Các chỉ tiêu đã ban hành và khả năng áp dụng cho thành phố Hạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất bộ chỉ tiêu phát triển bền vững cho thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 82 - 100)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.2. Đề xuất bộ chỉ tiêu PTBV cho thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Các chỉ tiêu đã ban hành và khả năng áp dụng cho thành phố Hạ

I. Các chỉ tiêu chung: có 28 chỉ tiêu gồm:

- Chỉ tiêu tổng hợp: 01 chỉ tiêu đó là Chỉ số phát triển con người (HDI).

đơn vị tính là hệ số. HDI lớn hơn không và nhỏ hơn 1. HDI càng gần 1 thì thể hiện phát triển con người càng cao.

Phát triển con người là một trong những nội dung quan trọng của PTBV, nó nhấn mạnh vào các cơ hội: được sống lâu và khỏe mạnh; được học hành; có cuộc sống ấm no đồng thời nó cũng thể hiện sự liên kết giữa lĩnh vực xã hội và lĩnh vực kinh tế.

Việc theo dõi sự biến động chỉ số HDI qua các đợt nhằm đánh giá tính nhân văn trong quá trình phát triển của thành phố. Khi chỉ số tăng chứng tỏ sự phát triển của thành phố là vì người dân, của người dân và do người dân. Trường hợp ngược

76

lại, khi chỉ số giảm, cần phải xem xét lại các mục tiêu phát triển để điều chỉnh cho phù hợp

Công thức tính chỉ số phát triển con người (HDI) như sau:

quân tính từ lúc sinh) của con người. HDI được tính theo công thức:

) 3(

1

3 2

1 HDI HDI

HDI

HDI   

Trong đó:

HDI1 – chỉ số GDP bình quân đầu người (GDP tính theo phương pháp sức mua tương đương “PPP $” có đơn vị tính là USD);

HDI2 - chỉ số học vấn (chỉ số tri thức) được tính bằng cách bình quân hóa giữa chỉ số tỷ lệ biết chữ (biết đọc, biết viết của dân cư) với quyền số là 2/3 và chỉ số tỷ lệ người lớn (24 tuổi trở lên) đi học với quyền số là 1/3.

HDI3- chỉ số tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh (kỳ vọng sống tính từ lúc sinh) HDI nhận giá trị từ 0 đến 1. HDI càng gần 1 có nghĩa là trình độ phát triển con người càng cao, trái lại càng gần 0 nghĩa là trình độ phát triển con người càng thấp.

Công thức tính các chỉ số thành phần (HDI1, HDI2, HDI3) như sau:

min) lg(GDP -

max) lg(GDP

min) lg(GDP -

te) thuc lg(GDP HDI1

Từng chỉ số về tỷ lệ biết chữ và tỷ lệ người lớn đi học được tính toán riêng biệt nhưng đều theo công thức khái quát sau đây:

min L - Lmax

min L - tÕ thùc DI L

H 2 

Ở đây: L - tỷ lệ người lớn đi học hoặc tỷ lệ biết chữ của dân cư.

min T - Tmax

min T - tÕ thùc HDI3 T

Ở đây: T- tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh

Các giá trị tối đa (max) và tối thiểu (min) của các chỉ tiêu liên quan để tính HDI được quy định như sau:

77

Bảng 3.1. Các giá trị đầu vào đề tính chỉ số HDI Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Giá trị tối đa (max)

Giá trị tối thiểu (min) GDP thực tế b/q đầu người

(PPP$)

USD 40000 100

Tỷ lệ biết chữ của dân cư % 100 0

Tỷ lệ người lớn đi học % 100 0

Tuổi thọ b/q tính từ lúc sinh

Năm 85 25

Chỉ tiêu này có tính khả thi, bởi vì các chỉ tiêu thành phần có trong NGTK các tỉnh/thành phố, trong tổng điều tra dân số và trong báo cáo kế hoạch của Sở Giáo dục-Đào tạo

Thời gian thực hiện có thể từ 3 – 5 năm phụ thuộc vào kế hoạch điều tra dân số

- Lĩnh vực kinh tế: có 07 chỉ tiêu:

(1) Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn.

Chỉ tiêu phản ánh quy mô vốn đầu tư phát triển trên địa bàn khi so sánh với tổng sản phẩm trên địa bàn làm cơ sở đánh giá mức độ ảnh hưởng của vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đối với tăng trưởng kinh tế. Để có thể đánh giá xem sự đầu tư vào thành phố có thực sự là phát triển theo định hướng tăng trưởng xanh hay không, cần phân loại chi tiết hơn trong đó nhấn mạnh vào tỉ lệ vốn đầu tư phát triển xanh so với tổng sản phẩm trên địa bàn. Vốn đầu tư xanh có thể hiểu là kinh phí đầu tư cho các lĩnh vực năng lượng sạch, công nghệ thân thiện với môi trường, giảm phát thải hàm lượng cacbon….

Về cơ bản, nếu tỉ lệ này tăng qua các năm chứng tỏ thành phố có chính sách thu hút vốn đầu tư tốt, đặc biệt nếu tỉ lệ vốn đầu tư xanh tăng qua các năm thì đây là một hướng đi đúng để hướng tới phát triển bền vững. Ngược lại nếu tỉ lệ vốn đầu tư

78

phát triển trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn không tăng hoặc giảm thì cần phải xem xét lại các chính sách đầu tư.

Chỉ tiêu này có tính khả thi do nguồn số liệu sẵn có từ số liệu Vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn và chỉ tiêu Tổng sản phẩm trên địa bàn

(2) Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR). Hệ số ICOR là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư để tăng trưởng kinh tế. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là một trong những cơ sở để rà soát và sửa đổi mục tiêu đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả về chất lượng sử dụng vốn đầu tư. Hiệu quả sử dụng nói chung và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nói riêng cũng là mục tiêu của phát triển bền vững. Sự biến động của chỉ số này mô tả sự nhạy bén của thị trường đối với sự phát triển. Do đó, chỉ tiêu này là cần thiết cho thành phố Hạ Long trong việc giám sát tính hiệu quả trong quá trình đầu tư trên địa bàn.

Công thức tính của hệ số:

Trong đó:

ICOR- Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư;

V1 - Tổng vốn đầu tư của năm nghiên cứu;

G1 - Tổng sản phẩm của năm nghiên cứu;

G0 - Tổng sản phẩm của năm trước năm nghiên cứu

(3) Năng suất lao động xã hội. Chỉ số này phản ánh mức độ nâng cao mức sống xã hội của thành phố. Bởi vì, khi quy mô sản xuất tăng, năng suất lao động tăng sẽ dẫn tới của cải vật chất được tạo ra nhiều hơn và do đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.Do đó chỉ tiêu này là cần thiết cho thành phố để đánh giá hiệu quả của quá trình phát triển.

(4) Tỷ lệ thu ngân sách so với chi ngân sách trên địa bàn. Đơn vị tính là %.

Chỉ số này thể hiện mức độ tái đầu tư phục vụ nhu cầu an sinh xã hội của thành phố.

Tỉ lệ này càng thấp mức độ tái đầu tư cho thành phố càng cao và người dân càng được hưởng lợi từ những dịch vụ công của chính quyền.

Số liệu có thể thu được từ báo cáo hàng năm của chính quyền thành phố.

ICOR

=

V1 G1 – G0

79 Thời gian thực hiện: hàng năm

(5) Diện tích đất lúa được bảo vệ và duy trì (theo Nghị quyết của Chính phủ). Chỉ tiêu này không khả thi đối với thành phố Hạ Long vì diện tích đất lúa hầu như là rất nhỏ và đang được chuyển đổi mục đích sử dụng.

Chỉ tiêu khuyến khích sử dụng:

(6) Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tốc độ tăng trưởng chung. Chỉ tiêu này không khả thi khi áp dụng cho thành phố Hạ Long vì các nhân tố tổng hợp đôi khi còn phụ thuộc vào cấp hành chính cao hơn.

(7) Mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị tổng sản phẩm trên địa bàn. đơn vị tính là %. Thành phố Hạ Long có nhiều nhà máy lớn, sử dụng nhiều năng lượng và hầu hết đều sử dụng năng lượng không tái tạo được như than đá, dầu mỏ… nên chỉ tiêu này rất có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ chuyển đổi công nghệ của các đơn vị sản xuất trên địa bàn góp phần sử dụng hiệu quả năng lượng, nhất là nguồn năng lượng không tái tạo được

- Lĩnh vực xã hội: có 11 chỉ tiêu:

(1) Tỷ lệ hộ nghèo. đơn vị tính là %. Chỉ tiêu này đánh giá mức sống dân cư và phân hoá giàu nghèo, là căn cứ đề ra các chương trình, chính sách giảm nghèo đối với các vùng, các nhóm dân cư nghèo nhất. Đây là chỉ tiêu bắt buộc đối với mỗi chính sách phát triển bền vững, nó đo lường mức độ bao quát của các chính sách tới người dân của thành phố. Khi tỉ lệ này gia tăng chứng tỏ các chính sách liên quan đưa ra chưa phù hợp và cần phải điều chỉnh lại. Trong trường hợp ngược lại, các chính sách đó là đúng đắn nếu nó không mâu thuẩn với sự biến động của các chỉ tiêu khác.

Tính khả thi: các số liệu này có thể có được từ các văn bản quan trọng của Đảng, chính quyền địa phương.

Thời gian thực hiện 2 năm/lần

(2) Tỷ lệ thất nghiệp. đơn vị tính là %: là chỉ tiêu phản ánh thực trạng tình hình kinh tế-xã hội của thành phố làm cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Một trong những vấn đề mang tính chất nguyên tắc

80

của PTBV là việc làm. Sự biến động của tỉ lệ này sẽ nói lên mức độ phát triển bền vững của thành phố. Tỉ lệ này gia tăng sẽ kéo theo các vấn đề về xã hội như đói nghèo, mất ổn định, ô nhiễm môi trường … do người dân phải tìm phương kế để mưu sinh

Cách tính Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ so sánh số người thất nghiệp với lực lượng lao động (tổng dân số hoạt động kinh tế) trong kỳ

Tính khả thi: Có thể tính toán được vì hàng năm đều có khảo sát điều tra lao động và việc làm

(3) Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo. đơn vị tính là %. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng của lao động đang làm việc trong nền kinh tế.

. Công thức tính:

Số lao động đang làm việc đã qua đào tạo bao gồm những người thỏa mãn cả hai điều kiện sau đây:

- Là người lao động đang làm việc trong nền kinh tế (xem Chỉ tiêu 0302: “Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế”); và

- Là người đã được đào tạo ở một trường hay một sơ sở đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ đã tốt nghiệp, được cấp bằng/chứng chỉ chứng nhận đã đạt một trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ nhất định, bao gồm: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học). Tỉ lệ này nói nên hàm lượng tri thức trong nền kinh tế. Chỉ số này gia tăng qua các năm chứng tỏ sự phát triển của thành phố hướng dần đến nền kinh tế tri thức và đây cũng đồng thời là một mục tiêu của phát triển bền vững.

Tỉ lệ lao động đang Làm việc đã qua đào tạo

=

Số lao động làm việc tại thời điểm (t) đã qua đào tạo

Tổng số lao động đang làm viêc tại thời điểm (t)

x 100%

81

Tính khả thi: Chỉ tiêu này có thể đo lường được dựa trên các báo cáo kinh tế xã hội của thành phố.

Thời gian thực hiện: 1 năm/lần

(4) Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (Hệ số GINI). đơn vị tính là hệ số lớn hơn không và nhỏ hơn 1. Chỉ số GINI càng gần không thì sự công bằng trong phân phối thu nhập càng lớn, càng gần 1 thì sự bất công bằng trong phân phối thu nhập càng lớn. Hệ số GINI phản ánh tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các tầng lớp dân cư, giúp cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra các chính sách phù hợp nhằm thu hẹp sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội.

Ngoài việc đánh giá giá trị của hệ số Gini, cũng cần phải xem xét tới xu hướng thay đổi của chỉ số qua các đợt đánh giá. Khi chỉ số tăng dần qua các năm tức là song song với sự phát triển, sự bất bình đẳng trong thu nhập của các tầng lớp dân cư ngày càng tăng, sự phát triển như vậy là không bền vững và do đó cần phải có những biện pháp phù hợp để điều chỉnh lại. Ngược lại khi Hệ số tiến gần về 0 chứng tỏ sự phát triển đang đi đúng hướng và cần phải thúc đẩy hơn nữa.

Hệ số GINI được tính dựa vào đường cong LORENZ (xem hình dưới). Đường cong LORENZ được tạo bởi 2 yếu tố: Tỷ lệ thu nhập của dân cư cộng dồn và tỷ lệ dân số tương ứng cộng dồn.

82

Hình 3.4. Biểu đồ đường cong Lorenz

Hệ số GINI là giá trị của diện tích A (được tạo bởi đường cong LORENZ và đường thẳng 45o từ gốc tọa độ) chia cho diện tính A+B (là diện tích tam giác vuông nằm dưới đường thẳng 45o từ gốc tọa độ).

Theo đó, Hệ số GINI (G) được tính theo công thức sau:

Trong đó:

F i - Tỷ lệ dân số cộng dồn đến người thứ i;

Y i - Tỷ lệ thu nhập cộng dồn đến người thứ i.

Căn cứ vào số liệu sẵn có các địa phương có thể tính được hệ số GINI dựa trên số liệu thu nhập bình quân đầu người theo nhóm dân cư

Thời gian thực hiện: 2 năm/lần

(5) Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh. đơn vị tính % là tỉ số số bé trai/số bé gái khi sinh. Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh (còn gọi là tỷ số giới tính khi sinh) phản ánh sự cân bằng giới tính của số trẻ em mới sinh trong một thời kỳ (thường là

83

một năm lịch). Bình thường, tỷ số này dao động từ 103 đến 107 và ổn định theo thời gian và không gian. Bất kỳ sự thay đổi của tỷ số này chệch khỏi mức dao động bình thường đều phản ánh sự can thiệp có chủ ý ở một mức độ nào đó và làm ảnh hưởng đến sự mất cân bằng giới tính tự nhiên, đe doạ sự mất ổn định dân số và làm giảm sự bền vững trong xã hội của thành phố

(6) Tỷ lệ người dân đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. vị tính là %. Chỉ tiêu này có ý nghĩa đối với PTBV, bởi vì một trong các nguyên nhân gây ra hộ nghèo là do gia đình gặp những rủi ro, ví dụ như phải chi viện phí lớn khi do ốm đau, hoặc gia đình có lao động chính bị mất việc làm trở thành lao động thất nghiệp, hoặc khi tuổi cao sức yếu không có trợ cấp xã hội. Nếu số người đóng các loại bảo hiểm nêu trên, thì sẽ đỡ một phần gánh nặng, và còn có thể tránh được một số rủi ro xã hội khác (như cho vay nặng lãi, bán lúa non).

Chỉ tiêu phản ánh quy mô đầu vào của các đối tượng tham gia đóng bảo hiểm bao gồm bảo hiểm xã hội, hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp (kể cả bắt buộc và tự nguyện) làm cơ sở để tính tỷ lệ dân số và lao động tham gia thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, phục vụ việc an sinh xã hội.

(1) Số người đóng bảo hiểm xã hội bao gồm số người tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện.

(2) Số người đóng bảo hiểm y tế: Số người tham gia đóng bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện.

(3) Số người đóng bảo hiểm thất nghiệp: Số người lao động thực tế tham gia vào loại hình bảo hiểm thất nghiệp để khi bị mất việc làm hoặc bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm mới thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp, được hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm.

Nguồn số liệu có thể được lấy từ báo cáo bảo hiểm xã hội của thành phố.

Thời gian thực hiện: 1 năm/lần

(7) Tỷ lệ chi ngân sách địa phương cho hoạt động văn hóa, thể thao. đơn vị tính là %. Chỉ tiêu này thể hiện mức độ đầu tư của thành phố nâng cao thể chất và tinh thần cho người dân. Đây là chỉ tiêu hết sức ý nghĩa giúp cho việc chuyển trọng

84

tâm từ gia tăng của cải vật chất xã hội sang đầu tư cho con người và là một chỉ tiêu giám sát của phát triển bền vững.

Chỉ tiêu này có thể đo lường được dựa trên báo cáo phát triển kinh tế xã hội hàng năm của thành phố.

Thời gian thực hiện: 1 năm/lần.

(8) Tỷ lệ xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới. Tỉ lệ này không khả thi đối với thành phố Hạ Long vì cơ cấu thành phố chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.

(9) Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi được định nghĩa là số trẻ em dưới 5 tuổi chết tính bình quân trên 1.000 trẻ em sinh ra sống trong năm. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi phản ánh mức độ chết cho cả nhóm 5 độ tuổi đầu tiên của cuộc sống, là nhóm dân số có mức độ chết cao, đồng thời cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng của Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Thế giới và Việt Nam.

Chỉ tiêu này có thể đo lường dựa trên Tổng điều tra dân số và nhà ở tiến hành 10 năm/1 lần; Điều tra biến động dân số và KHHGĐ tiến hành hàng năm

Thời gian thực hiện 1 năm/lần

(10) Số người chết do tai nạn giao thông. đơn vị tính là số vụ, người. Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng, mức độ và hậu quả của tai nạn giao thông, làm căn cứ để cơ quan quản lý xây dựng chính sách nhằm tăng cường trật tự an toàn giao thông và trật tự xã hội của thành phố.

Chỉ tiêu này có thể được tính thông qua báo cáo của công an thành phố.

Thời gian tính: 1 năm/lần

(11) Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông đúng độ tuổi. đơn vị là % là chỉ tiêu phản ánh mức độ đi học đúng tuổi của học sinh đối với mỗi cấp học phổ thông. Tỷ lệ này càng cao phản ảnh mức độ đi học đúng tuổi càng cao và phản ánh mức độ quan tâm của người dân, chính quyền và đoàn thể đối với thế hệ mai sau. Nó có giá trị tối đa là 100%. Nếu nó nhỏ hơn 100% thì phần thiếu hụt chính là tỷ lệ người không được đi học đúng tuổi đối với một cấp học phổ thông nhất định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất bộ chỉ tiêu phát triển bền vững cho thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 82 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)