4.2. Một số yếu tố liên quan đến việc sinh con thứ 3 trở lên của các đối tượng nghiên cứu
4.2.1. Yếu tố cá nhân của vợ, chồng đối tượng nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra mối liên quan đơn biến có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố dân tộc và tình trạng sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu (p=0,01). Nhóm đối tượng dân tộc khác có khả năng sinh con thứ 3 trở lên cao gấp 1,67 lần đối tượng là dân tộc kinh. Kết quả này khác so với kết quả nghiên cứu tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang và một số tác giả khác [6],[35]. Tuy nhiên trong phân tích hổi quy đa biến, kết quả đã cho thấy không còn mối liên quan giữa yếu tố dân tộc và tình trạng sinh con thứ 3 của đối tượng nghiên cứu.
Tôn giáo
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chưa chỉ ra được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố tôn giáo và tình trạng sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu (p>0,05). Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở nhóm đối tượng tham gia tôn giáo và không có tôn giáo là gần như tương đương nhau. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Lang Đình Bính và Nguyễn Thế Hùng [3],[18].
Mặc dù trong thực tế, tôn giáo có tác động đến việc sinh con thứ 3 trở lên. Do quan niệm, tín ngưỡng làm hạn chế việc sử dụng các biện pháp tránh thai của các bà mẹ, là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng.
Nhưng kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có mối liên quan giũa sinh con thứ 3 trở lên và tôn giáo. Tỷ lệ những bà mẹ có tôn giáo trong nghiên cứu thấp hơn kết quả nghiên cứu của các tác giả như Lang Đình Bính, Nguyễn
mối liên quan giữa tôn giáo và sinh con thứ 3 trở lên của các bà mẹ [3],[18].
Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.18 cho thấy trình độ học vấn của đối tượng sinh con thứ 3 trở lên phần lớn thuộc nhóm có vấn từ THPT trở xuống. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố trình độ học vấn và tình trạng sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu (p<0,001).
Nhóm đối tượng có trình độ học vấn từ THPT trở xuống có khả năng sinh con thứ 3 trở lên cao gấp 3,95 lần đối tượng có trình độ học vấn trung cấp trở lên.
Kết quả của chúng tôi phù với với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Cương, trong nghiên cứu tác giả này cũng chỉ ra có mối liên quan giữa trình độ học vấn và sinh con thứ 3 trở lên (OR=7,7, p<0,001) [6]. Kết quả này tương tự với kết quả một số nghiên cứu khác [12],[22],[35].
Như vậy, giữa trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu và việc sinh con thứ 3 có mối liên quan mật thiết với nhau, trình độ học vấn càng thấp thì tỷ lệ sinh con thứ 3 càng cao và ngược lại. Vì vậy, trong truyền thông về DS- KHHGĐ, cần chú ý đến trình độ học vấn của đối tượng để lựa chọn được hình thức, nội dung, phương pháp truyền thông phù hợp để truyền thông có hiệu quả cao nhất.
Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố nghề nghiệp với tình trạng sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu (p<0,001). Nhóm đối tượng làm nông nghiệp có khả năng sinh con thứ 3 trở lên cao gấp 3,6 lần đối tượng kinh doanh, buôn bán; gấp 8,2 lần đối tượng cán bộ viên chức và gấp 1,97 lần đối tượng công nhân và 3,5 lần đối tượng làm những nghề khác (Bảng 3.19). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của tác gia Nguyễn Thị Huyền Trang và Nguyễn Văn Cương [6],[35]. Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Cương, những bà mẹ có nghề nghiệp làm nông sinh con thứ 3 trở lên chiếm tỷ lệ cao
hơn các nghề khác. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nghề nghiệ p với việc sinh con thứ 3 (OR=18,5, p<0,001). Những người không phải là cán bộ công nhân viên chức có nguy cơ sinh con thứ 3 trở lên cao gấp 18,5 lần người cán bộ công nhân viên chức. Qua tìm hiểu một số đối tượng làm nghề nông ở các xã miền núi huyện Phong Điền người ta cho rằng là dân lao động thì chỉ từ 1-2 con là quá ít. Cho nên việc sinh nhiều con tập trung chủ yếu ở những đối tượng này [6].
Tuổi kết hôn
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố tuổi kết hôn và tình trạng sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu (p=0,02). Nhóm đối tượng kết hôn trước năm 18 tuổi có khả năng sinh con thứ 3 trở lên cao gấp 2 lần đối tượng kết hôn từ năm 18 tuổi trở lên.
Việc kết hôn sớm cộng với tần suất quan hệ, sử dụng biện pháp tránh thai khoảng thời gian vô sinh sau đẻ dài, là điều kiện tác động đến sinh con thứ 3 mặc dù nhiều cặp vợ chồng đã có 2 con. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tuổi kết hôn càng cao thì tỷ lệ sinh con thứ 3 càng thấp [18]. Nghiên cứu của các tác giả Lang Đình Bính và Ngô Văn Văn cũng chỉ ra kết hôn sớm là nguyên nhân dẫn đến sinh con thứ 3 trở lên [3],[41].
Đảng viên
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố Đảng viên với tình trạng sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu (p<0,001). Nhóm đối tượng chưa vào Đảng có khả năng sinh con thứ 3 trở lên cao gấp 2,1 lần đối tượng Đảng viên (Bảng 3.23). Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Cương, trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Cương đối tượng chưa vào Đảng có khả năng sinh con thứ 3 trở lên cao gấp 4,8 lần đối tượng Đảng viên [6].
Mặc dù trong nghiên cứu của chúng tôi mối liên quan giữa yếu tố Đảng
nhiên không thể phủ nhận vai trò của việc sinh hoạt Đảng trong việc hạn chế tỷ lệ sinh con thứ 3. Nhưng đối tượng nghiên cứu là Đảng viên, tham gia sinh hoạt Đảng, ngoài việc thường được tiếp thu những quy định, chính sách mới thì chính bản thân họ cũng phải có trách nhiệm, thực hiện kỷ luật của tổ chức.
Kinh tế
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại bảng 3.24 chỉ ra được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức thu nhập bình quân với việc sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu (p=0,01). Nhóm đối tượng nghiên cứu có thu nhập bình quân trừ 10 triệu trở lên có khả năng sinh con thứ 3 trở lên cao gấp 1,9 lần đối tượng thu nhập bình quân dưới 5 triệu. Điều này cho thấy, tại địa bàn nghiên cứu, việc sinh con thứ 3 trở lên một phần cũng chịu tác động từ việc có kinh tế khá giả, những hộ có kinh tế khá giả, ổn định sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc chăm sóc và nuôi dạy nhiều người con hơn. Kết quả của chúng tôi trái ngược so với kết quả của một số nghiên cứu trong nước [18],[28],[33],[41].
Trình độ học vấn và nghề nghiệp của người chồng
Kết quả chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố trình độ học vấn của người chồng và tình trạng sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu (p=0,001). Nhóm đối tượng có trình độ học vấn của người chồng từ THPT trở xuống có khả năng sinh con thứ 3 trở lên cao gấp 1,8 lần đối tượng có trình độ học vấn của người chồng trung cấp trở lên.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố nghề nghiệp của người chồng với tình trạng sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu. Nhóm đối tượng có chồng làm nông nghiệp có khả năng sinh con thứ 3 trở lên cao gấp 6 lần đối tượng có chồng làm cán bộ viên chức (p<0,001) và gấp 5,1 lần đối tượng có chồng làm những nghề khác (p<0,001) (Bảng 3.21). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyên Văn Cương, tác giả này đã chỉ ra trình độ học vấn và nghề nghiệp của
người chồng có mối liên quan chặt chẽ với việc sinh con thứ 3 trở lên (OR=5,08 và OR=23,89, p<0,001). Những gia đình có trình độ học vấn của người chồng cao và nghề nghiệp là cán bộ công chức thì ít sinh con thứ 3.
Trình độ học vấn của người chồng trong nhóm sinh con thứ 3 trở lên thấp (12,9% từ THPT trở lên), trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm không sinh con thứ 3 là (41,4%) [6].
Như vậy, người chồng có trình độ học vấn cao và có nghề nghiệp là cán bộ công nhân viên chức là yếu tố bảo vệ. Kết quả này giống với tác giả Nguyễn Thế Hùng [18].