩm độ thấp, thời tiết mát mẻ sẽ ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng của gia cầm.

+ Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng.

Gia cầm rất nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là giai đoạn gà con và giai đoạn gà đẻ. Thời gian và cường độ chiếu sáng phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho gà ăn, uống, vận động, ảnh hưởng tốt đến khả năng sinh trưởng. Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1993) gà broiler cần được chiếu sáng 23 giờ/ngày khi nuôi trong nhà kín.

c) Ảnh hưởng của kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc

Chăn nuôi gia cầm là ngành đang phát triển mạnh ở nước ta, song chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng là vấn đề nan giải đối với những nước có khí hậu không thuận hoà. Khí hậu nước ta thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Trong quá trình chăn nuôi, rất nhiều tác nhân khí hậu đã có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi như nhiệt độ, ẩm độ không khí, ánh sáng ... cho nên ở nước ta, nhất là ở miền Bắc phải có những biện pháp bảo vệ chuồng nuôi chu đáo.

Những biện pháp như che gió, thông thoáng, sưởi ấm ... nhằm tạo ra tiểu khí hậu chuồng nuôi tối ưu, cũng như nuôi ở mật độ hợp lý, vận dụng một cách linh hoạt tuỳ thuộc vào sự biến động của thời tiết là một việc làm cần thiết để triệt tiêu hoặc làm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của môi trường, sẽ giúp chăn nuôi đạt kết quả cao.

Sự biến đổi của tiểu khí hậu trong chuồng nuôi về tính chất vật lý (nhiệt độ, ẩm độ, gió, bụi, ánh sáng ...) và tính chất hóa học (oxi, nitơ, cacbonic, amoniac ...) và vi sinh vật, khác xa so với không khí ngoài tự nhiên.

Thành phần của tiểu khí hậu chuồng nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: hướng chuồng, trang thiết bị kỹ thuật, quy trình kỹ thuật chăn nuôi và đặc biệt là mật độ chuồng nuôi. Khi tiểu khí hậu chuồng nuôi không đảm bảo sẽ làm giảm sự thu nhận thức ăn của gà. Với điều kiện khí hậu nước ta, việc quan tâm nhằm làm giảm tác động bởi stress nhiệt trong điều kiện nóng là quan trọng hơn cả. Cách tốt nhất để tránh stress là đề phòng xảy ra stress, muốn vậy phải kết hợp nhiều biện pháp.

Trước hết là vị trí chuồng, hướng chuồng, trần nhà (trần có thể được cách nhiệt và phun mưa trên mái hoặc làm chuồng kín kiểu đường hầm làm mát bằng hơi nước có quạt hút). Ngoài ra kết hợp thêm các biện pháp bổ trợ như làm lạnh nước uống (bình thường tỷ lệ nước so với thức ăn là 2/1 ở nhiệt độ 210C, nhưng sẽ tăng lên thành tỷ lệ 8/1 ở nhiệt độ 380C). Teeter and Smith (1996), qua những thí nghiệm đã kết luận rằng việc cung cấp nước lạnh và việc bổ sung 0,25% muối vào nước uống có hiệu quả tốt trong việc chống nóng. Thay đổi khẩu phần ăn, cũng như bổ sung thêm vitamin C, khoáng vào nước uống đều có lợi cho chống nóng. Cụ thể trong thời gian stress nhiệt, nên thay thế năng lượng của khẩu phần bằng năng lượng của chất béo, đó là cách hạn chế sản sinh nhiệt trong quá trình stress nhiệt, cơ sở khoa học cho vấn đề này bắt nguồn từ thực tế là “sự tích tụ nhiệt” gắn liền với sự trao đổi chất béo thấp hơn tinh bột. Sự giải phóng nhiệt từ tiêu hoá và trao đổi chất của tinh bột cao hơn chất béo xấp xỉ 30% (Robert and Aswick, 1999) hoặc

là phải giảm thấp tỷ lệ protein trong khẩu phần thay bằng cân đối tỷ lệ axit amin hơn là nâng cao tỷ lệ protein. Việc thừa nitơ dẫn đến giải phóng quá nhiều nhiệt, ảnh hưởng không tốt đến năng suất của gà trong thời gian có khí hậu nóng. Việc bổ sung vitamin C và bicarbonat cũng có tác dụng tốt khi nuôi gà trong thời tiết nóng. Balnave và Olive (dẫn theo Lã Văn Kính, 2000) cho biết khi cung cấp thêm 50 – 300g vitaminC/1 tấn thức ăn có thể giúp tăng sức chống nóng cho gà, bổ sung bicarbonat vào thức ăn và nước uống rất có lợi ở nhiệt độ cao (> 300C) nhưng không nên bổ sung ở nhiệt độ bình thường là 210C.

Mật độ nuôi cũng là một vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng tới hiệu quả và năng suất chăn nuôi gia cầm. Nuôi mật độ thưa lãng phí lao động, lãng phí chuồng trại và hiệu quả sản xuất thấp. Nuôi ở mật độ cao không hợp lý ảnh hưởng tới tiểu khí hậu chuồng nuôi. Ảnh hưởng của mật độ nuôi gồm nhiều yếu tố:

Mật độ nuôi ảnh hưởng tới hàm lượng khí độc sinh ra trong chuồng nuôi.

Khí độc trong chuồng sinh ra từ phân bị phân huỷ, nước tiểu, nước thải, thức ăn thừa ... tạo thành các khí NH3, CO2, H2S, CH4 ... khí NH3 khi đi vào cơ thể hàm lượng kiềm dự trữ trong máu tăng, gia cầm rơi vào trạng thái trúng độc kiềm (Đỗ Ngọc Hoè, 1995). Khi hàm lượng NH3 trong chuồng là 25ppm sẽ làm giảm lượng hemoglobin trong máu, giảm sự trao đổi khí, giảm hấp thu dinh dưỡng và làm giảm tăng trọng của gà tới 4% (theo Coldhaft (1971) trích từ Đỗ Ngọc Hoè, 1995). Cùng với NH3, khí H2S cũng là khí độc ảnh hưởng tới sinh trưởng, H2S kết hợp với Na trong dịch niêm mạc đường hô hấp tạo thành Na2S, muối này đi vào máu, thuỷ phân thành H2S tác động tới thần kinh gây trúng độc cho gia súc.

Nếu nồng độ H2S lớn hơn 1mg/l gà sẽ bị chết vì bị liệt trung khu hô hấp (Đỗ Ngọc Hoè, 1995).

Mật độ chuồng nuôi ảnh hưởng tới hàm lượng vi sinh vật trong chuồng, chúng làm chuồng bụi bẩn nhiều, cùng với hàm lượng vi sinh vật có nhiều trong chất độn chuồng, thông qua sự có mặt của nhiệt độ, độ ẩm không khí là vectơ lan truyền mầm bệnh. Theo Osbadistons and Gbrit (1968) (trích từ Đỗ Ngọc Hoè, 1995), khi nuôi gà thương phẩm từ 11,5 con/m2 lên 14,5 con/m2 sẽ làm tăng thêm sự tấn công của vi sinh vật và số lượng vi sinh vật trong không khí tăng lên, đồng thời mức độ nhiễm bệnh và tỷ lệ chết tăng theo.

- Mật độ nuôi ảnh hưởng tới khả năng điều hoà thân nhiệt, vì mật độ nuôi làm thay đổi nhiệt độ, ẩm độ của tiểu khí hậu chuồng nuôi. Giảm mật độ nuôi, góp phần làm toả nhiệt từ cơ thể gà ra dễ dàng hơn. Với điều kiện khí hậu ở nước

ta, khi nuôi gà nhốt thì mật độ 10 con/ m2 hoặc ít hơn là cần thiết để cơ thể toả nhiệt thuận lợi.

Một phần của tài liệu Sản xuất và sử dụng thóc mầm và ngô mầm làm thức ăn cho gà thịt thương phẩm (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)