Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá
2.3.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu.
Bảng 2. 1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
TT Biến số Phân loại biến
số Chỉ số Cách thu
thập Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
1 Tuổi Biến rời rạc Tỷ lệ đối tượng phân theo
nhóm tuổi Phỏng vấn
2 Giới Biến nhị phân Tỷ lệ giới tính Phỏng vấn
3 Nghề nghiệp Biến danh mục Tỷ lệ đối tượng phân theo
nghề nghiệp Phỏng vấn
4 Chiều cao Biến liên tục Chiều cao trung bình Đo trực tiếp 5 Cân nặng Biến liên tục Cân nặng trung bình Đo trực tiếp 6 Vòng bụng Biến liên tục Vòng bụng trung bình, lớn
nhất và nhỏ nhất Đo trực tiếp 7 Vòng mông Biến liên tục Vòng bụng trung bình, lớn
nhất và nhỏ nhất Đo trực tiếp 8 Trình độ học
vấn Biến thứ hạng Tỷ lệ đối tượng phân theo
trình độ học vấn Phỏng vấn 9 Thu nhập bình
quân đầu người Biến danh mục Tỷ lệ đối tượng phân theo
mức thu nhập bình quân Phỏng vấn Mục tiêu 1: Thực trạng bệnh tăng huyết áp
10 Huyết áp tối đa Biến xác định Số đo Huyết áp lớn nhất
trong đối tượng nghiên cứu Đo trực tiếp
11 Huyết áp tối
thiểu Biến xác định Số đo Huyết áp nhỏ nhất
trong đối tượng nghiên cứu Đo trực tiếp
12
Thời gian mắc bệnh tăng huyết áp
Biến rời rạc Tỷ lệ đối tượng phân theo thờ
gian mắc bệnh tăng huyết áp Phỏng vấn
13
Theo dõi và điều trị bệnh tăng huyết áp
Biến nhị phân Tỷ lệ đối tượng được theo dõi
và điều trị bệnh THA Phỏng vấn
14 Phân bố THA
theo tuổi Biến rời rạc
Tỷ lệ THA được chia theo nhóm tuổi (từ 60-69; từ 70- 79 và trên 80 tuổi)
Thống kê mô tả
15 Phân bố THA
theo giới tính Biến nhị phân Tỷ lệ THA được chia theo giới tính (nam, nữ)
Thống kê mô tả
16
Phân bố THA theo nghề nghiệp
Biến danh mục
Tỷ lệ THA được chia theo nghề nghiệp (Cán bộ công chức nhà nước, nông dân, tự do, nội trợ, khác)
Thống kê mô tả
17
Phân bố THA theo trình độ học vấn
Biến thứ hạng Tỷ lệ THA được chia theo trình độ học vấn
Thống kê mô tả
18 Phân bố THA
theo thu nhập Biến danh mục Tỷ lệ THA được chia theo thu nhập
Thống kê mô tả
19 Phân bố THA
theo BMI Biến liên tục Tỷ lệ THA được chia theo chỉ số BMI
Thống kê mô tả
Mục tiêu 2: Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp
Mối liên quan giữa biến độc lập/đầu vào với biến phụ thuộc/đầu ra Tuổi; Giới; học vấn, thu
nhập, nghề nghiệp, hút thuốc, uống rượu, ăn mặn, tập thể dục; BMI…..
Biến Độc lập/Đầu vào
Tính OR (CI95%)và p Tình trạng THA (Có THA
và Không THA) Biến Phụ thuộc/Đầu ra 2.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá
Nhóm chỉ số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu - Tuổi: tính theo năm dương lịch
- Giới tính: nam, nữ.
- Cân nặng: đơn vị tính là ki-lô-gam (kg) với 1 số lẻ sau số thập phân.
- Chiều cao: đơn vị tính là met (m) với 2 số lẻ sau số thập phân.
- Nghề nghiệp: là công việc chính trong 12 tháng qua (nông dân, công nhân, buôn bán, công chức, khác...)
- Trình độ học vấn: là lớp học cao nhất mà ĐTNC đã học xong.
Nhóm chỉ số về các yếu tố nguy cơ
- Phân loại thể trạng (theo BMI, vòng eo/vòng mông): Dựa theo Quyết định số 280/QĐ-BYT ngày 09/9/2011 của Bộ Y tế [47] trong đó:
+ Chỉ số BMI được áp dụng trong nghiên cứu: Người bình thường có chỉ số BMI < 23; Thừa cân: 23 ≤ BMI <25; Tiền béo phì: 25 ≤ BMI <30; Béo phì:
BMI ≥ 30.
+ Theo số đo vòng bụng. Béo phì: ≥90 cm (nam); ≥ 80 cm (nữ).
+ Tỉ số VB/VM: khi tỉ số này cao đã được chấp nhận như một phương pháp phản ánh tình trạng béo bụng, có liên quan đến nguy cơ bệnh tim mạch hơn là toàn bộ khối mỡ cơ thể. Tỷ số này được xác định là tăng khi ở nam giới ≥ 0,95; ở nữ giới ≥ 0,85.
- Sử dụng đồ uống có cồn: đơn vị rượu chuẩn, áp dụng theo tiêu chuẩn của WHO: 1 đơn vị rượu chuẩn bằng 10 gam rượu nguyên chất (etanol), quy đổi tương đương với: 285ml bia 5% hoặc 120ml rượu vang 11% hoặc 30ml rượu mạnh 40%.
Được xác định có lạm dụng rượu bia khi lượng rượu bia uống vào cơ thể được xác định nhiều hơn 1 đơn vị rượu chuẩn/ngày đối với nữ giới, nhiều hơn 2 đơn vị rượu chuẩn/ngày đối với nam giới; uống ở mức độ không an toàn với nam giới ≥ 05 đơn vị uống chuẩn/ngày, với nữ giới: ≥ 04 đơn vị uống chuẩn/ngày [48]
- Tiêu thụ rau củ và trái cây: đơn vị chuẩn (serving) tương đương với 80 gam rau quả chín, rau xanh. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo mỗi người trung bình nên ăn ít nhất 400 gam (5 đơn vị chuẩn) rau củ và trái cây trong một ngày. Một đơn vị chuẩn tương đương với 1 trong các loại sau: 01 bát con rau ăn sống: như xà lách;
1/2 bát con rau xanh đã nấu chín như rau muống, rau cải, mồng tơi, su hào, cải bắp, cà rốt, bí ngô, ngô nõn, đậu,...; 01 quả kích thước trung bình các loại: quả táo, lê, cam, dứa,...; 03 quả chuối; 01 cốc nước quả tươi hoặc sinh tố; 1/2 cốc trái cây được chế biến: cắt nhỏ, nấu, đóng hộp. [48]
- Hút thuốc hàng ngày: người hút thuốc hàng ngày là người hút bất kỳ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào nào ít nhất một lần trong ngày trong tất cả 30 ngày trước khi phỏng vấn (kể cả những trường hợp ngừng hút thuốc trong một số ngày nào đó do bệnh đang được điều trị hoặc trong các lễ nghi tôn giáo, những người này vẫn được coi là hút thuốc hàng ngày).
- Tình hình hoạt động thể lực: Trong nghiên cứu chúng tôi các đối tượng không hoạt động thể lực là các đối tượng: ít vận động, ở nhà làm những công việc nhẹ, các đối tượng không tập thể dục, thể thao hoặc tập dưới 30 phút/ngày. Còn lại các đối tượng khác là các đối tượng có vận động thể lực.
- Sử dụng nhiều muối ăn: thói quen ăn mặn khá phổ biến trong chế biến thức ăn hàng ngày, việc đánh giá chủ yếu thông qua phỏng vấn đối tượng. Mỗi ngày chỉ nên ăn 6 gram muối (1 thìa cafe là đủ), nếu ăn nhiều hơn trong ngày và liên tục từ 4 – 7 ngày là ăn mặn. [49]
- Sử dụng nhiều dầu mỡ động vật nấu ăn: đối với người bình thường tiêu thụ không quá 4 muỗng cafe/ người/ ngày. Nếu ăn nhiều hơn và thường xuyên từ 4 – 7 ngày là thích ăn dầu mỡ.[49]
- Tăng huyết áp là khi: (i) đo tại cơ sở y tế ≥ 140/90 mmHg hoặc khi đo tại nhà; hoặc (ii) huyết áp không tăng nhưng có bằng chứng THA như đang dùng thuốc hạ huyết áp hoặc có biến chứng như bệnh tim, tai biến mạch máu não do tăng huyết áp [49]
- Phân độ tăng huyết áp dựa theo báo cáo lần thứ 7 của Liên Ủy ban Quốc gia về dự phòng, phát hiện, đánh giá và điều trị THA (JNC VII) [11] đã được đề cập tại Bảng 1.2.
- Tỷ lệ hiện mắc THA là tổng số THA/tổng số ĐTNC;
- Trị số trung bình huyết áp tâm thu (HATT) là tổng số mmHg của HATT/tổng số đối tượng nghiên cứu được đo HA.
- Trị số trung bình huyết áp tâm trương (HATTr) là tổng số mmHg của HATTr/tổng số đối tượng nghiên cứu được đo HA.