Một số vấn đề về kiểm tra và đánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu con chim nho nhỏ âm nhạc 1 phạm đình tân thư viện tư liệu giáo dục (Trang 26 - 30)

Phần II THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG MÔN TIN HỌC THPT

I. Một số vấn đề về kiểm tra và đánh giá kết quả học tập

I.1. Kiểm tra, đánh giá là một bộ phận quan trọng của quá trình giáo dục.

Bất kỳ một quá trình giáo dục nào mà một con người tham gia cũng nhằm tạo ra những biến đổi nhất định trong con người đó. Muốn biết những biến đổi đó xảy ra ở mức độ nào phải đánh giá hành vi của người đó trong một tình huống nhất định. Sự đánh giá cho phép chúng ta xác định, một là mục tiêu giáo dục được đặt ra có phù hợp hay không và có đạt được hay không, hai là việc giảng dạy có thành công hay không, người học có tiến bộ hay không.

Trước hết xin đưa ra đây một số khái niệm cơ bản của đánh giá trong giáo dục [34].

Lượng giá

Assesment (tạm dịch là lượng giá) bao gồm các việc phán xét thí sinh theo các hệ thống quy tắc hoặc tiêu chuẩn nào đó. Lượng giá có thể thực hiện đầu quá trình giảng dạy để giúp tìm hiểu và chẩn đoán (diagnostic) về đối tượng giảng dạy, có thể triển khai trong tiến trình (formative) giảng dạy để tạo những thông tin phản hồi giúp điều chỉnh quá trình dạy và học, cũng có thể thực hiện lúc kết thúc (summmative) để tổng kết. Trong giảng dạy ở nhà trường, các đo lường trong tiến trình thường gắn chặt với người dạy, tuy nhiên các đo lường kết thúc thường bám sát vào mục tiêu DH đã được đề ra, và có thể tách khỏi người dạy.

Đo lường

Measurement (đo lường) là một cách lượng giá, là việc gán các con số hoặc thứ bậc theo một hệ thống qui tắc nào đó.

Test:

Tests (trắc nghiệm) là các PP thường dùng để lượng giá trong giáo dục. Trắc nghiệm thường có các dạng thức sau đây:

Trắc nghiệm thành quả (achievement) dùng để đo lường mức độ học được sau một thời kỳ giảng dạy nào đó.

Trắc nghiệm năng khiếu (aptitude) dùng để dự báo việc thực hiện của một người trong tương lai, bao gồm việc giải quyết các vấn đề nằm bên ngoài sự trải nghiệm trực tiếp của người học.

PP trắc nghiệm có thể là khách quan (objective) hoặc chủ quan (subjective).

Đánh giá

Evaluation (đánh giá) là việc nhận định sự xứng đáng của một cái gì đó, chẳng hạn việc đánh giá một chương trình, một nhà trường, một chính sách. Lượng giá người học thường là các thành tố của đánh giá giáo dục. Đánh giá có thể là định lượng (quantitative) dựa vào các con số hoặc định tính (qualitative) dựa vào các ý kiến và giá trị.

Trong các tài liệu về khoa học đo lường và đánh giá, những định nghĩa và phân loại nêu trên đây chưa phải thật thống nhất và rạch ròi.

Dù sao, việc đánh giá nói chung phải được xem là một bộ phận quan trọng và hợp thành một thể thống nhất của quá trình giáo dục.

I.2. Ý nghĩa và các yêu cầu đối với kiểm tra đánh giá [39]

Chất lượng Giáo dục thể hiện qua năng lực người học sau khi hoàn thành khoá học hay bậc học. Bốn thành tố tạo nên chất lượng năng lực đó là: 1- Khối lượng, nội dung và trình độ kiến thức được học; 2- Kỹ năng kỹ xảo được huấn luyện; 3- Năng lực nhận thức và năng lực tư duy được đào tạo và 4 - Phẩm chất nhân văn được rèn luyện.

Khoa học đo lường và đánh giá giáo dục thường phân các cuộc thi theo 3 loại:

Loại thứ 1- Thi để xác nhận mức độ tiếp thu môn học (thi kết thúc môn học). Đề thi khi đó tập trung kiểm tra kiến thức để đánh giá xem người học có năng lực nhận thức hoặc kỹ năng kỹ xảo thuộc môn học đạt đến mức độ nào (theo Bloom), về nhận thức có 6 bậc: nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá; về kỹ năng kỹ xảo có 5 bậc:

bắt chước, hoàn thành, chuẩn hoá, phối hợp và tự động hoá.

Loại thứ 2- Thi để chứng nhận trình độ học vấn (thi hết khoá). Đề thi khi đó mang tính chất tổng hợp, nhiều môn, bao quát toàn bộ chương trình hoá học. Tuỳ theo trình độ và bậc học, tuỳ theo yêu cầu chất lượng mà nhằm đánh giá kiến thức là chính (tốt nghiệp phổ thông) hay đánh giá năng lực là chính (tốt nghiệp khoá huấn luyện).

Loại thứ 3- Thi để tuyển chọn (thi học giỏi, thi tuyển sinh, thi tuyển nhân sự). Đề thi khi đó nhằm đánh giá năng lực theo đúng các tiêu chí tuyển chọn dự kiến. Không phải một cuộc thi lúc nào cũng chỉ nhằm một mục tiêu, mà có thể nhằm đồng thời hai, ba mục tiêu. Khi đó đương nhiên đề thi phải ra như thế nào để đáp ứng cùng một lúc các mục tiêu của cuộc thi đó.

Một đề thi, có thể bao gồm một vài câu hỏi (thường là câu tự luận) hoặc từ vài chục đến hơn một trăm câu hỏi (thường là câu trắc nghiệm) và luôn có bốn chỉ số chính liên quan mật thiết với nhau, dùng để đánh giá đề thi đạt hay không đạt yêu cầu, đó là độ khó, độ phân biệt, độ giá trị và độ tin cậy. Độ khó thường được tính qua tỷ lệ thí sinh làm đúng. Độ phân biệt thường được tính qua hiệu số giữa tỷ lệ thí sinh khá làm đúng và tỷ lệ thí sinh kém làm đúng (phân biệt giữa thí sinh khá và thí sinh kém). Tuỳ theo mục tiêu cuộc thi mà yêu cầu cao hay thấp về hai chỉ số này. Thi để đánh giá tiếp thu môn học và trình độ học vấn thì độ khó và độ phân biệt không cần cao và thang điểm đánh giá khi đó không cần quá chi tiết (thang điểm 4 mức: A,B,C và D, hay thang điểm 10 mức như trước đây nước ta đã dùng là đủ). Nhưng thi để tuyển chọn thì lại cần độ khó và độ phân biệt cao và thang điểm phải chi tiết (thang điểm 100 hay 800 điểm, như nhiều nước hiện nay đang sử dụng).

Có hai cách điều chỉnh độ khó và độ phân biệt cho phù hợp với mục tiêu cuộc thi.

Một là phải xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn, có độ khó và độ phân biệt phù hợp với mục tiêu qua các cuộc thi thăm dò các nhóm người thi tiêu biểu rồi mới lấy ra làm đề thi. Hai là không cần ngân hàng câu hỏi thi chuẩn, ra đề và cho thi rồi thay đổi đáp án cho có độ khó và độ phân biệt phù hợp với những người dự thi.

Trong thực tế, chúng ta áp dụng cách thứ hai vì nó dễ tiến hành, hơn nữa về mặt biểu kiến thì thấy trước mắt ít tốn kém hơn cách thứ nhất mà vẫn đạt mục đích của cuộc thi. Tuy nhiên với các cuộc thi dùng đề thi tự luận như hiện nay kéo theo những bất cập của đề thi tự luận, đó là độ giá trị và độ tin cậy thấp (vì đánh giá kém chính xác), tốn công sức và thời gian chấm (đấy mới là tốn kém thực và rất lớn thì lại không thấy). Cũng vì vậy, lâu nay đã có nhiều khuyến cáo nên dùng ngay đề thi trắc nghiệm khách quan để giảm bớt các bất cập của các đề thi tự luận như đã nêu trên.

Mặt khác do không nắm vững thang bậc chất lượng của sản phẩm giáo dục nên phần lớn đề thi đánh giá tiếp thu môn học trong nhà trường hiện nay chủ yếu nhằm đánh giá ở

mức nhận thức thấp, tức là kiểm tra thuộc kiến thức là chính (biết, hiểu và vận dụng) nên người học có thể quay cóp mà không cần tư duy để trả lời (nói một cách khác là dạy và học đều không cần tư duy). Điều đó lý giải vì sao tiêu cực trong thi cử nhiều, điểm số cao nhưng năng lực không cao, sản phẩm giáo dục và đào tạo chất lượng còn thấp. Do đó, chúng ta cần nhanh chóng đổi mới mục tiêu của đề thi nhằm đánh giá năng lực nhận thức (mang tính chất lượng) chứ đừng chỉ đánh giá thuộc kiến thức (mang tính số lượng) của người học làm chính như hiện nay.

I.3. Phân loại các hình thức trắc nghiệm [35]

Về cách chuẩn bị đề trắc nghiệm, có thể phân chia thành trắc nghiệm tiêu chuẩn hoá và trắc nghiệm dùng ở lớp học.

- Trắc nghiệm tiêu chuẩn hoá thường do các chuyên gia trắc nghiệm soạn thảo, thử nghiệm, tu chỉnh, mỗi câu trắc nghiệm được gắn với các chỉ số cho biết thuộc tính và chất lượng của nó (độ khó, độ phân biệt, nội dung và mức độ kỹ năng phản ánh), mỗi đề thi trắc nghiệm có gắn với một độ tin cậy xác định, ngoài ra có những chỉ dẫn cụ thể về cách triển khai trắc nghiệm và giải thích kết quả trắc nghiệm.

- Trắc nghiệm dùng ở lớp học (hoặc trắc nghiệm do GV soạn) là trắc nghiệm do GV tự viết để sử dụng trong quá trình giảng dạy, có thể chưa được thử nghiệm và tu chỉnh công phu, thường chỉ sử dụng trong các kỳ kiểm tra với số lượng học sinh không lớn và không thật quan trọng.

Về việc đảm bảo thời gian để làm trắc nghiệm, có thể phân chia loại trắc nghiệm theo tốc độ và trắc nghiệm không theo tốc độ.

- Trắc nghiệm theo tốc độ thường hạn chế thời gian, chỉ một ít thí sinh làm nhanh mới có thể làm hết số câu của bài trắc nghiệm, nhằm đánh giá khả năng làm nhanh của thí sinh.

- Trắc nghiệm không theo tốc độ thường cung cấp đủ thời gian cho phần lớn sinh có thể kịp suy nghĩ để làm hết bài trắc nghiệm.

Về phương hướng sử dụng kết quả trắc nghiệm, có thể phân chia ra trắc nghiệm theo chuẩn (norm-referrenced test) và trắc nghiệm theo tiêu chí (criterion-referrenced test)

- Trắc nghiệm theo chuẩn: là trắc nghiệm được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá nhân nào đó so với các các nhân khác cùng làm một bài trắc nghiệm.

- Trắc nghiệm theo tiêu chí: là trắc nghiệm được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá nhân nào đó so với một tiêu chí xác định nào đó cho trước.

I.4. Các PP đánh giá trong chương trình phổ thông [35]

Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động để đo lường năng lực của các đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định. Trong giáo dục trắc nghiệm được tiến hành thường xuyên ở các kỳ thi, kiểm tra để đánh giá kết quả học tập, giảng dạy đối với một phần của môn học, toàn bộ môn học, đối với cả một cấp học hoặc để tuyển chọn một số người có năng lực nhất vào học một khoá học.

Có thể phân chia các PP trắc nghiệm ra làm 3 loại: loại quan sát, loại vấn đáp và loại viết.

I.4.1. Loi quan sát giúp xác định những thái độ, những kỹ năng thực hành hoặc một số kỹ năng về nhận thức, chẳng hạn cách giải quyết vấn đề trong một tình huống đang được nghiên cứu.

I.4.2. Loi vn đáp thường được dùng khi tương tác giữa người chấm và người học là quan trọng, chẳng hạn cần xác định thái độ phản ứng khi phỏng vấn, thường dùng để kiểm tra miệng,…

I.4.3. Loi viết thường được sử dụng nhiều nhất, vì nó có những ưu điểm sau:

- Cho phép kiểm tra nhiều học sinh một lúc.

- Cho phép học sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời.

- Đánh giá được một vài loại tư duy ở mức độ cao.

- Cung cấp bản ghi rõ ràng các câu trả lời của thí sinh để dùng khi chấm.

- Người ra đề không nhất thiết phải tham gia chấm bài.

Trắc nghiệm viết được chia thành 2 nhóm chính

Nhóm các câu hỏi trắc nghiệm buộc trả lời theo dạng mở, thí sinh phải tự trình bày ý kiến trong một bài viết dài để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra. Người ta gọi trắc nghiệm theo kiểu này là kiểu tự luận (essay). Thi, kiểm tra tự luận rất quen biết với tất cả học sinh. Các bài kiểm tra thực hành trên máy vi tính rất đặc thù của môn Tin học - THPT có thể được xem là hình thức trắc nghiệm tự luận.

Nhóm các câu trắc nghiệm mà trong đó đề thi thường gồm rất nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết sao cho thí sinh chỉ phải trả lời vắn tắt cho từng câu. Người ta thường gọi nhóm các câu trắc nghiệm này là trắc nghiệm khách quan (objective test). Trắc nghiệm khách quan tuy còn mới trong nhà trường ở nước ta nhưng đã khá phổ biến trong xã hội.

PP tự luận thường được dùng trong các trường hợp sau:

1. Khi thí sinh không quá đông.

2. Khi muốn khuyến khích và đánh giá cách diễn đạt.

3. Khi muốn tìm hiểu ý tưởng của thí sinh hơn là khảo sát kết quả học tập.

Quan sát Viết Vấn đáp

Trắc nghiệm tự luận

Nhiều lựa chọn Trắc nghiệm khách quan

Trả lời Điền ngắn

khuyết

Đúng sai

Tiểu luận

Giải đáp vấn đề đặt ra Các phương pháp kiểm tra đánh giá

Ghép đôi

4. Khi có thể tin tưởng khả năng chấm bài tự luận của GV là chính xác.

5. Khi không có nhiều thời gian soạn đề nhưng có đủ thời gian để chấm bài.

Còn PP trắc nghiệm khách quan nên dùng trong những trường hợp sau:

1. Khi thí sinh rất đông (chẳng hạn thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh toàn quốc).

2. Khi muốn chấm bài nhanh.

3. Khi muốn có điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc vào người chấm bài.

4. Khi phải coi trọng yếu tố công bằng, vô tư, chính xác và muốn ngăn chặn sự gian lận trong thi cử.

5. Khi muốn kiểm tra một phạm vi hiểu biết rộng, muốn ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt và giảm thiểu sự may rủi.

Một phần của tài liệu con chim nho nhỏ âm nhạc 1 phạm đình tân thư viện tư liệu giáo dục (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)