4.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải tại bệnh viện
4.3.6. Đánh giá hiểu biết của cán bộ nhân viên, bệnh nhân về tình hình quản lý chất thải y tế của bệnh viện
Tiến hành điều tra 81 cán bộ, nhân viên hiện đang công tác tại bệnh viện theo các nhóm, kết quả được tổng hợp như sau:
Bảng 4.14. Nhóm cán bộ, nhân viên y tế, bệnh nhân được phỏng vấn
Chỉ số nghiên cứu Số người
phỏng vấn
Bác sĩ (Nhóm 1) 13
Dược sĩ (Nhóm 2) 7
Điều dưỡng, NHS, KTV Y (Nhóm 3) 36
Nhân viên hành chính và lao động hợp đồng (nhóm 4) 25
Tổng số 81
Bảng 4.15. Tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế được tập huấn quy chế quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện
Chỉ số nghiên cứu Số người Phỏng vấn
Số được tập huấn quy chế
N %
Bác sĩ (Nhóm 1) 13 12 93,2
Dược sĩ (Nhóm 2) 7 5 80
Điều dưỡng, NHS, KTV Y
(Nhóm 3) 36 27 74,7
Nhân viên hành chính và
lao động khác 25 15 60
Tổng 81 62 76,5
Nguồn: Số liệu điều tra tại bệnh viện (2016)
Theo kết quả phỏng vấn, số lượng cán bộ nhân viên tại Bệnh viện được tập huấn về quy chế quản lý chất thải y tế chiếm 76,5 % trên tổng số cán bộ nhân viên đang làm việc tại Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa, trong đó: 93,2 % số lượng bác sĩ; 80% dược sĩ; 74,7% số lượng điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên y tế và 60% nhân viên hành chính và các lao động khác tại bệnh viện được tập huấn quy chế quản lý chất thải y tế. Như vậy, để tất cả các cán bộ, nhân viên y tế trong bệnh viện đều có hiểu biết về quy chế quản lý chất thải y tế thì lãnh đạo bệnh viện cần tổ chức thêm các lớp tập huấn, tuyên truyền.
Bảng 4.16. Tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế hiểu biết về phân loại chất thải y tế theo nhóm chất thải tại bệnh viện
Hiểu biết
Số người phỏng vấn n = 81
Nhóm 1 n = 13
Nhóm 2 n = 7
Nhóm 3 N = 36
Nhóm 4 N = 25
n % N % n % N % N %
Không
biết 6 7,41 0 0 0 0 4 11,11 3 12
Biết dưới
3 nhóm 13 16,05 1 7,69 2 28,57 6 16,67 5 20
Biết trên 3
nhóm 11 13,58 1 7,69 1 14,28 5 13,89 7 28
Biết đúng
3 nhóm 51 62,96 11 84,61 4 57,14 21 58,33 10 40
Nguồn:Số liệu điều tra tại bệnh viện (2016) Kết quả phỏng vấn cho thấy, trong số 81 cán bộ nhân viên của Bệnh viện được phỏng vấn, có 51 người trả lời đúng có 3 nhóm chất thải y tế chiếm 62,96%;
có 6 người trả lời không biết phân loại chất thải y tế thành mấy nhóm, chiếm 7,41%.
Như vậy, số lượng người trả lời đúng cao gấp gần 8 lần số người trả lời sai về quy định phân loại các nhóm chất thải y tế Bệnh viện theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Căn cứ vào tiêu chí đánh giá trong phương pháp đánh giá ta thấy hiểu biết của cán bộ, nhân viên bệnh viện về phân loại chất thải y tế mới đạt mức trung bình. Mặc dù, quá trình tuyên truyền, tập huấn quy chế quản lý chất thải bệnh viện đạt mức khá, tuy nhiên một số cán bộ đã không tiếp thu tốt hoặc chưa thực sự quan tâm tìm hiểu cụ thể về các nội dung về quản lý chất thải theo quy định.
Bảng 4.17. Hiểu biết của cán bộ nhân viên bệnh viện về mã màu dụng cụ đựng chất thải y tế
Hiểu biết
Số người phỏng vấn
n = 81
Nhóm 1 N = 13
Nhóm 2 n = 7
Nhóm 3 N = 36
Nhóm 4 N = 25
N % N % N % N % N %
Không biết 5 6,17 1 7,69 1 14,28 2 5,56 2 8,0
Biết dưới 4 màu 20 24,69 2 15,38 2 28,57 10 27,78 9 36,0
Biết trên 4 màu 17 20,98 1 7,69 1 14,28 8 22,22 7 28,0
Biết đúng 4 màu 39 48,15 9 69,23 3 42,85 16 44,44 7 28,0
Nguồn: Số liệu điều tra tại bệnh viện (2016) - Có 39/81 người được phỏng vấn trả lời có hiểu biết đúng về 4 mã màu dụng cụ đựng chất thải y tế tại Bệnh viện, chiếm tỷ lệ 48,15%. Có 5/81 người được phỏng vấn trả lời không biết về mã màu dụng cụ đựng chất thải y tế tại Bệnh viện, chiếm tỷ lệ 6,17%. Như vậy, căn cứ vào tiêu chí đánh giá trong phương pháp đánh giá ta thấy hiểu biết của cán bộ, nhân viên bệnh viện về mã màu đựng chất thải y tế chỉ đạt mức kém. Mặc dù, quá trình tuyên truyền, tập huấn quy chế quản lý chất thải bệnh viện đạt mức khá, tuy nhiên một số cán bộ đã không tiếp thu tốt hoặc chưa thực sự quan tâm tìm hiểu cụ thể về các nội dung về quản lý chất thải theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT- BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bảng 4.18. Hiểu biết về phân loại chất thải y tế của cán bộ, nhân viên Bệnh viện phụ sản tỉnh Thanh Hóa theo nhóm chất thải và theo mã màu
Nhóm người
Hiểu biết
Số người phỏng vấn
n = 81
Nhóm 1 N = 13
Nhóm 2 N = 7
Nhóm 3 n = 36
Nhóm 4 N = 25
n % N % N % n % n %
Hiểu biết tốt 40 49,4 9 72,73 4 50,0 13 42,17 8 32,0
Hiểu biết khá 12 14,81 1 9,09 1 20,0 6 14,46 5 20,0
Hiểu biết trung bình 10 12,35 1 6,82 0 0,0 7 15,66 5 20,0 Hiểu biết kém 19 23,45 2 11,36 2 30,0 10 27,71 7 28,0
Nguồn: Số liệu điều tra tại bệnh viện (2016)
- Tại Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa, tỉ lệ số người đạt hiểu biết tốt về phân loại chất thải y tế theo nhóm chất thải và mã màu chiếm tỷ lệ cao nhất là 49,4%
trong tổng số 81 người được phỏng vấn. Tuy nhiên tỉ lệ số người được phỏng vấn hiểu biết về phân loại chất thải rắn ở mức hiểu biết kém tương đối cao chiếm 23,45%. Như vậy, căn cứ vào phương pháp đánh giá tổng số phiếu điều tra hiểu biết tốt < 50% tổng số phiếu được đánh giá, do đó việc hiểu biết của cán bộ, nhân viên về các quy định về quản lý chất thải bệnh viện chưa tốt.
Bảng 4.19. Hiểu biết của cán bộ, nhân viên bệnh viện về tác hại của chất thải y tế Nhóm người
Hiểu biết
Số người phỏng vấn
n = 81
Nhóm 1 n = 13
Nhóm 2 n = 7
Nhóm 3 n = 36
Nhóm 4 N = 25
n % N % N % N % N %
Tất cả các tác hại trên 17 20,99 3 23,08 3 42,86 8 22,22 3 12,0
Các tác hại khác 2 2,47 0 0,0 0 0,0 1 2,78 2 8,0
Chọn 6 tác hại 13 16,05 1 7,69 1 14,28 5 13,88 6 24,0
Chọn 5 tác hại 15 18,52 4 30,77 1 14,28 7 19,44 3 12,0
Chọn 4 tác hại 12 14,81 2 15,38 1 14,28 4 11,11 3 12,0
Chọn 3 tác hại 6 7,41 1 7,69 1 14,28 2 5,56 2 8,0
Chọn 2 tác hại 9 11,11 1 7,69 0 0,0 5 13,88 1 4,0
Chọn 1 tác hại 7 8,64 1 7,69 0 0,0 4 11,11 5 20,0
Không biết 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0
Nguồn: Số liệu điều tra tại bệnh viện (2016) Qua kết quả phỏng vấn về tác hại của chất thải y tế ta thấy hầu hết cán bộ, nhân viên y tế chưa hiểu biết về tác hại của chất thải y tế đối với môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng. Chỉ có 17/81 người trả lời đúng chiếm 20,99%, như vậy, việc hiểu biết về tác hại của chất thải y tế là rất kém.
75
Bảng 4.20. Hiểu biết của cán bộ, nhân viên bệnh viện về các đối tượng dễ bị tổn thương bởi chất thải y tế
Nhóm người
Hiểu biết
Số người phỏng vấn n = 81
Nhóm 1 n = 13
Nhóm 2 n = 7
Nhóm 3 n = 36
Nhóm 4 N = 25
n % N % N % n % n %
Người thu
gom 23 28,39 4 30,76 3 42,86 8 22,22 8 32
Người xử lý 23 28,39 4 30,76 3 42,86 8 22,22 8 32
Bệnh nhân,
người nhà 3 2,47 1 0 0 0 1 2,78 1 4
Hộ lý 8 9,88 0 0 0 0 5 13,88 3 12
Người bới rác 20 24,69 4 30,77 1 14,28 12 33,33 3 12
Bác sỹ, y tá 1 1,23 0 0 0 0 0 0 1 4
Người dân
xung quanh 3 3,7 0 0 0 0 2 5,55 1 4
Nguồn: Số liệu điều tra tại bệnh viện (2016) Có 24,69% số người được phỏng vấn trả lời đối tượng người bới rác dễ bị tổn thương bởi chất thải y tế; 28,39% số người được phỏng vấn trả lời đối tượng người thu gom, xử lý rác thải dễ bị tổn thương bởi chất thải y tế; 9,88%
số người được phỏng vấn trả lời đối tượng hộ lý dễ bị tổn thương bởi chất thải y tế Bệnh viện.
Tỷ lệ người trả lời bác sỹ, y tá, điều dưỡng là đối tượng dễ bị tổn thương bởi chất thải y tế chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 1,23%. Tiếp đó là tỷ lệ người trả lời bệnh nhân và người nhà bệnh nhân là đối tượng dễ bị tổn thương bởi chất thải y tế chiếm 2,47% và tỷ lệ người trả lời người dân xung quanh Bệnh viện là đối tượng dễ bị tổn thương bởi chất thải y tế chiếm 3,7%.
Thực tế người dễ bị tổn thương nhất là y tá, điều dưỡng, hộ lý người trực tiếp thu gom chất thải từ các khoa phòng về khu tập kết nhưng chỉ có 9,88% số người được phỏng vấn trả lời đúng về đối tượng là hộ lý và 1,23% tỷ lệ người trả lời bác sỹ, y tá, điều dưỡng là đối tượng dễ bị tổn thương bởi chất thải y tế. Do đó, việc hiểu biết về tác hại của chất thải y tế của cán bộ, nhân viên y tế trong bệnh viện được đánh giá ở mức kém.