Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất bộ chỉ tiêu phát triển bền vững cho thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 58 - 63)

CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận được áp dụng trong Luận văn là phương pháp tiếp cận Hệ thống, Liên ngành và tiếp cận dựa trên hệ sinh thái

1. Phương pháp tiếp cận hệ thống. Phương pháp tiếp cận này nhấn mạnh vào việc xác định và mô tả liên kết giữa các yếu tố cấu tạo nên hệ thống và tương tác giữa chúng. Một hệ thống là một tập hợp các thành tố tương tác với nhau. Sự thay đổi một thành tố sẽ dẫn đến sự thay đổi một thành tố khác, từ đó dẫn đến thay đổi thành tố thứ ba... Bất cứ một tương tác nào trong hệ thống cũng vừa có tính nguyên nhân, vừa có tính điều khiển. Rất nhiều tương tác có thể liên kết với nhau thành chuỗi tương tác nguyên nhân - kết quả [7].

2. Phương pháp tiếp cận dựa trên hệ sinh thái: được đề cập trong Công ước đa dạng sinh học (CBD) là một chiến lược quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên (đất, nước và sinh vật) nhằm tăng cường bảo vệ và sử dụng bền vững các dạng tài nguyên một cách công bằng[19].

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 1. Hồi cứu số liệu

Thu thập, hệ thống, phân tích tổng hợp số liệu thứ cấp gồm:

+ Các báo cáo tài liệu, số liệu thống kê, của Bộ Tài nguyên môi trường, Sở Tài nguyên môi trường của các bộ, ban ngành từ trung ương đến địa phương có liên quan đến vấn đề phát triển bền vững,

52

+ Các chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền,

+ Các tài liệu, số liệu đã công bố của các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án án trong và ngoài nước có nội dung liên quan đến chủ đề của Luận văn,

+ Thông tin được cập nhật hàng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng,

2. Phương pháp SWOT

SWOT là chữ viết tắt từ các từ tiếng Anh: Strength (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunity (cơ hội) và Threat (đe doạ). Phân tích SWOT giúp cho việc làm rõ 4 mặt trên đây để lựa chọn phương án hay giải pháp tối ưu, tránh sa vào các quyết định chủ quan.

- Điểm mạnh và điểm yếu đòi hỏi phải phân tích các nguồn lực bên trong hệ thống bằng cách kiểm kê tài nguyên và vốn của hệ thống, cấu trúc và mạng phản hồi của hệ thống. Các nguồn lực rất đa dạng, nhưng tập trung vào các khía cạnh:

nhân lực, tài lực (kinh phí), vật liệu (trang thiết bị, nguyên liệu...), tin lực (thông tin), thời lực (quỹ thời gian), nguồn lực quản lý - lãnh đạo - điều hành.

- Cơ hội và đe dọa là những đánh giá về môi trường bên ngoài hệ thống. Cơ hội chính là những thuận lợi của đầu vào, là mối tương tác thuận lợi với các hệ thống khác, là thời cơ... Đe dọa bao gồm các sức ép các cản trở, các khó khăn bên ngoài tác động vào hệ thống... Đó có thể là những đe dọa công khai hay tiềm ẩn trong môi trường của hệ thống [7].

3. Phương pháp phân tích SMART

SMART là chữ viết tắt từ tiếng Anh: Specifc (rõ ràng, cụ thể), Measurable (có thể đo lường được, định lượng được), Achieve (có thể đạt được, hoàn thành được), Realistic (hiện thực) và Time bound (thời gian thực hiện hợp lý).

SMART là phương pháp của quỹ phát triển Quốc tế SIDA Thụy Điển xây dựng. SMART sử dụng để phân tích, lựa chọn một mục tiêu phù hợp và khả thi của dự án. Mục tiêu phải là một khái niệm rõ ràng, cần được xây dựng có hệ thống, đáp ứng đủ yêu cầu SMART [7].

53 4. Phương pháp DPSIR

Phương pháp Đánh giá Tổng hợp DPSIR do Tổ chức Môi trường Châu Âu (EEA) xây dựng vào năm 1999 là một mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả: nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết. Cấu trúc của mô hình bao gồm các thông số chỉ thị về điều kiện tự nhiên – kinh tế– xã hội của vùng nghiên cứu, dựa vào đặc điểm và bản chất, các thông số này được chia thành 5 hợp phần (Hình 1.3):

Hình 2.1. Mô hình DPSIR đánh giá phát triển bền vững

Các thông số thể hiện các động lực chi phối đặc điểm và chất lượng môi trường vùng (DRIVER indicatos): Các động lực này thường là một số yếu tố đặc trưng cho địa hình, hình thái, thuỷ văn, khí hậu,… cũng như các hoạt động sản xuất phát triển kinh tế– xã hội chính diễn ra trong vùng như cở sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp, vận tải thuỷ, phát điện, du lịch,…

Các thông số thể hiện áp lực (PRESSURE indicators). Ví dụ, các thông số áp lực thường cung cấp các thông tin định tính và định lượng về nước thải của các nhà máy, khu đô thị, diện tích canh tác, lượng phân bón thuốc trừ sâu được sử dụng, sản lượng đánh bắt cá, lượng khách du lich hàng năm,… Rõ ràng là cường độ của các

54

áp lực này sẽ làm thay đổi đáng kể điều kiện tự nhiên vật lý và sinh thái vốn có của vùng. Hơn nữa, phần lớn các thay đổi đó diễn ra theo chiều hướng tiêu cực.

Các thông số về tình hình chất lượng môi trường (STATE indicators). Các thông số tình hình chất lượng môi trường giúp cung cấp thông tin định tính và định lượng về đặc điểm và tính chất của các yếu tố vật lý, hoá học và sinh thái các thành phần môi trường vùng (đất, nước, không khí, rừng, động thực vật hoang dã, hệ sinh thái thuỷ sinh). Chất lượng môi trường bị suy giảm dần và ảnh hưởng xấu tới cộng đồng và hệ sinh thái tự nhiên trong vùng.

Các thông số phản ánh các tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học, tới sức khoẻ và sự ổn định, phồn vinh của cộng đồng (IMPACT indicators).

Các thông số thể hiện các biện pháp đối phó với các hậu quả môi trường và xã hội (RESPONSE indicators).

Như thể hiện ở Hình 2.1. các hợp phần có mối quan hệ tương tác qua lại theo hai chiều: chiều thuận và chiều phản hồi. Với cách xây dựng mô hình nhận thức theo chuỗi như vậy, DPSIR là một công cụ hiệu quả để xác định, phân tích và đánh giá các mối quan hệ rất phức tạp của hệ thống môi trường tự nhiên và hệ thống kinh tế– xã hội. Vì vậy, phương pháp này thường được áp dụng cho xây dựng quy hoạch và chiến lược quản lý môi trường vùng và quốc gia nhằm đảm báo phát triển bền vững

5. Phương pháp tham vấn chuyên gia

Trên cơ sở những nội dung nghiên cứu, đề tài đặt ra những vấn đề phải giải quyết, sử dụng tham vấn của các chuyên gia chuyên ngành và các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển bền vững và quy hoạch môi trường. Cụ thể là việc tham khảo các ý kiến, quan điểm, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia như: người hướng dẫn khoa học của đề tài – GS.TSKH Trương Quang Học, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQG Hà Nội; các nhà quản lý thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, nhóm chuyên gia Nhật Bản thuộc Dự án Lập Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm

55

2020 định hướng đến năm 2030 và Dự án Lập quy hoạch môi trường thành phố Hạ Long đến năm 2020 định hướng đến năm 2030.

56

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất bộ chỉ tiêu phát triển bền vững cho thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)