Quan niệm nhà đông con là nhà có phúc vẫn còn tồn tại trong tâm lý của một số người, mặc dù khi nhìn nhận thực tế, đa số các cặp vợ chồng đều nhận thấy rằng việc chăm sóc con cái tốt quan trọng hơn việc có nhiều con.
Bên cạnh đó một số quan điểm cho rằng “trời sinh voi sinh cỏ” nên người dân cứ sinh đẻ thoải mái. Vì vậy tình hình sinh con thứ 3 trở lên tại huyện Ứng Hòa đang có xu hướng gia tăng trở lại. Nhiều đối tượng đã có 3 hoặc 4 con vẫn muốn sinh thêm con. Cụ thể trong trong nhóm đối tượng sinh 3 con trở lên, 77,2% sinh con thứ 3; 19,5% sinh con thứ 4 và 3,3% sinh con thứ 5. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Cương và Nguyễn Thị Huyền Trang [6],[35].
Tuổi sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu khá cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số các bà mẹ có sinh con thứ 3 trở lên nằm trong độ tuổi từ 30-40 tuổi, mặc dù lứa tuổi này không phải là lứa tuổi lý tưởng trong sinh đẻ nhưng vẫn chiếm tỷ lệ rất cao. Đặc biệt có 6,7% bà mẹ sinh con thứ 3 dưới 30 tuổi, đây là nhóm đối tượng có nguy cơ sinh thêm con (Bảng 3.7). Vì vậy trong truyền thông về DS-KHHGĐ cần chú trọng đến nhóm đối tượng này. Kết quả này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Huyền Trang và tác giả Ngô Văn Vinh [35],[41].
Độ tuổi của đối tượng sinh con thứ 3 trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm nhiều nhất trong nhóm 30-40 tuổi (45,7 và 41,4) và ít nhất từ nhóm dưới 30 tuổi (6,7%). Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Cương, tuy nhiên trong nghiên cứu của tác giả này không hạn chế độ tuổi của đối tượng đưa vào nghiên cứu [6].
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kết hôn sớm là nguyên nhân dẫn đến việc
27,7% đối tượng kết hôn dưới 18 tuổi sinh con thứ 3 trở lên (bảng 3.22). Kết hôn càng sớm có khả năng sinh con càng nhiều. Vì nhiều lý do, điều hiển nhiên là những người kết hôn sớm thường có nhiều con hơn so với những người kết hôn muộn. Những người kết hôn càng sớm có thể không có điều kiện học hành và trang bị kiến thức về nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực SKSS và KHHGĐ. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở đối tượng tuổi kết hôn dưới 18 tuổi trong nghiên cứu cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Nha khi nghiên cứu về tình hình sinh con thứ 3 tại huyện Đông Hòa, Phú Yên và Ngô Văn Vinh tại huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế. Sự khác biệt này nguyên nhân chủ yếu có thể do nơi sống của đối tượng nghiên cứu khác nhau giữa vùng núi và vùng đồng bằng [22],[41].
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, trình độ học vấn của đối tượng sinh con thứ trở lên thấp hơn so với nhóm chỉ sinh 2 con, những người vợ và người chồng có trình độ dưới THPT chiếm tỷ lệ lớn (Bảng 3.18 và 3.20).
Những gia đình không sinh con thứ 3 có trình độ học vấn cao hơn. Kết quả này phù hợp với kết quả Điều tra biến động DS-KHHGĐ năm 2013, tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên có trình độ học vấn thấp tập trung chủ yếu là vùng núi, Tây nguyên và giống với kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước[12],[18],[34]. Trình độ học vấn của phụ nữ sinh con thứ 3 trong nghiên cứu cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Ngô Văn Vinh khi trong nhóm đối tượng có trình độ học vấn THPT trở xuống có đến 19,5% bà mẹ [41]. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra nhận định trình độ học vấn càng thấp thì có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên lại càng cao, trình độ học vấn tỷ lệ nghịch với sinh con thứ 3 trở lên. Vì vậy, một trong những yếu tố quan trọng làm giảm mức sinh của dân số là tăng cơ hội học tập của người dân nhằm tạo cho họ đạt được học vấn cao hơn. Như vậy, đối tượng sinh con thứ trở lên tại địa bàn nghiên cứu nằm trong 2 thái cực đối lập về trình độ học vấn: phần đông là trình độ học vấn trung bình, phần còn lại là những người trí thức, có hiểu biết nhưng vẫn muốn
sinh thêm con thứ 3 trở lên.
Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu của chúng tôi khá đa dạng, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là nghề nông 32,5%; tiếp đến là cán bộ viên chức (29,8%). Có thể do yếu tố nghề nghiệp, những người sinh con thứ 3 trong nghiên cứu chủ yếu là nghề nông nên họ ít có điều kiện để tiếp xúc xã hội, nên hiểu biết xã hội còn hạn chế, nhìn nhận những mặt xã hội theo hướng chủ quan sinh con đông để nối dõi, để có người chăm sóc về già…Có nhiều ý kiến hiện nay cho rằng, người nông dân có quyền được sinh nhiều con. Đối với họ việc quy định mỗi cặp vợ chồng có 2 con là giành cho những người cán bộ, công chức, còn việc họ sinh nhiều con là quyền của họ. Kết quả này tương tự với kết quả một số tác giả [3],[18].
Giới tính của các con thứ nhất và thứ 2 có tỷ lệ trẻ nữ cao hơn trẻ nam.
Tuy nhiên, từ con thứ 3 trở lên thì ngược lại tỷ lệ trẻ nam cao hơn trẻ nữ. Điều này cho thấy, tâm lý mong muốn sinh con trai để nối dõi, phải sinh được con trai khi những lần sinh trước đó là gái của các đối tượng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Cương và Nguyễn Thị Huyền Trang [6],[35]. Tuy nhiên trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Cương, tỷ lệ trẻ nam tăng cao hơn trẻ nữ ở các trẻ sinh ra thứ 4 và thứ 5 [6].
Về sức khỏe của các con hiện tại theo nhận định của các bà mẹ thì đa số các con đều khỏe mạnh bình thường, tỷ lệ trẻ có vấn đề về sức khỏe ở các lần sinh là tương đương nhau, chiếm xấp xỉ 10% trẻ ở mỗi nhóm . Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang [35]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có khác đôi chút so với kết quả của tác giả Nguyễn Văn Cương với kết quả đối tượng ghi nhận 1,4% con thứ nhất và 5,7% con thứ hai và 6,7% con thứ 4 có sức khỏe kém, thường hay ốm đau tật [6].
con ngoài ý muốn của 2 trẻ thứ nhất và thứ hai ở mức thấp, lần lượt là 10,8%
và 5,9%. Tuy nhiên tỷ lệ sinh con ở trẻ sinh thứ 3 trở lên tăng khá cao, chiếm đến 22,9% trẻ được sinh ra. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có đôi chút khác biệt so với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Cương, tác giả này chỉ ra tỷ lệ sinh con ngoài ý muốn tăng dần từ con thứ 1 đến con thứ 4, có đến 63,3% và 62,5% bà mẹ cho rằng con thứ 4 và con thứ 5 trở lên là ngoài ý muốn [6]. Có thể thấy tỷ lệ sinh con ngoài ý muốn trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Cương cao hơn khá nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi, lý do dẫn đến sự khác biệt này có thể do đối tượng trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Cương là các đối tượng thuộc 3 xã miền núi, dân trí, học vấn của đối tượng trong nghiên cứu của tác giả thấp, do đó dẫn đến việc các đối tượng này không hoặc ít tiếp cận đến các biện pháp tránh thai hoặc thông tin liên quan đến pháp lệnh dân số, vì lý do đó nên tỷ lệ sinh con ngoài ý muốn trong nghiên cứu của tác gia Nguyễn Văn Cương cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên nếu nhìn nhận sự việc theo chiều hướng ngược lại, có đến 77,1% đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi chủ định sinh con thứ 3 trở lên, có nghĩa là những đối tượng này có mong muốn và đã chuẩn bị sẵn tâm lý cho việc sinh con thứ 3 dù biết hay không biết các thông tin liên quan đến pháp lệnh dân số, do vậy đây mới là vấn đề cần phải lưu tâm. Đối với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Cương với tỷ lệ sinh ngoài ý muốn cao có thể hướng dẫn, hỗ trợ các đối tượng các biện pháp tránh thai để giảm tỷ lệ sinh ngoài ý muốn, ngược lại trong nghiên cứu của chúng tôi, để giảm được tỷ lệ cần tác động vào hiểu biết và tâm lý của đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc sinh con thứ 3 trở lên là do muốn có nhiều con (69,5%) và muốn có nếp có tẻ (70%). Ngoài những nguyên nhân kể trên nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy còn gần một nửa số đối tượng cho biết lý do sinh con thứ 3 trở lên là muốn có người nối dõi (51,4%) và cần người chăm sóc khi về già (39,5%)
(Bảng 3.13). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang và một số nghiên cứu tại tỉnh Thừa Thiên Huế, trong các nghiên cứu này lý do của gia đình sinh con thứ 3 trở lên chủ yếu là muốn có nhiều con, cần có trai có gái và cần người nối dõi, đặc biệt trong đó lý do truyền thống sinh con trai để có người nối dõi khá cao, rất có ý nghĩa đối với đối tượng điều tra, trong khi các lý do khác về kinh tế, quan niệm dân gian…không quan trọng bằng. Tâm lý ưa thích con trai bắt nguồn từ những quy tắc của chế độ phụ hệ và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt [13],[35],[41]. Nhìn chung, từ năm 2015 đến nay tư tưởng về quan niệm sinh con thứ 3 trở lên của người dân tại địa bàn huyện Ứng Hòa đã có một số chuyển biến, tuyên nhiên vẫn còn mang nặng những tư tưởng như đông con hơn đông của, muốn con trai để nối dõi tông đường chăm sóc hương hỏa về sau. Cùng với tư tưởng đó, người vợ hầu như phụ thuộc vào người chồng, người dân quan niệm rằng “thuyền theo lái, gái theo chồng”, mọi việc lớn nhỏ trong gia đình điều do người chồng quyết định. Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước và trên thế giới [22],[47]. Lý do sinh con thứ 3 trở lên do áp lực từ làng xóm, xã hội và cần có nhiều lao động thấp hơn kết quả của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang [35].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, việc quyết định trong việc sinh con thứ 3 trở lên phần lớn là do 2 vợ chồng đối tượng cùng thống nhất đưa ra quyết định (81,4%), bên cạnh đó cũng có đến 18,6% gia đình sinh còn thứ 3 trở lên là do người chồng quyết định (Bảng 3.14). Không có bất cứ trường hợp vào do người vợ tự quyết định hoặc do bên phía gia đình người vợ tác động. Kết quả của chúng tôi có khác đôi chút so với một số nghiên cứu tại khu vực miền Trung, nhiều nghiên cứu cũng cho kết quả người quyết định chính trong việc sinh con thứ 3 là người chồng, có 92,05% người chồng quyết định sinh con thứ 3 trở lên tại Phú Yên [22]. Điều này cho thấy vai trò của
phụ nữ còn bị xem nhẹ ở đây, họ ít được quyền quyết định trong gia đình, người chồng hầu như quyết định tất cả, người chồng là trụ cột gia đình. Qua so sánh có thể thấy trong nghiên cứu của chúng tôi vai trò của người vợ cũng có một vị trí quan trrong nhất định trong gia đình, có thể tham gia vào việc quyết định sinh con thứ 3 trở lên, tuy nhiên đây vừa là yếu tố thuận lợi lại vừa là yếu tố khó khăn trong việc tác động vào quyết định sinh con thứ 3 trở lên tại địa bàn. Thay vì chỉ tác động vào đối tượng người chồng, công tác dân số - KHHGĐ tại địa bàn huyện Ứng Hòa cần tác động nhiều hơn đến đối tượng người phụ nữ trong gia đình, và để đạt được kết quả tốt nhất trong các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe về vấn đề sinh con thứ 3 nên kết hợp cả người vợ và người chồng đến tham dự.
Trong các nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Cương và Nguyễn Thị Huyền Trang không đề cập nhiều đến tỷ lệ đối tượng bị gây áp lực trong việc đưa ra quyết định sinh con thứ 3 trở lên [66],[35]. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chung tôi chỉ ra có một tỷ lệ nhỏ đối tượng cho rằng họ vẫn gặp phải các áp lực dẫn đến vệc sinh con thứ 3 trở lên từ phía người chồng (8,6%) (Bảng 3.15). Đây cũng là một điểm đáng lưu ý trong quá trình xây dựng nội dung truyền thông về chủ đề DS-KHHGĐ, tuy nhóm đối tượng gây áp lực chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đó chính là những yếu tố mang tính ảnh, tác động quan trong đến việc đưa ra quyết định sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra có 38% đối tượng không thường xuyên sử dụng các biện pháp tránh thai có khả năng sinh con thứ 3 trở lên.
Kết quả của chúng tôi thấp hơn đôi chút với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Cương và Nguyên Thị Huyền Trang. Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Cương biện pháp tránh thai ĐTNC thất bại trong lần sinh con thứ 3 trở lên chủ yếu là biện pháp dùng thuốc tránh thai (60,9%), có 26,1% bà mẹ sinh con thứ 3 bị thất bại khi sử dụng biện pháp bao cao su. Lý do dẫn đến việc thất bại này chủ yếu là việc sử dụng không đúng cách các
biện pháp tránh thai. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc sinh con thứ 3 trở lên của các bà mẹ [6].