Tình hình xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất bộ chỉ tiêu phát triển bền vững cho thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 30 - 41)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Tổng quan tình hình phát triển của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng

1.3.2. Tình hình xã hội

1.3.2.1. Dân số, lao động và việc làm

- Dân số thành phố năm 2006 là 202.839 người đến năm 2010 là 234.592 tăng 31.753 người so với năm 2006, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2006 là 1,005% đến năm 2010 là 1,102%, và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cả giai đoạn 2006-2010 trung bình là 1,051%.

Bảng 1.3. Dân số thành phố Hạ Long tại các phường qua các năm

Đơn vị tính: người Nguồn: [10].

STT Đơn vị Năm

2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010 Thành phố 202839 218238 223474 229122 234592

1 Hồng Gai 8590 9286 8995 9215 9385

2 Bạch Đằng 11840 12519 11996 12829 12447

3 Trần Hưng Đạo 9750 10266 9962 10188 10820

4 Yết Kiêu 8452 9553 9233 9785 9995

5 Cao Xanh 14875 15839 16521 17038 17424

6 Hà Khánh 5743 6524 6090 6217 6487

7 Cao Thắng 15448 16650 17147 17378 18230

8 Hà Lầm 9179 9797 10093 10125 10336

24

9 Hà Trung 7146 7570 8019 8034 7745

10 Hà Tu 11618 11991 12174 12197 12575

11 Hà Phong 8705 9427 9772 9804 9824

12 Hồng Hà 12714 15140 15668 15569 15602

13 Hồng Hải 15439 16584 18005 18440 18323

14 Bãi Cháy 18361 18619 18981 19472 19890

15 Giếng Đáy 10671 12003 13317 14071 15423

16 Hà Khẩu 10016 10769 11369 11845 12547

17 Hùng Thắng 4168 5582 5643 5717 5866

18 Tuần Châu 2387 2573 2256 2355 2394

19 Đại Yên 8253 8443 8526 8678 9036

20 Việt Hưng 9484 9103 9707 10165 10243

- Mật độ dân cư trên toàn thành phố năm 2006 là 820 người/km2, đến năm 2010 mật độ dân cư tăng lên 834 người/km2.

- Số lao động năm 2010 được giải quyết việc làm năm 2006 là 51.967 người đến năm 2010 số lao động được giải quyết việc làm ước đạt 50.500 người trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%.

- Năm 2010 thu nhập bình quân đầu người ước đạt 2.680 USD/năm (giá thực tế).

25

234.592 229.122

223.474

202.839

218.238

180.000 190.000 200.000 210.000 220.000 230.000 240.000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Hình 1.6. Biến động dân số qua một số năm

Nguồn: [10].

1.3.2.2. Đô thị và các khu vực nông thôn

- Thành phố Hạ Long được xây dựng và phát triển trên nền thị xã Hồng Gai, hình thành do công nghiệp khai thác là chủ yếu. Trong quá trình phát triển đến nay, đến nay thành phố đã thực sự thay đổi về chất, từ một thành phố than đã trở thành thành phố du lịch, công nghiệp, cảng biển và thương mại của vùng Đông bắc Tổ quốc. Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long cùng với giá trị đa dạng sinh thái đã khẳng định vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, mang lại cho thành phố nguồn lợi nhuận lớn về du lịch, đồng thời tao ra một thách thức lớn về bảo vệ môi trường tự nhiên.

Đô thị Hạ Long gồm có 20 phường, dân số là 234592 người, theo báo cáo kiểm kê đất đai đến 01/01/2010 tổng diện tích 27195,03 ha, bao gồm các loại sau:

* Nhóm đất nông nghiệp: 9568,74 ha, trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp: 1373,56 ha bằng 5,05% đất đô thị.

+ Đất lâm nghiệp có rừng: 7073,62 ha bằng 26,01% đất đô thị.

26

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 1121,41 ha bằng 4,12% đất đô thị.

+ Đất nông nghiệp khác : 0,15 ha.

* Nhóm đất phi nông nghiệp: 16278,76 ha, trong đó:

+ Đất ở: 2281,49 ha bằng 8,39% đất đô thị.

+ Đất chuyên dùng: 11028,14 ha bằng 40,55% đất đô thị.

+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 3,10 ha bằng 0,01% đất đô thị.

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 73,16 ha bằng 0,27% đất đô thị.

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 2892,83 ha bằng 10,64% đất đô thị

+ Đất phi nông nghiệp khác: 0,04 ha.

* Nhóm đất chưa sử dụng: 1347,53 ha bằng 4,96% diện tích đất đô thị.

Trong nhóm đất nông nghiệp, nhiều nhất là đất lâm nghiệp có rừng 7073,62 ha, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 1121,41 ha, đất trồng cây hàng năm 242,53 ha đây là đất để sản xuất, cung cấp thực phẩm rau quả phục vụ tại chỗ cho đô thị.

Đất lâm nghiệp có rừng chiếm 26,01% đất đô thị, đây là tỷ lệ rất thấp so với đô thị loại II. Trong đó đất cho an ninh quốc phòng 1192,54 ha bằng 4,38%, đất xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 2736,90 ha bằng 10,05%, diện tích đất đô thị còn lại là các loại đất khác.

Diện tích đất ở đô thị của thành phố là 2281,49 ha, bình quân 96m2/người đây là tỷ lệ tương đối đảm bảo cho sinh hoạt của nhân dân, tuy nhiên trong thực tế sự chênh lệch về đất ở còn lớn giữa những người thu nhập thấp, so với mặt bằng chung.

Đất chưa sử dụng trong đô thị còn khá lớn chiếm tới 4,96% diện tích đất đô thị chủ yếu là đất trống đồi núi trọc và mặt nước chưa sử dụng. Cần có biện pháp khai thác hợp lý quỹ đất này

1.3.2.3. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng a. Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông, vận tải của thành phố phát triển khá đồng bộ: đường bộ, sắt, thủy và hệ thống cảng biển. Giao thông vận tải thành phố Hạ Long có rất nhiều

27

thuận lợi vừa có điều kiện thông thương với các nước trong khu vực và thế giới thông qua cảng Cái Lân, với các tỉnh trong nước thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt là tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long nói chung và phát triển dịch vụ giao thông vận tải nói riêng.

- Về đường bộ: Mạng lưới đường giao thông của thành phố Hạ Long rất thuận lợi cho việc giao lưu với thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng, các tỉnh miền núi phía bắc và cửa khẩu biên giới của tỉnh như:

Đường quốc lộ 18A, quốc lộ 18B, hiện nay đã thi công xây dựng xong cầu Bãi Cháy đi ngang vịnh Cửa Lục và hệ thống đường dẫn vào hai đầu cầu Bãi Cháy.

Thành phố Hạ Long nằm trên trục đường QL 18A, cách Hà Nội 165 km về phía tây, cách Hải Phòng 70 km về phía tây nam, có một vị trí địa lý và kinh tế - xã hội quan trọng, đặc biệt là trung tâm du lịch không những của tỉnh mà còn của cả nước.

+ Quốc lộ 18A qua thành phố dài 47,8 km đã nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, các đoạn đi qua thành phố đã xây dựng thành đường đô thị.

+ Việc đầu tư và đưa vào sử dụng nhiều công trình giao thông quan trọng trên địa bàn như cầu Bãi Cháy, cầu Bang, bến xe khách Kênh Đồng, mở tuyến phà Tuần Châu - Gia Luận (Cát Hải, Hải Phòng), đã làm thay đổi cơ bản hạ tầng giao thông của thành phố. Cùng với việc phát triển hệ thống xe buýt liên tuyến đi các huyện và các tuyến xe buýt nội thị phát triển mạnh các loại hình vận tải bằng xe khách, xe tải, tàu khách du lịch đã đáp ứng phần lớn nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa.

Nhìn chung, hệ thống giao thông đường bộ của thành phố Hạ Long có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển công nghiệp - thủ công nghiệp thành phố nói riêng.

-Về đường thuỷ: Hệ thống cảng và bến tàu du lịch nằm trong Vịnh Hạ Long hoàn toàn có điều kiện và sẵn sàng đón nhận các loại tàu nội địa và tàu viễn dương có trọng tải lớn.

Hệ thống cảng biển gồm có:

+ Cảng nước sâu Cái Lân.

28 + Cảng Hòn Nét - Hạ Long.

+ Cảng Hòn Gai hiện nay là cảng du lịch quốc tế.

+ Cảng Nam Cầu Trắng được sử dụng chuyên dùng cho vận chuyển than thay thế cho cảng Hòn Gai.

+ Cảng Xăng dầu B12 chủ yếu để chuyển xăng dầu cho khu vực phía bắc.

+ Cảng du lịch Bãi Cháy: Được mở rộng, quy hoạch một số bến đỗ tàu du lịch, tàu cao tốc tại khu vực Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu. Phục vụ vận chuyển khách du lịch tham quan vịnh Hạ Long.

- Về đường sắt:

Hiện tại Quảng Ninh nói chung, Hạ Long nói riêng mới chỉ có tuyến đường sắt từ Kép - Bãi Cháy dài hơn 166 km, (tuyến đường sắt Kép - Bãi Cháy qua địa bàn thành phố dài 14,5 km tới ga Hạ Long), và một số đường sắt chuyên dùng, tuyến đường này chỉ chủ yếu vận chuyển than và một lượng hàng hoá không đáng kể từ Bãi Cháy vào trong nội địa.

Hiện nay thành phố đang nỗ lực triển khai xây dựng 5 km đường chuyên dụng từ ga Hạ Long đến cảng Cái Lân, khổ đường 1000 mm, đảm bảo tốc độ lớn và ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa cảng biển.

Đến nay tuyến đường này vẫn đang trong quá trình triển khai đầu tư và hiện ga Hạ Long chưa đưa vào hoạt động. Đoạn Hạ Long - Cái Lân thuộc dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân, nối từ Yên Viên (Hà Nội) tới Cái Lân trong chương trình hợp tác “một vành đai - hai hành lang kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuyến mới khi đến địa phận Quảng Ninh cơ bản theo tuyến đường sắt hiện tại Kép-Uông Bí-Hạ Long

b. Thông tin liên lạc

Mạng lưới thông tin liên lạc đã được nâng cấp và trải rộng trên toàn địa bàn.

Thành phố vẫn tiếp tục thực hiện theo quy hoạch: mở rộng hệ thống bưu điện và các dịch vụ bưu điện, điện thoại tới các phường, khuyến khích tạo mọi điều kiện cho nhân dân khai thác và sử dụng, đầu tư phát triển mạng điện thoại, bưu điện phục sản xuất kinh doanh và sinh hoạt.

29

Ngoài hệ thống thông tin liên lạc đường dây còn có hệ thống thông tin liên (TTLL) không dây của VINAPHONE, MOBIPHONE, VIETTEL, S-PHONE phủ sóng khắp Thành phố và khu vực vịnh Hạ Long, đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho phục vụ khách du lịch cũng như nhân dân Thành phố. Thành phố có một bưu cục trung tâm, một tổng đài có hơn 80.000 số hòa mạng lưới quốc gia, đảm bảo TTLL trong nước và quốc tế, các dịch vụ bưu chính viễn thông ngày càng đa dạng, tuyến đường cáp quang nối với Hà Nội đã được xây dựng, dịch vụ internet cũng được phát triển rất nhanh, đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa TTLL.

Hệ thống thông tin phát thanh, truyền hình phát triển nhanh, số lượng thiết bị nghe nhìn tăng cao đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân. Thành phố đầu tư nâng cấp trang thiết bị Đài truyền thanh truyền hình thành phố và truyền thanh phường (Thành phố đã đầu tư 450 loa truyền thanh; 20/20 phường được đầu tư trạm truyền thanh không dây; 159 khu phố đã có thiết bị phát thanh không dây đạt 98%

số khu phố trên địa bàn).

Tỷ lệ phủ sóng phát thanh truyền hình đạt trên 95%; 100% phường, xã có điện thoại và internet

c. Hệ thống thủy lợi, cấp và thoát nước

 Hệ thống thủy lợi

- Thành phố Hạ long có hồ Yên Lập nằm ở địa phận 2 phường Đại Yên và Việt Hưng có diện tích mặt nước khoảng 600 ha với dung tích 144triệu m3, phục vụ nước tưới và sinh hoạt trên địa bàn 2 phường và các phường lân cận. Ngoài hồ Yên Lập còn có một số hồ đập nhỏ như: hồ Khe Cá (phường Hà Phong), hồ Cái Mắm (Phường Việt Hưng), hồ Cái Tần (phường Tuần Châu), hồ Khu 5 (phường Hà Lầm), hồ Khe Lởi (phường Việt Hưng) các hồ này có khả năng dự trữ nước mùa mưa, tưới cho cây trồng vào mùa khô.

- Trên địa bàn thành phố hiện có các tuyến đê, kè như: Tuyến đê Minh Khai, Yên Cư, Quỳnh Nhung thuộc phường Đại Yên. Các tuyến đê này đều có kết cấu đất đắp.

30

Nhìn chung các công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố đều rơi vào tình trạng bị xuống cấp nghiêm trọng cần được sửa chữa nâng cấp. Chủ trương đầu tư xây dựng và nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi của thành phố đều nhận được sự ủng hộ của nhân dân. Tuy nhiên do thủ tục chuẩn bị đầu tư kéo dài, do ảnh hưởng biến động giá cả nguyên vật liệu và Nhà nước điều chỉnh một số chính sách về xây dựng cơ bản đã khiến tiến độ triển khai các dự án bị chậm so với kế hoạch đề ra

 Hệ thống cấp nước

Là thành phố có nguồn nước mặt rất hạn chế, không có hệ thống sông lớn nào chảy qua, chỉ có một số sông nhỏ, lưu lượng từ vài chục đến trên dưới 100m3/s, không đủ cấp nước cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là về mùa khô.

- Hàng năm nguồn vốn đầu tư vào ngành nước để phục vụ nước sạch cho các hộ trong địa bàn thành phố là khá lớn; trong 5 năm giai đoạn (2006-2010) là 182.727 triệu đồng, sản lượng nước tiêu thụ trong 5 năm 116 triệu m3, doanh thu ước đạt 587.438 triệu đồng, tỷ lệ hộ dùng nước chiếm 98% năm 2009 và năm 2010 ước đạt 98,5%.

- Thành phố được chia thành 2 khu vực cấp nước riêng biệt, cả 2 mạng lưới đều sử dụng nước mặt kết hợp nước ngầm.

+ Khu vực Hòn Gai được cấp khoảng 20.000 m3/ngày.đêm từ nhà máy nước Diễn Vọng (công suất thiết kế 60.000 m3/ngày.đêm cấp cho khu vực Hòn Gai và Cẩm Phả). Do lượng nước thất thoát lớn, lên tới 30% lượng nước sản xuất, nên lượng nước thực cấp chưa thỏa mãn nhu cầu dùng nước. Trung bình dân nội thị được cấp khoảng 100 lít/người/ngày.đêm và khoảng 80% dân nội thị dùng nước máy số còn lại dùng nước giếng khơi hay giếng khoan.

+ Khu vực Bãi Cháy được cấp 13.000m3/ngày.đêm từ nhà máy nước Đồng Ho (công suất thiết kế 20.000m3/ngày.đêm). Chất lượng nước nguồn tốt, không mùi, trong và mềm, độ pH thấp (6-6,5). Nguồn nước mặt: nguồn nước cấp cho nhà máy nước là nước mặt đập Thác Nhồng sông Đồng Ho, cách Bãi Cháy khoảng 10 km.

Nguồn nước ngầm: đang sử dụng nguồn nước ngầm lấy từ các giếng khoan.

31

Các nhà máy nước của thành phố đều ở rất xa thành phố nên tuyến ống dẫn nước dài gây thất thoát lớn và khó khăn cho công tác vận hành và quản lý.

Ngoài hệ thống cấp nước sinh hoạt, thì nước để phục vụ tưới cây cho mùa khô được lấy từ hồ Yên Lập nằm trên địa bàn 2 phường Đại Yên và Việt Hưng có diện tích mặt nước khoảng 600 ha với dung tích 144 triệu m3

 Hệ thống thoát nước thải

Nước thải sinh hoạt, thương mại, du lịch, dịch vụ của thành phố Hạ Long phần lớn chưa được xử lý và thải ra sông, suối, ao, hồ... rồi đổ ra vịnh Cửa Lục vịnh Hạ Long.

Hiện nay trên địa bàn thành phố đã có một số nhà máy xứ lý nước thải (XLNT) đã hoạt động và đang được triển khai xây dựng như:

- Nhà máy XLNT Cái Dăm tại Bãi Cháy có công xuất 3500 m3/ngày.đêm phục vụ XLNT sinh hoạt cho khu vực Bãi Cháy.

- Trạm xử lý nước thải sinh hoạt công suất 2500 m3/ngày tại khu vực Vườn Đào xử lý nước thải cho khu vực du lịch Bãi Cháy.

- Đang xây dựng nhà máy XLNT Hà Khánh bên khu vực Hòn Gai có công xuất khoảng 7000 m3/ngày.đêm sẽ phục vụ XLNT cho các phường Hòn Gai, Bạch Đằng, Hưng Đạo, Hồng Hải, Cao Thắng.

- Nhà máy xử lý nước thải trong khu công nghiệp Cái Lân do nhà máy xi măng quản lý có công suất 3000 m3/ngày.đêm

 Xử lý chất thải rắn

Trước năm 2006 công ty môi trường đô thị thành phố Hạ Long chịu trách nhiệm gom và xử lý rác thải trên địa bàn toàn thành phố tính từ 500m nước biển vào đất liền. Kể từ năm 2006 nhiệm vụ này dần được chuyển giao một phần cho công ty INDEVCO thực hiện. Hiện nay công tác thu gom, xử lý chất thải trên địa bàn thành phố Hạ Long do các đơn vị công ty môi trường đô thị thành phố Hạ Long và công ty INDEVCO thực hiện. Khoảng 97000 tấn rác thải được thu gom từ các khu dân cư Hạ Long và mang đi chôn lấp hàng năm.

d. Giáo dục và đào tạo

32

Trong những năm gần đây ngành giáo dục - đào tạo thành phố đã có những bước phát triển mới, nhiều năm liền là đơn vị dẫn đầu ngành giáo dục - đào tạo tỉnh Quảng Ninh. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của thành phố không ngừng phát triển về số lượng, chất lượng ở các bậc hệ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Hệ thống các trường nội trú phát huy hiệu quả, góp phần đào tạo, bổ xung cán bộ cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc.

Toàn thành phố có 25/61 trường đạt tiêu chuẩn quốc gia tăng 8 trường so với đầu nhiệm kỳ. Chất lượng giáo dục, đào tạo ở các bậc học và trình độ của đội ngũ giáo viên không ngừng được nâng cao, tỷ lệ học sinh đạt khá và giỏi trên 80%;

100% giáo vên đạt chuẩn, 65% giáo vên đạt trên chuẩn; liên tục nhiều năm là địa phương đứng đầu toàn tỉnh về chất lượng giáo dục đào tạo; tỷ lệ học sinh các bậc học lên lớp đạt từ 99-99,8%; tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm đạt từ 99- 100%.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong giáo dục, thành phố đã khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư trong lĩnh vực giáo dục. Trên địa bàn thành phố đến nay đã có 04 trường THPT dân lập (Lê Thánh Tông, Văn Lang, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hạ Long) được xây dựng với tổng mức đầu tư trên 57 tỷ đồng; Đầu tư mới 5 trường mầm non ngoài công lập với tổng mức đầu tư gần 60 tỷ đồng, trong đó trường mầm non Quốc Tế Hạ Long đầu tư đang trong giai đoạn xây dựng với tổng mức đầu tư trên 40 tỷ đồng

e. Y tế

- Các cơ sở y tế trên địa bàn được đầu tư xây dựng mới và sắm trang thiết bị hiện đại với tổng mức đầu tư từ năm 2006 đến nay ước đạt 470,3 tỷ đồng, như Bệnh viện tỉnh, Bệnh viện Lao và Phổi, Bệnh viện Y Dược cổ truyền, Bệnh viện Đa Khoa khu vực Bãi Cháy, trung tâm y tế Thành phố, các trạm y tế phường... đội ngũ cán bộ y tế ngày càng được tăng cường về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Đến hết năm 2010 có 20/20 trạm y tế phường đạt chuẩn Quốc gia về y tế cơ sở, 100% trạm y tế phường có bác sĩ. Trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin chiếm 100%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất bộ chỉ tiêu phát triển bền vững cho thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)