Tình hình quản lý đất đai

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 52 - 56)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

4.2.1. Tình hình quản lý đất đai

4.2.1.1. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thành phố Thanh Hóa là một trong những thành phố có ranh giới hành chính tương đối ổn định. Ranh giới hành chính của các xã, phường đã được pháp lý hóa khi thực hiện Chỉ thị số 364/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Đến nay thành phố và các xã, phường đã xây dựng bản đồ hành chính và hồ sơ địa giới hành chính giúp cho việc quản lý sử dụng đất tốt hơn.

Địa giới hành chính giữa thành phố Thanh Hóa với các huyện giáp ranh đã được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới và được chuyền vẽ lên bản đồ.

Các loại hồ sơ về địa giới hành chính của thành phố, xã, phường đều được lưu trữ, quản lý và sử dụng tốt theo đúng quy định pháp luật.

4.2.1.2. Khảo sát, đo đạc, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

- Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất. Trong những năm qua, thành phố đã thực hiện hoạt động điều tra đất đang sử dụng của các tổ chức nhà nước giao đất, cho thuê đất (theo Chỉ thị 31/TTg của Thủ tướng Chính phủ) làm cơ sở thực thi các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

- Công tác lập bản đồ địa chính.

+ Thành phố Thanh Hóa đã tiến hành công tác đo đạc và hoàn thành lập bản đồ địa chính xong từ năm 1991-1993, sớm nhất trong toàn tỉnh. Ngoài việc đo đạc và lập bản đồ địa chính các xã, phường, UBND tỉnh còn chỉ đạo Sở TN

&MT tiến hành đo đạc để giải phóng mặt bằng cho các khu công nghiệp, các tuyến giao thông, các khu đô thị. Nhờ có bản đồ địa chính năm 1991-1993 nên việc rà soát đối chiếu việc sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân cũng như của các tổ chức trên địa bàn thành phố được dễ dàng hơn.

+ Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo quy định

của pháp luật về đất đai định kỳ 5 năm. Thực hiện tổng kiểm kê đất đai năm 2010, thành phố Thanh Hóa đã được lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của 37 xã, phường trên địa bàn.

4.2.1.3. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Xác định rõ vai trò quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên trong những năm qua việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố được triển khai khá đồng bộ. Thành phố Thanh Hóa đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm 2015 theo quy định.

4.2.1.4. Tình hình giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong những năm qua đã thực hiện trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân vào các mục đích phát triển KT - XH, sản xuất kinh doanh. Đồng thời thu vào ngân sách hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, góp phần đầu tư trở lại xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương, ở cơ sở, công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

4.2.1.5. Đăng ký đất đai, thống kê kiểm kê đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ

- Đăng ký đất đai

Công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ cho nhân dân luôn được coi trọng.

Năm 2005, UBND thành phố Thanh Hóa đã thành lập Văn phòng Đăng ký QSDĐ trực thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường giúp cho công tác đăng ký cấp giấy QSDĐ đạt được hiệu quả hơn. UBND thành phố đã ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác cấp GCNQSDĐ. Kết quả đến hết năm 2014, toàn thành phố đã cấp GCNQSDĐ được 112.411 giấy chứng nhận với 109.737 thửa đất cho hộ gia đình, cá nhân. Sở TN&MT tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh xét cấp GCNQSDĐ được 4.003 giấy chứng nhận cho các tổ chức kinh tế, 36 cơ sở tôn giáo (Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa, 2014).

- Thống kê, kiểm kê đất đai, lập hồ sơ địa chính.

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện thường xuyên hàng năm và định kỳ 5 năm theo quy định của Luật Đất đai.

Việc theo dõi tình hình biến động các loại đất trên địa bàn thành phố còn nhiều hạn chế do nguồn tài liệu bản đồ có nhiều biến động, mới chủ yếu chỉnh lý biến động về số liệu; chỉnh lý biến động trên bản đồ file số nhưng vẫn còn nhiều thiếu xót. Nhiều cán bộ địa chính mới được tiếp quản công việc nên việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính chưa đầy đủ theo quy định.

4.2.1.6 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Thời kỳ trước Luật Đất đai năm 2003, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai ở tỉnh Thanh Hóa chưa có đơn vị nào có chức năng chuyên về hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai. Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập Văn phòng đăng ký đất đai; thực hiện cơ chế

“một cửa” ở Sở và Văn phòng đăng ký đất đai các huyện công khai các thủ tục về nhà đất, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đăng ký, thế chấp, bảo lãnh QSDĐ, tài sản gắn liền với đất.

Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ở thành phố Thanh Hóa được thể hiện chi tiết tại bảng 4.4 sau đây:

Bảng 4.4. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

Nội dung quản lý

nhà nước Đơn vị tính

Số lượng cần có

Số lượng

đã có

Tỷ lệ

(%) Lý do chưa đạt

1 2 3 4

5 (5=4/3*1

00%)

6

Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Phường, xã 37 37 100

Đã tiến hành sáp nhập 19 phường, xã lân cận thuộc 3 huyện Quảng Xương, Đông Sơn, Hoằng Hóa theo Nghị quyết 05/NQ- CP. Tiến hành cắm mốc, bàn giao và quản lý Khảo sát, đo đạc lập

bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử

Tờ bản đồ 213 192 90,14

- Trên địa bàn còn lại 3 xã Hoàng Anh, Tào Xuyên, Quảng Phú chưa

Nội dung quản lý

nhà nước Đơn vị tính

Số lượng cần có

Số lượng

đã có

Tỷ lệ

(%) Lý do chưa đạt dụng đất, bản đồ quy

hoạch sử dụng đất;

điều tra đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất

được đo đạc bản đồ số năm 2010 do chưa xin được nguồn kinh phí thực hiện.

Thống kê, kiểm kê

đất đai Phường, xã 37 37 100

Ban hành VBQPPL về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

Khi có các Văn bản, Nghị định, Quyết định, Thông tư, Chỉ thị mới thì thành phố Thanh Hóa luôn tổ chức tập huấn cho cán bộ chủ chốt của các phòng ban, ngành, phường, xã, đồng thời quán triệt thực hiện nghiêm túc.

Bên cạnh đó, thành phố Thanh Hóa còn chỉ đạo phòng Tư pháp phối hợp cùng phòng TNMT lập kế hoạch triển khai, tuyên truyền, giáo dục phổ biến sâu rộng pháp luật trên phương tiện thông tin, tới mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành.

Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thành phố Thanh Hóa được tỉnh Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch chi tiết giao thông, sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 giai đoạn 2010-2020. Tính đến năm 2014, cơ quan chức năng có thẩm quyền chưa phát hiện thấy sai sót trong quá trình quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Quản lý việc giao đất, cho thuê, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Tính đến nay thành phố Thanh Hóa đã giao và cho thuê đất đối với trên 300 dự án với diện tích trên 400,0 ha. Tính riêng năm 2014 đã thu hồi hơn 18,25 ha đất để phục vụ cho việc phát triển hạ tầng và giao đất cho dự án.

Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Công tác thu hồi đất và giải phóng mặt bằng được thực hiện nhanh chóng, nhưng còn một số dự án người dân không đồng ý với giá đền bù thấp nên làm chậm tiến độ bàn giao mặt bằng cho dự án.

Đăng ký đất đai, lập quản lý hồ sơ địa chính, cấp

GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Kết quả đến hết năm 2014, toàn thành phố đã cấp GCNQSDĐ được 112.411 giấy chứng nhận với 109.737 thửa đất cho hộ gia đình, cá nhân, đạt 95,1% tổng số giấy phải cấp, cơ bản hoàn thành việc cấp mới Giấy chứng nhận QSDĐ đáp ứng mục tiêu của cả nước và chỉ tiêu của UBND thành phố đề ra là đến năm 2015 hoàn thành việc cấp mới GCN QSDĐ cho dân.

Quản lý tài chính về Thành phố vừa xây dựng khung giá đất cho thời kỳ 2014 – 2019 theo chỉ

Nội dung quản lý

nhà nước Đơn vị tính

Số lượng cần có

Số lượng

đã có

Tỷ lệ

(%) Lý do chưa đạt đất đai và giá đất hơn 24,3 tỷ đồng.

Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Các quyền và nghĩa vụ của các hộ dân, cá nhân được giám sát thông qua công tác: xóa nợ nghĩa vụ tài chính, công tác đăng ký thế chấp – bảo lãnh, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế….

Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm

Hàng năm Phòng Thanh tra thành phố Thanh Hóa luôn tổ chức thanh tra, kiểm tra, rà soát, thống kê các diện tích đất vi phạm, đất kẹt, đất hoang hóa, sử dụng sai mục đích. Riêng năm 2014 đã tiến hành thanh tra 11 vụ sử dụng đất sai mục đích và tiến hành xử lý.

Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai

Từ khi Luật Đất đai năm 2003 được áp dụng, công tác giải quyết tranh chấp khiếu nại đơn thư của nhân dân luôn được giải quyết nhanh gọn.

Các đơn thư chủ yếu tập trung vào việc tranh chấp đất đai giữa các bên sử dụng đất, chế độ tài chính khi được cấp Giấy chứng nhận, các nội dung sai sót trong Giấy chứng nhận.

Một số vụ tranh chấp đất đai còn kéo dài, mặc dù đã có kết luận trả lời của phòng, ban chức năng và giải quyết của các cấp có thẩm quyền nhưng người dân vẫn cố tình khiếu kiện vượt cấp, thắc mắc không đồng tình.

Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai

Từ năm 2005 Văn phòng Đăng ký QSDĐ được thành lập đã thực hiện cơ chế “một cửa” và công khai các thủ tục về nhà đất, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đăng ký, thế chấp, bảo lãnh QSDĐ, tài sản gắn liền với đất. Giúp cho việc thực hiện giao dịch của người dân dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng, chính xác hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)