Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 40 - 45)

PHẦN 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Đông Triều

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 4.1. Vị trí địa lý

Thị xã Đông Triều nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh, với toạ độ địa lý: Từ 21029’04” đến 21044’55” vĩ độ bắc Từ 106033’ đến 106044’ 57” kinh độ đông.

- Phía bắc giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang.

- Phía Tây giáp thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương.

- Phía nam giáp huyện Thuỷ Nguyên thành phố Hải Phòng và huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương.

- Phía đông giáp thành phố Uông Bí. Thị xã Đông Triều có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 6 phường và 15 xã. Đông Triều là cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Ninh, có Quốc lộ 18A chạy qua đã mang lại những lợi thế quan trọng trong việc giao lưu kinh tế với các khu vực trong và ngoài tỉnh thông qua hệ thống giao thông đường bộ và đường thuỷ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Đông Triều vừa có đồi núi vừa có đồng bằng ven sông, phía bắc và tây bắc là vùng đồi núi thuộc cánh cung Đông triều, phía nam là vùng đồng bằng ven sông.

4.1.1.3. Khí hậu

Đông triều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng là nóng, ẩm mưa nhiều vào mùa hè và khô, lạnh vào mùa đông. Theo trung tâm dự báo khí tượng, thuỷ văn Quảng Ninh, khí hậu Đông Triều có những đặc trưng sau:

- Nhiệt độ trung bình năm đạt 23,80C, dao động từ 16,60C đến 29,40C, vào mùa đông nhiệt độ trung bình trong tháng 1 tại các nơi đều dưới 160C, trị số thấp nhất tuyệt đối tới 3-50C. Mùa hè trị số trung bình tháng 7 đạt trên 290C, trị số cao nhất tuyệt đối lên tới 39 - 400C.

- Lượng mưa trung bình năm đạt 1.444,0 mm. Mùa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80 - 90% tổng lượng mưa cả năm.

- Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm đạt 82%. mùa mưa độ ẩm không khí cao đạt 91%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 11 đạt 68%.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Đông Triều có số lượng sông suối khá lớn, bao gồm:

+ Sông Kinh Thầy chảy từ địa phận tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương qua Đông Triều, Hải Phòng rồi đổ ra biển, đoạn qua Đông Triều dài 26,2 km.

+ Sông Vàng chảy theo hướng bắc – nam đổ vào sông Kinh Thầy, dài 8,0 km + Sông Đạm bắt nguồn từ vùng núi phía bắc chảy theo hướng bắc – Nam rồi đổ vào sông Kinh Thầy dài 12,1 km

+ Sông Cầm bắt nguồn từ vùng núi phía bắc chảy quanh co qua xã Xuân Sơn, Hưng Đạo rồi đổ ra sông Kinh Thầy dài 20,1 km

+ Ngoài ra còn có các sông suối nhỏ bắt nguồn từ các dãy núi phía bắc thuộc cánh cung Đông Triều chảy theo hướng bắc – nam. Các sông suối này đều nhỏ, ngắn và dốc, quanh co uốn khúc, diện tích lưu vực nhỏ và ít bồi tụ.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

Theo báo cáo thuyết minh bản đồ thổ nhưỡng nông hoá tỉnh Quảng Ninh năm 2005, đất đai thị xã Đông Triều được chia thành 7 nhóm đất chính và 6 nhóm đất phụ trong đó:

- Nhóm đất phèn

Diện tích 861,25 ha chiếm 2,17% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, phân bố chủ yếu ở địa hình trũng thấp thuộc các xã ven sông Kinh Thầy như Hồng Thái Tây, Yên Đức, Hưng Đạo, Thuỷ An, Nguyễn Huệ.

- Nhóm phù sa

Diện tích 5.974,99 ha chiếm 15% diện tích đất tự nhiên, bao gồm:

+ Đất phù sa được bồi: Diện tích 147,09 ha, chiếm 2,46% phân bố ở các bãi ngoài đê thuộc các xã Yên Đức, Hưng Đạo, Thuỷ An, Nguyễn Huệ, Bình Dương.

+ Đất phù sa không được bồi: Diện tích 5.827,9 ha, chiếm 97,54% diện tích nhóm đất, phân bố ở các xã Hồng Thái Tây, Yên Đức, Kim Sơn, Hưng Đạo, Thuỷ An, Nguyễn Huệ, Bình Dương.

- Nhóm đất xám

Diện tích 2.570,6 ha chiếm 6,47% diện tích tự nhiên, có 2 đơn vị đất:

+ Đất xám điển hình: Diện tích 737,48 ha, chiếm 28,69%. Phân bố ở các xã dọc theo quốc lộ 18A, nơi có địa hình cao và vàn cao.

+ Đất xám glây: Diện tích 1.833,12 ha, chiếm 71,31%. Phân bố ở ven chân đồi phía bắc quốc lộ 18A, đất hình thành và phát triển chủ yếu trên đá cát kết và phù sa cổ, nằm ở địa hình bậc thang thấp, hứng nước từ các khu vực lân cận nên ít thoát nước.

- Nhóm đất vàng đỏ

Diện tích 22869,56 ha chiếm 57,58% diện tích đất tự nhiên, bao gồm:

+ Đất vàng đỏ: Diện tích 15.174,17 ha, chiếm 66,35%. Phân bố ở các xã có đồi núi ở phía bắc thị xã như Xuân Sơn, Tràng Lương, Bình Khê, Tràng An, An Sinh, Việt Dân, Tân Việt, Bình Dương.

+ Đất vàng nhạt: Diện tích 7.695,39 ha, chiếm 33,65%, phân bố chủ yếu ở Xuân Sơn, Tràng Lương, Bình Khê, Tràng An, An Sinh, Việt Dân, Tân Việt, Bình Dương.

- Nhóm đất mùn vàng nhạt trên núi

Diện tích 224,29 ha chiếm 0,56% diện tích đất tự nhiên, thường phân bố ở độ cao tuyệt đối > 700m thuộc các xã An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương.

+ Nhóm đất tầng mỏng: Diện tích 268,06 ha, chiếm 0,67% diện tích tự nhiên.Đất hình thành trong điều kiện địa hình chia cắt mạnh độ dốc lớn, thảm thực vật che phủ mặt đất đã bị chặt phá. Đất bị rửa trôi, xói mòn mạnh nên tầng đất cứng, chặt, tầng đất mịn rất mỏng (<30 cm). Đất hình thành trên đá sa phiến thạch thường có phản ứng chua, nghèo dinh dưỡng. Đất tầng mỏng cần được sử dụng hợp lý nhất là phủ xanh bằng thảm thực vật phù hợp với môi trường của từng tiểu vùng sinh thái.

- Nhóm đất nhân tác

Diện tích 981,11 ha chiếm 2,46% diện tích đất tự nhiên, đất hình thành do tác động của con người, tầng đất bị xáo trộn mạnh bởi các hoạt động của con người như hoạt động san ủi làm ruộng bậc thang, hoặc các hoạt động khai thác mỏ, tầng đất bị xáo trộn dày trên 50 cm.

b. Tài nguyên nước

- Nước mặt: Đông Triều có hệ thống sông suối khá lớn, phân bố đều trong toàn huyện, ngoài ra còn có 32 hồ đập lớn nhỏ. Đây là nguồn nước mặt dồi dào để cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, phục vụ công nghiệp và đời sống dân sinh.

- Nước ngầm: Đông Triều có nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn, phân bố ở các xã Bình Khê, Tràng Lương, Đức Chính, Tràng An, Việt Dân, Tân Việt, có khả năng khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân theo chương trình nước sạch nông thôn. Về chất lượng nước ngầm qua khai thác, thăm dò đảm bảo được độ an toàn cao, nước trung tính, kiềm nhẹ, riêng khu vực Mạo Khê nước bị nhiễm sắt, cần có biện pháp xử lý trước khi đưa vào sử dụng. (Phòng Tài nguyên và Môi trường - Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh cấp nước đến năm 2020).

c. Tài nguyên rừng

- Tài nguyên rừng: Năm 2015, Đông Triều có 18.044,19 ha, trong đó đất có rừng tự nhiên 7.956,7 ha chiếm 44,1% diện tích đất có rừng, đất rừng trồng có 10.087,49 ha chiếm 55,9% diện tích rừng.

- Về hệ thực vật: Theo kết quả điều tra của Viện điều tra quy hoạch rừng, hệ thực vật Đông Triều nói riêng, Quảng Ninh nói chung chịu ảnh hưởng của hệ thực vật Hoa Nam (Trung Quốc) có nhiều đặc điểm giống với hệ thực vật Hải Nam và nằm trong luồng di cư thực vật Đông Nam - Trung Quốc. Thực vật ôn đới có họ:

Giẻ, thích, du, nhài, đỗ quyên... Thực vật nhiệt đới chiếm chủ yếu là các họ: Xoan, dâu tằm, trám...

- Hệ động vật: Theo số liệu thống kê của viện sinh thái và tài nguyên sinh vật (1993) Đông Triều có khoảng 250 loài động vật hoang dã, trong đó:

 Thú: 8 bộ, 22 họ, 59 loài

 Chim: 18 bộ, 44 họ, 154 loài

 Bò sát, lưỡng thê gồm: 37 loài (trong đó bò sát 15 loài, lưỡng thê 22 loài) Hiện nay, số lượng các loài động vật còn rất ít, cần có biện pháp bảo vệ.

- Thảm thực vật: Nhờ điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái đa dạng ở vùng đồi núi đã hình thành và phát triển một thảm thực vật phong phú có nhiều lớp thực vật sinh trưởng. Do có một thời kỳ sự tàn phá rừng của con người làm cho thảm thực vật dần dần bị cạn kiệt, hiện đang ở giai đoạn phục hồi nên vẫn chưa phủ xanh được hết đất trống, đồi núi trọc

Nhìn chung, rừng và thảm thực vật như tấm áo chắn để bảo vệ môi trường đất. Đối với vùng đồi núi, rừng điều tiết dòng chảy các dòng sông, chống xói mòn, rửa trôi. Vì vậy bảo vệ rừng và thảm thực vật chính là bảo vệ môi trường sinh thái chung đảm bảo sự phát triển bền vững

Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn d. Tài nguyên khoáng sản

Theo Báo cáo đề án tổng hợp tài liệu địa chất, khoáng sản và quy hoạch hoạt động khoáng sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 thì Đông Triều có 3 nhóm khoáng sản là khoáng sản cháy, khoáng sản không kim loại và khoáng sản vật liệu xây dựng, cụ thể:

- Khoáng sản cháy:

Than tập trung ở Mạo Khê, Hoàng Quế, Yên Thọ, Hồng Thái Tây. Theo số liệu kết quả thăm dò thì trữ lượng các mỏ vùng Đông Triều có trữ lượng trên 261 triệu tấn.

- Khoáng sản không kim loại:

+ Đá vôi đất đèn có mỏ Tân Yên dùng để sản xuất đất đèn, tổng trữ lượng cấp (C1+C2) của mỏ là 5,184 triệu tấn.

+ Kaolin: Có ở Đức Sơn, trữ lượng trên 7.000 tấn Kaolin phục vụ cho việc sản xuất gốm sứ.

+ Sét gốm có mỏ Việt Dân, Lâm nghiệp và Yên Thọ, trữ lượng cả 3 mỏ đạt hơn 3 triệu tấn sét nguyên liệu.

+ Sét chịu lửa: Có tiềm năng lớn phân bố trong các địa tầng chứa than đá- sét kết chịu lửa phân bố ở Trúc khê (Mạo Khê-Tràng Bạch-Đông Triều). Hiện tại nguồn nguyên liệu này cũng chưa được đánh giá đầy đủ về trữ lượng và đặc tính công nghệ, mới chỉ dừng lại ở mức độ điều tra và nghiên cứu sơ bộ.

- Khoáng sản vật liệu xây dựng: Đá vôi xi măng: Có mỏ Yên Đức: trữ lượng 5,338 triệu tấn cấp(C1+ C2 ).

+ Sét xi măng: Trên địa bàn huyện có mỏ Hoàng Quế có trữ lượng 0,75 triệu tấn cấp (C1+ C2 ).

+ Sét gạch ngói: Khu vực Đông Triều có các mỏ: Việt Dân, Bình Dương, Tràng An, Bình Khê, Kim Sen Tràng Bạch với trữ lượng trên 46,0 triệu m3

- Cát cuội sỏi xây dựng: có các điểm quặng như Mạo Khê, cầu Cầm

Nguồn: Báo cáo đề án tổng hợp tài liệu địa chất, khoáng sản và quy hoạch hoạt động khoáng sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 e. Tài nguyên du lịch và nhân văn

Đông triều là nơi có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hấp dẫn tạo nên những điểm du lịch tâm linh và du lịch sinh thái như Chùa Quỳnh Lâm, Hồ Thiên, Ngoạ Vân, Đền An Sinh, Lăng mộ các Vua Trần, khu di tích Bắc Mã, đình chùa Hổ Lao, khu du lịch sinh thái hồ Khe Chè, Trại Lốc, Bến Châu. Tuy nhiên việc đầu tư cơ sở vật chất cho du lịch còn phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư nên chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có. Đông Triều là vùng đất có bề dầy lịch sử và văn hóa, một trong những sắc thái quan trọng của lịch sử văn hóa qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước của dân tộc. Phát huy tuyền thống tốt đẹp của ông cha, ngày nay nhân dân Đông Triều vẫn tiếp tục năng động tiếp thu các tiến bộ khoa học công nghệ, góp phần cùng cả nước phát triển theo con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)