Thực trạng sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng sinh con thứ 3 trở lên của phụ nữ 15-49 tuổi tại huyện Ứng hòa, Hà nội năm 2019 và một số yếu tố liên quan. (Trang 44 - 50)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.6. Thực trạng sinh con thứ ba của đối tượng nghiên cứu (n=1300)

Số con đã sinh Số lượng Tỷ lệ (%)

Sinh con thứ 3 trở lên 210 16,2

Sinh từ 1 đến 2 con 1090 83,8

Tổng 1300 100

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu sinh con thứ 3 trở lên tương đối cao chiếm 16,2%. Tỷ lệ đối tượng hiện chỉ sinh con thứ 2 chiếm tỷ lệ 83,8%.

16,2

53,4 30,4

Dưới 5 triệu 5 -10 triệu Trên 10 triệu

Bảng 3.7. Phân bố đối tượng sinh con thứ 3 trở lên theo nhóm tuổi (n=210)

Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ (%)

Dưới 30 tuổi 14 6,7

30 - 35 tuổi 96 45,7

36 – 40 tuổi 87 41,4

Trên 40 tuổi 13 6,2

Tổng 210 100

Trong nhóm đối tượng nghiên cứu sinh con thứ 3 trở lên, chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm 30-35 tuổi (45,7%) và 36-40 tuổi (41,4%), tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên thấp nhất là nhóm trên 40 tuổi (6,2%).

Bảng 3.8. Số con đã sinh của đối tượng sinh con thứ 3 trở lên (n=210)

Số con đã sinh Số lượng Tỷ lệ (%)

3 con 162 77,2

4 con 41 19,5

≥ 5 con 7 3,3

Tổng 210 100

Trong nhóm đối tượng sinh con thứ 3 trở lên, phần lớn hiện đang dừng lại ở người con thứ 3 (76,2%), tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số đối tượng sinh con thứ 4 (19,5%) và cả người con thứ 5 (3,3%).

Bảng 3.9. Giới tính của các con hiện tại đang sống (n=1300)

Thứ tự sinh Số lượng Tỷ lệ (%)

Con thứ nhất (n1 = 1300)

Nam 622 47,8

Nữ 678 52,2

Con thứ hai (n2 = 1090)

Nam 535 49,1

Nữ 555 50,9

Con thứ ba trở lên (n3 = 258)

Nam 141 54,7

Nữ 117 45,3

Giới tính khi sinh của trẻ ở lần thứ nhất và thứ 2 tương đương nhau với tỷ lệ trẻ nữ sinh ra cao hơn so với trẻ nam. Tỷ lệ này thay đổi từ những trẻ sinh ra thứ 3 trở lên, tỷ lệ trẻ nam (54,7%) sinh ra nhiều hơn trẻ nữ (45,3%).

Bảng 3.10. Tình trạng sức khỏe của các con hiện tại đang sống (n=1300)

Thứ tự sinh Số lượng Tỷ lệ (%)

Con thứ nhất (n1 = 1300)

Khỏe mạnh 1197 92,1

Đau ốm 103 7,9

Con thứ hai (n2 = 1090)

Khỏe mạnh 961 88,2

Đau ốm 129 11,8

Con thứ ba trở lên (n3 = 258)

Khỏe mạnh 233 90,3

Đau ốm 25 9,7

Về tình trạng sức khỏe của trẻ qua các lần sinh không có nhiều sự khác biệt, tỷ lệ trẻ đau ốm theo các lần sinh tương đương nhau và ở mức xấp xỉ

Bảng 3.11. Tình trạng giới tính của trẻ trước lần sinh thứ 3 trở lên (n=210)

Tình trạng giới tính của trẻ Số lượng Tỷ lệ (%)

Toàn bộ là nam 39 18,6

Toàn bộ là nữ 111 52,8

Cả nam và nữ 60 28,6

Tổng 210 100

Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu có 2 con trước cùng giới tính chiếm tỷ lệ khá cao, trong đó có 52,8% đối tượng sinh con thứ 3 khi 2 trẻ sinh trước đây đều là con gái và 18,6% sinh con thứ 3 khi 2 trẻ trước đây là con trai. Bên cạnh đó có khoảng 28,6% đối tượng nghiên cứu vẫn tiếp tục sinh con thứ 3 khi trước đó 2 con đã có cả nam và nữ.

Bảng 3.12. Tình trạng sinh con ngoài ý muốn của đối tượng nghiên cứu (n=1300)

Tình trạng sinh con ngoài ý muốn Số lượng Tỷ lệ (%) Con thứ nhất

(n1 = 1300)

Chủ định 1159 89,2

Ngoài ý muốn 141 10,8

Con thứ hai (n2 = 1090)

Chủ định 1026 94,1

Ngoài ý muốn 64 5,9

Con thứ ba trở lên (n3 = 258)

Chủ định 199 77,1

Ngoài ý muốn 59 22,9

Tỷ lệ sinh con ngoài ý muốn ở các trẻ sinh từ thứ 3 trở lên chiếm tỷ lệ

cao nhất 22,9%. Tuy nhiên kết quả cũng cho thấy ở nhóm trẻ sinh từ thứ 3 trở lên có đến 77,1% trẻ được đối tượng chủ định sinh ra theo mong muốn.

Bảng 3.13. Lý do sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu (n=210) Lý do sinh con thứ 3 Số lượng Tỷ lệ (%)

Cần có người nối dõi 108 51,4

Cần có nhiều lao động 5 2,4

Muốn có nhiều con 146 69,5

Muốn có nếp có tẻ 147 70,0

Cần người chăm sóc khi về già 83 39,5

Sức ép từ làng xóm, xã hội 0 0

Kinh tế gia đình khá giả 39 18,6

Chọn năm đẹp để sinh con theo quan niệm 0 0

Ngoài ý muốn giữ lại sinh 32 15,2

Hai lý do chính trong việc sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu là mong muốn có nhiều con (69,5%) và muốn gia đình có nếp có tẻ (70%). Bên cạnh đó cũng có 1 tỷ lệ đối tượng sinh con vì có thai ngoài ý muốn (15,2%).

Bảng 3.14. Người quyết định chính trong việc sinh con thứ 3 trở lên (n=210)

Người quyết định Số lượng Tỷ lệ (%)

Chồng 39 18,6

Vợ 0 0

Cả vợ và chồng 171 81,4

Bố mẹ chồng 0 0

Bố mẹ vợ 0 0

Tổng 210 100

Phần lớn việc quyết định sinh con thứ 3 trở lên là do hai vợ chồng đối tượng cùng đưa ra quyết định (81,8%), tuy nhiên bên cạnh đó quyết định có thể đến từ cá nhân người chồng (18,6%).

Bảng 3.15. Người gây áp lực trong việc sinh con thứ 3 trở lên (n=210) Người gây áp lực Số lượng Tỷ lệ (%)

Chồng 18 8,6

Bố mẹ chồng 0 0

Dòng họ 0 0

Không gặp phải áp lực 192 91,4

Tổng 210 100

Hầu hết đối tượng nghiên cứu cho rằng việc sinh con thứ 3 trở lên không phải chịu áp lực từ bất cứ ai (91,4%), tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn 8,6% đối tượng cho rằng chịu áp lực đến từ phía người chồng trong việc sinh con thứ 3 trở lên.

Một phần của tài liệu Thực trạng sinh con thứ 3 trở lên của phụ nữ 15-49 tuổi tại huyện Ứng hòa, Hà nội năm 2019 và một số yếu tố liên quan. (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)