Chính sách bồi thường hỗ trợ và TĐC bằng trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường lê văn lương kéo dài và khu đô thị phùng khoang, quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 20 - 25)

Trên thế giới bất cứ quốc gia nào, đất đai là nguồn lực quan trọng, cơ bản của mọi hoạt động đời sống kinh tế - xã hội. Phát triển công nghiệp và đô thị là một tiến trình tất yếu. Khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho các mục đích của Quốc gia đã làm thay đổi toàn bộ đời sống kinh tế của hàng triệu người dân,

người bị ảnh hưởng có xu hướng ngày càng tăng về số lượng. Đặc biệt ở những nước đang phát triển người dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp thì đó là vấn đề sống còn của họ. Để có thể hài hòa được lợi ích của xã hội, tập thể và cá nhân, mỗi quốc gia có một phương pháp và cách làm riêng. Chúng ta có thể thấy thực tiễn một số kinh nghiệm trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số nước trong khu vực và một số tổ chức Ngân hàng.

2.2.1. Trung Quốc

Đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước nên không có chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, kể cả đất nông nghiệp, tuy nhiên trường hợp cụ thể, Nhà nước sẽ cấp đất mới cho các chủ sử dụng bị thu hồi đất. Nhà nước chỉ bồi thường cho các công trình gắn liền với đất khi bị thu hồi của các chủ sử dụng.

Chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất năm 2009 tại một số thành phố lớn của Trung Quốc: Thâm Quyến, Bắc Kinh...

Người bị thu hồi đất được bồi thường bằng đất nông nghiệp, nếu không có đất nông nghiệp thì được bồi thường bằng tiền. Giá đất được tính để bồi thường bằng tiền được xác định theo phương pháp thu nhập (lấy thu nhập ròng bình quân 3 năm liền đối với khu đất bị thu hồi chia cho lợi tức tín dụng, sau đó nhân với 30 lần - tương ứng 30 năm được giao đất). Tiền bồi thường được huy động từ 3 nguồn:

- Nguồn thu từ đất đai khoảng gần 70%, nguồn thu này chiếm khoảng 15% tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm.

- Doanh nghiệp bồi thường bằng việc trích từ 10% - 15% diện tích đất thu hồi để nông dân có thể sử dụng đất đó làm khách sạn, nhà hàng, nhà ở, v.v. hoặc góp vốn bằng đất với doanh nghiệp để kinh doanh, dịch vụ.

- Cộng đồng thôn trích một khoản trong quỹ chung của thôn quỹ này được hình thành từ nhiều nguồn trong đó một phần từ tiền Nhà nước đền bù cho người bị thu hồi đất) để hỗ trợ cho người bị thu hồi đất.

Ngoài việc bồi thường bằng đất, bằng một phần đất và tiền hoặc bằng tiền, người bị thu hồi đất nông nghiệp còn được đào tạo nghề đối với người trong độ tuổi cho phép, được mua bảo hiểm xã hội.

Việc thu hồi đất Nhà nước thông báo cho người sử dụng đất biết trước trong phạm vi một năm. Người dân có quyền lựa chọn các hình thức bồi thường thiệt hại bằng tiền hoặc bằng nhà tại khu ở mới. Tại Bắc Kinh và Thượng Hải,

người dân thường lựa chọn bồi thường thiệt hại bằng tiền và tự tìm chỗ ở mới phù hợp với nơi làm việc của mình.

Về giá bồi thường thiệt hại, tiêu chuẩn là giá thị trường. Mức giá này cũng được Nhà nước quy định cho từng khu vực và chất lượng nhà, đồng thời được điều chỉnh rất linh hoạt cho phù hợp với thực tế, vừa được coi là Nhà nước tác động điều chỉnh tại chính thị trường đó. Đối với đất nông nghiệp, bồi thường thiệt hại theo tính chất của đất và loại đất.

Về TĐC, các khu TĐC và các khu nhà ở được xây dựng đồng bộ và kịp thời, thường xuyên đáp ứng nhu cầu nhiều loại căn hộ với các nhu cầu sử dụng khác nhau. Các chủ sử dụng phải di chuyển đều được chính quyền chú ý điều kiện về việc làm, đối với các đối tượng chính sách xã hội được Nhà nước có chính sách riêng.

2.2.2. Thái Lan

Hiến pháp năm 1982 quy định việc trưng dụng đất cho các mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên cho đất nước, phát triển đô thị, cải tạo đất đai và các mục đích công cộng khác phải theo giá thị trường cho những người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về tất cả các thiệt hại do việc trưng dụng gây ra và quy định việc bồi thường phải khách quan cho người chủ mảnh đất và người có quyền thừa kế tài sản đó. Dựa trên các quy định này, các ngành có quy định chi tiết cho việc thực hiện trưng dụng đất của ngành mình.

Năm 1987 Thái Lan ban hành Luật về trưng dụng BĐS áp dụng cho việc trưng dụng đất sử dụng vào các mục đích xây dựng tiện ích công cộng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc các lợi ích khác cho đất nước, phát triển đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai vào các mục đích công cộng.

Luật quy định những nguyên tắc về trưng dụng đất, nguyên tắc tính giá trị bồi thường các tài sản bị thiệt hại. Căn cứ vào đó, từng ngành đưa ra các quy định cụ thể về trình tự tiến hành bồi thường TĐC, nguyên tắc cụ thể xác định giá trị bồi thường, các bước lập và phê duyệt dự án bồi thường, thủ tục thành lập các cơ quan, uỷ ban tính toán bồi thường TĐC, trình tự đàm phán, nhận tiền bồi thường, quyền khiếu nại, quyền khởi kiện đưa ra toà án (Nguyễn Đình Bồng, 2006).

2.2.3. Nhật Bản

* Về thu hồi đất:

Luật Trưng thu đất đai của Nhật Bản ban hành năm 1951 quy định việc

trưng dụng đất có bồi thường để xây dựng công trình hạ tầng trọng yếu được pháp luật cho phép, chẳng hạn đường xá, công viên theo luật quy hoạch đô thị, đê điều, hồ chứa nước theo luật sông ngòi, cảng biển theo luật cảng biển…

Trình tự trưng dụng như sau: 1, Xin phép trưng dụng; 2, Đăng ký đất đai và công trình trong diện trưng dụng; 3, Bên trưng dụng và bên bị trưng dụng thương lượng thoả thuận; 4, Trình Hội đồng trưng dụng thẩm định; 5, Ra quyết định trưng dụng; 6, Hoàn tất trưng dụng.

Nhật chỉ trưng dụng đất khi giao dịch đất đai thông thường bị trở ngại và được Bộ trưởng xây dựng hoặc tri huyện cho phép khi thấy phù hợp lợi ích công cộng và hội đủ điều kiện cần thiết.

Việc bồi thường thực hiện bằng tiền. Mức bồi thường tính toán tại thời điểm công bố trưng dụng, có điều chỉnh cho phù hợp với biến động giá trước lúc ra quyết định trưng dụng. Lệnh số 23/2003/L-CTN công bố Luật Đất đai 2003.

* Giải quyết lao động, việc làm trong quá trình thu hồi đất:

Quá trình công nghiệp hoá ở Nhật Bản cũng bắt đầu bằng thời gian dài tăng trưởng trong nông nghiệp. Việc chú trọng phát triển công nghiệp thu hút nhiều lao động trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá đã cơ bản giải quyết được vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp, mặc dù diện tích đất canh tác ngày càng giảm. Sau khi công nghệ hiện đại thu hút nhiều vốn đã phát triển, các công nghệ thu hút lao động vẫn được coi trọng. Ngoài ra Nhật Bản còn phân bố các ngành công nghiệp, các nhà máy về nông thôn để tạo việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn.

Chính phủ Nhật bản đã thành lập mạng thông tin việc làm trên khắp đất nước với mục đích cung cấp đầy đủ các thông tin về việc làm từ các tổ chức, doanh nghiệp qua Internet đến với những người đang tìm việc, giúp họ có những sự lựa chọn phù hợp với năng lực, điều kiện của mình. Chính phủ cũng bồi thường những công nhân có tay nghề cao qua việc hỗ trợ tài chính, tạo cơ hội phát triển năng lực, nâng cao chất lượng các tổ chức giáo dục đào tạo trên cơ sở nhu cầu của mỗi vùng, phát triển nguồn nhân lực và kỹ thuật kết nối thông tin trong những khu vực mới hoặc đang phát triển (Tổng Cục Địa chính, 2001).

Hoạt động giải quyết việc làm cho người cao tuổi được chú trọng để xoá bỏ những bất cân đối về việc làm do tuổi tác. Luật về ổn định việc làm của người lao động cao tuổi nhấn mạnh yêu cầu các công ty kéo dài tuổi về hưu bắt buộc và

thuê mướn lại những người cao tuổi có năng lực, kinh nghiệm tại các công ty hiện đại hoặc từ các công ty chi nhánh. Nhiều chính sách được đưa ra như các chính sách về đào tạo lại, nâng cao tay nghề cho lao động trung niên. Các loại hình tuyển dụng và thuê mướn được đa dạng hoá, coi trọng các công việc làm thêm không chính thức như làm bán thời gian, tạm thời hoặc bất thường. Chế độ tuyển dụng thay đổi theo khu vực, không tập trung chủ yếu tại các đô thị lớn như trước kia mà chuyển sang các khu vực lân cận và các địa phương.

Trong những năm 1960, 1970, các lĩnh vực như phúc lợi y tế, công nghệ tin học và môi trường đang giữ một vai trò quan trọng then chốt trong việc mở ra những thị trường mới ở Nhật Bản. Đồng thời, các ngành công nghiệp mới và các dịch vụ liên quan được khuyến khích phát triển. Việc phát triển khoa học và công nghệ địa phương được đẩy mạnh thông qua việc tận dụng đặc thù mỗi vùng.

Chính phủ Nhật Bản đã có những bước đi thích hợp nhằm ổn định chính thị trường lao động ở tầm vĩ mô, nhưng để có thể tham gia được vào thị trường lao động thì bản thân mỗi người lao động cũng phải tự phát triển năng lực nghề nghiệp của mình thông qua việc tự đào tạo lại; các công ty, tổ chức cũng phải ủng hộ điều này một cách tích cực.

2.2.4. Ngân hàng Thế giới WB và Ngân hàng phát triển Châu Á ADB

Theo kinh nghiệm của các tổ chức Ngân hàng quốc tế thì chìa khoá dẫn tới việc bồi thường TĐC hợp lý là chấp nhận và thực hiện chính sách phát triển mà con người là trung tâm chứ không phải là chính sách đền bù vật chất. Vì vậy, mục tiêu chính sách bồi thường TĐC của Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) là việc bồi thường TĐC sẽ được giảm thiểu càng nhiều càng tốt và đưa ra những biện pháp khôi phục để giúp người bị ảnh hưởng cải thiện hoặc ít ra vẫn giữ được mức sống, khả năng thu nhập và mức độ sản xuất như trước khi có dự án. Các biện pháp phục hồi được cung cấp là bồi thường theo giá trị thay thế nhà cửa và các kết cấu khác, bồi thường đất nông nghiệp là lấy đất đai có cùng hiệu suất và phải thật gần với đất đã bị thu hồi, bồi thường đất thổ cư có cùng diện tích được người bị ảnh hưởng chấp nhận, giao đất TĐC với thời hạn ngắn nhất. Đối với đất đai và tài sản được đền bù chính sách của WB và ADB là phải bồi thường theo giá xây dựng mới đối với tất cả các công trình xây dựng và quy định thời hạn bồi thường TĐC hoàn thành trước một tháng khi dự án triển khai thực hiện (Ngân Hàng thế giới, 2007). Về quyền được tư vấn và tham gia của các hộ bị thu hồi đất, WB ADB quy định các thông tin về dự án cũng như

chính sách bồi thường TĐC của dự án phải đầy đủ, công khai để tham khảo ý kiến, hợp tác và tìm mọi cách thoả mãn nhu cầu chính đáng của họ trong suốt quá trình lập kế hoạch bồi thường TĐC cho tới khi thực hiện công tác lập kế hoạch.

Kế hoạch giải toả đất được thực hiện sau khi đã hội ý với người bị thu hồi đất.

Việc lập kế hoạch cho công tác bồi thường TĐC được WB và ADB coi là điều bắt buộc trong quá trình thẩm định dự án. Mức độ chi tiết của kế hoạch phụ thuộc vào số lượng người bị ảnh hưởng và mức độ cộng tác của dự án. Kế hoạch bồi thường TĐC phải được coi là một phần của chương trình phát triển cụ thể, cung cấp đầy đủ nguồn vốn và cơ hội cho các hộ bị ảnh hưởng. Ngoài ra còn phải áp dụng các biện pháp sao cho người bị di chuyển hoà nhập được với cộng đồng mới. Để thực hiện các biện pháp này, nguồn tài chính và vật chất cho việc di dân luôn đuợc chuẩn bị sẵn (Ngân hàng phát triển châu Á, 2002).

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường lê văn lương kéo dài và khu đô thị phùng khoang, quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)