Qui trình biên soạn đề thi trắc nghiệm

Một phần của tài liệu con chim nho nhỏ âm nhạc 1 phạm đình tân thư viện tư liệu giáo dục (Trang 38 - 44)

Phần II THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG MÔN TIN HỌC THPT

III. Qui trình chuẩn bị và triển khai một kỳ thi trắc nghiệm khách quan

III.1. Qui trình biên soạn đề thi trắc nghiệm

Bước 1: XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

Đề kiểm tra là phương tiện để đánh giá kết quả học tập sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kỳ hay toàn bộ chương trình hay một cấp học. Ngoài ra còn là phương tiện để dự đoán khả năng của người được trắc nghiệm trong tương lai. Người GV qua bài trắc nghiệm để đánh giá học sinh nhưng không chỉ đơn thuần phân loại học sinh mà còn qua đó đánh giá lại kết quả dạy và học của cả Thầy và Trò, để định hướng cho việc dạy tiếp theo tốt hơn.

Bước 2: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU GIẢNG DẠY.

Để một đề trắc nghiệm đo được cái cần đo, tức là đo được mức độ đạt các mục tiêu cụ thể của môn học, cần phải thiết kế và viết đề thi trắc nghiệm bám sát mục tiêu của môn học. Một đề thi tốt kết hợp với việc tổ chức kỳ thi tốt sẽ làm cho kỳ thi đạt được độ giá trị cao. Trước hết, cần xác định mục tiêu muốn kiểm tra đánh giá cho rõ ràng. Để giảng dạy tốt một môn học cần có một danh mục chi tiết về các mục tiêu giảng dạy, thể hiện ở năng lực hay hành vi cần phát triển của người học qua quá trình giảng dạy. Để viết một bài trắc nghiệm tốt cho môn học đó cần dựa vào các mục tiêu đã đề ra cho môn học.

Vì vậy việc làm rõ mối quan hệ giữa mục tiêu môn học và đánh giá thành tích học tập của học sinh, đặc biệt là việc cụ thể hóa mục tiêu môn học thành các thao tác có thể đo lường gọi là các tiêu chí đánh giá là một vấn đề quan trọng trong việc dạy và học, cũng như kiểm tra và đánh giá thành quả học tập của học sinh.

Mục tiêu môn học là kết quả dự kiến tối thiểu mà học sinh phải đạt được sau khi quá trình học tập, nó được thể hiện bởi các yêu cầu khái quát về kiến thức, kỹ năng và

các tiêu chí đánh giá đối với một môn học. Quá trình thao tác hóa mục tiêu được chia thành 4 cấp độ sau:

Hệ thống mục tiêu môn học toàn cấp.

Hệ thống mục tiêu môn học từng lớp.

Hệ thống mục tiêu từng chương, từng phần.

Hệ thống mục tiêu từng bài.

Các mục tiêu lại được phân chia thành ba lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng và thái độ xuyên suốt cả 4 cấp độ nói trên.

Chúng ta có thể sử dụng một ma trận 2 chiều, trong đó các bài học có các tiêu chí cụ thể và các chuẩn cần đạt của bài đó. Các bài ghép lại thành một chủ đề, nhiều chủ đề ghép thành một chương, nhiều chương ghép thành một phân môn và tổng hợp các phân môn chính là hệ thống mục tiêu của một lớp. Ma trận trên được gọi là bảng mục tiêu môn học. Dựa vào bảng các mục tiêu môn học, tùy thuộc vào mức độ quan trọng của từng mục tiêu của từng phân trong môn học, thời gian làm bài để đưa ra số câu hỏi cho mỗi mục tiêu. Từ đó, có thể xây dựng được đề thi cho bài, chương hay một môn học.

Trong thực tế các mục tiêu giảng dạy môn học không phải bao giờ cũng có sẵn đủ chi tiết để có thể soạn thảo một bài trắc nghiệm. Trong trường hợp đó cần xây dựng lại chi tiết danh mục các mục tiêu đó. Việc xây dựng mục tiêu thường được triển khai trong một nhóm những người cùng giảng dạy môn học đó phối hợp với một chuyên gia hiểu biết về cách viết các câu hỏi trắc nghiệm. Trước hết cần liệt kê các mục tiêu cụ thể liên quan đến các năng lực cần đo lường đối với từng phần của môn học, sau đó tuỳ thuộc mức độ quan trọng của từng mục tiêu ứng với từng phần của môn học mà quyết định là cần bao nhiêu câu hỏi.

Ví dụ: (xem [36],[37])

Chương Bài Mc tiêu

+ Khái niệm CSDL. - Kiến thức: Nắm được các vấn đề thường giải quyết trong một bài toán quản lý và sự cần thiết phải có CSDL, khái niệm CSDL và hệ CSDL cùng các đặc trưng của nó.

- Kỹ năng: chưa đòi hỏi các thao tác cụ thể.

- Thái độ: nhìn nhận vấn đề lưu trữ và xử lý hồ sơ có hệ thống hơn.

Chương I - Tin học 12 THPT.

Khái niệm về cơ sở dữ liệu (CSDL) và hệ quản trị

CSDL. + Hệ quản trị CSDL. - Kiến thức: Nắm được các chức năng của một hệ quản trị CSDL.

- Kỹ năng: chưa đòi hỏi thao tác cụ thể.

- Thái độ: Xác định vai trò của mình với một hệ CSDL, là người sử dụng, quản trị CSDL hay lập trình ứng dụng.

Bảng mục tiêu môn học của chương 1 - Tin học lớp 12 THPT.

Có thể cụ thể hóa các mục tiêu DH thành các mức độ chi tiết hơn về các mức nhận thức của học sinh. Hệ thống phân chia được biết tới nhiều nhất là: "Nguyên tắc phân loại Giáo dục" của B.S.Bloom. Nguyên tắc này cung cấp sự phân loại các mục tiêu giáo dục trong các lĩnh vực về nhận thức theo 3 lĩnh vực của hoạt động giáo dục sau đây:

Lĩnh vực về nhận thức (cognitive domain).

Lĩnh vực về hoạt động (psychomator domain) Lĩnh vực về cảm xúc, thái độ (affective domain).

Lĩnh vực nhận thức thể hiện ở khả năng suy nghĩ, lập luận, bao gồm việc thu thập các sự kiện, giải thích, lập luận theo kiểu diễn dịch và quy nạp và sự đánh giá có phê phán.

Lĩnh vực hành động liên quan đến những kỹ năng đòi hỏi sự khéo léo về chân tay, sự phối hợp các cơ bắp từ đơn giản đến phức tạp.

Lĩnh vực cảm xúc liên quan đến những đáp ứng về mặt tình cảm, bao hàm cả những mối quan hệ như yêu ghét, thái độ nhiệt tình, thờ ơ, cũng như sự cam kết với một nguyên tắc và sự tiếp thu các lý tưởng.

Các lĩnh vực nêu trên không hoàn toàn tách biệt hoặc loại trừ lẫn nhau. Phần lớn việc phát triển tâm linh và tâm lý đều bao hàm cả 3 lĩnh vực nói trên.

Bloom và những người cộng tác với ông ta cũng xây dựng nên các cấp độ của các mục tiêu giáo dục, thường được gọi là cách phân loại Bloom, trong đó lĩnh vực nhận thức được chia thành các mức độ hành vi từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất như sau:

- Nhớ (Knowledge): được định nghĩa là sự nhớ lại các dữ liệu đã học được trước đây. Điều đó có nghĩa là một người có thể nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết. Đây là cấp độ thấp nhất của kết quả học tập trong lĩnh vực nhận thức.

- Hiểu (Comprehention): được định nghĩa là khả năng nắm được ý nghĩa của tài liệu.

Điều đó có thể thể hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này sang dạng khác (từ các từ sang số liệu), bằng cách giải thích tài liệu (giải thích hoặc tóm tắt) và bằng cách ước lượng xu hướng tương lai (dự báo các hệ quả hoặc ảnh hưởng). Kết quả học tập ở cấp độ này cao hơn so với nhớ, và là mức thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật.

- Áp dụng (Application): được định nghĩa là khả năng sử dụng các tài liệu đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc áp dụng các quy tắc, PP, khái niệm, nguyên lý, định luật và lý thuyết. Kết quả học tập trong lĩnh vực này đòi hỏi cấp độ thấu hiểu cao hơn so với cấp độ hiểu trên đây.

- Phân tích (Analysis): được định nghĩa là khả năng phân chia một tài liệu ra thành các phần của nó sao cho có thể hiểu được các cấu trúc tổ chức của nó. Điều đó có thể bao gồm việc chỉ ra đúng các bộ phận, phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận, và nhận biết được các nguyên lý tổ chức được bao hàm. Kết quả học tập ở đây thể hiện một mức độ trí tuệ cao hơn so với mức hiểu và áp dụng vì nó đòi hỏi một sự thấu hiểu cả nội dung và hình thái cấu trúc của tài liệu.

- Tổng hợp (Synthesis): được định nghĩa là khả năng sắp xếp các bộ phận lại với nhau để hình thành một tổng thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc tạo ra một cuộc giao tiếp đơn nhất (chủ đề hoặc bài phát biểu), một kế hoạch hành động (dự án nghgiên cứu), hoặc một mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ để phân lớp thông tin). Kết quả học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh các hành vi sáng tạo, đặc biệt tập trung chủ yếu vào việc hình thành các mô hình hoặc cấu trúc mới.

- Đánh giá (Evaluation): là khả năng xác định giá trị của tài liệu. Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định. Đó có thể là các tiêu chí bên trong (cách tổ chức) hoặc các tiêu chí bên ngoài (phù hợp với mục đích), và người đánh giá phải tự xác định hoặc được cung cấp các tiêu chí. Kết quả học tập trong lĩnh vực này là cao nhất trong các cấp bậc nhận thức vì nó chứa các yếu tố của mọi cấp bậc khác.

Các vấn đề về quá trình cụ thể hóa mục tiêu môn học, có thể xem một cách chi tiết trong các tài liệu [24],[27],[33],[34].

Ví dụ: Mức độ nhận thức đơn giản của chương I - Tin học 12 - THPT.

Chương Mch kiến thc Nh Hiu Áp dng Các vấn đề thường

giải quyết trong một bài toán quản lý.

Hiểu được các vấn đề như tạo lập, cập nhật hồ sơ...

Sự cần thiết phải có

CSDL. Các bài toán dẫn

đến sự cần thiết phải cso CSDL Khái niệm CSDL. CSDL là gì? Cho ví dụ Nắm được các chức

năng hệ QTCSDL.

Hệ QTCSDL? Cho ví dụ về các chức năng.

Chương I - Tin học 12.

Khái niệm về CSDL và hệ quản trị CSDL.

Hệ CSDL cùng các đặc trưng của nó.

Hệ CSDL bao gồm cái gì?

Các yêu cầu cơ bản của một hệ CSDL như tính cấu trúc, toàn vẹn...

Bước 3: THIẾT LẬP MA TRẬN PHÂN BỐ CÂU HỎI CỦA ĐỀ THI.

Từ bảng các mục tiêu môn học như đã nói ở trên, khi muốn ra đề kiểm tra một bài, một chương hay toàn bộ môn học, ta đi thiết lập một ma trận tạm gọi là ma trận phân bố câu hỏi của đề thi. Ma trận này bao gồm các hàng là các mục kiến thức, kĩ năng và thái độ của mục tiêu môn học của bài, chương, môn cần kiểm tra và các cột là các mức độ nhận thức cần đánh giá. Khi đó các ô của ma trận sẽ là số câu hỏi và trọng số điểm dành cho các câu hỏi trong ô đó.

Các mức kiến thức, kỹ năng và thái độ của các mục tiêu môn học ta sẽ gọi là các mạch kiến thức.

Dựa vào tầm quan trọng của từng mục tiêu và mức độ nhận thức, thời gian ấn định để làm bài thi, trọng số điểm cho từng mục tiêu, từng mức độ nhận thức để quyết định số câu hỏi có trong từng ô của ma trận.

Cụ thể các bước như sau:

- Xác định tỷ lệ thời gian của từng phần và trọng số điểm cho từng phần, căn cứ dựa trên số tiết quy định trong phân phối chương trình và mức độ quan trọng của mục tiêu đó trong chương trình.

- Xác định trọng số điểm cho từng hình thức câu hỏi nếu có kết hợp trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận.

- Xác định trọng số điểm cho từng mức độ nhận thức.

Quyết định số lượng câu hỏi cho từng mục tiêu tùy thuộc vào mức độ quan trọng của mục tiêu đó, thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm cho từng mục kiến thức trong mục tiêu, từng mức độ nhận thức.

Ví dụ: Ma trận phân bố câu hỏi của đề thi kiểm tra chương I - Khái niệm về CSDL và hệ quản trị CSDL - Tin học lớp 12 - THPT. (chỉ đánh giá 3 mức nhận thức cơ bản là:

nhớ, hiểu và áp dụng và đề thi có kết hợp TNKQ và TNTL)

Nh Hiu Áp dng Tng Mch kiến thc

TN TL TN TL TN TL Các vấn đề thường giải quyết trong

một bài toán quản lý.

2 1

1 1 Sự cần thiết phải có CSDL. 1

0.5

1 1 Khái niệm CSDL. 1

0.5

1 0.5

1 0.5

Hệ CSDL cùng các đặc trưng của nó. 1 0.5

1 0.5

1 0.5 Nắm được các chức năng hệ

QTCSDL.

1 0.5

1 1 Phương thức hoạt động của hệ

QTCSDL.

1 0.5

1 0.5

2 1

Tổng 9 4.5 4 3 4 2.5 17 10

Chữ số ở bên phải hoặc ở góc phải của các ô là trọng số điểm của các câu hỏi trong mỗi ô đó, còn số còn lại là số câu hỏi của mỗi phần.

Trong môn Tin học ở THPT có những phần nếu kiểm tra thực hành trên máy vi tính sẽ có hiệu quả tốt hơn. Ở lớp 12, Chương II - Hệ quản trị CSDL Access - Tin học 12, ở lớp 11 chương trình tập trung vào ngôn ngữ lập trình PASCAL ngoài mục tiêu rèn luyện ngôn ngữ, rèn luyện tư duy thuật toán, còn có mục tiêu rèn luyện kỹ thuật lập trình cho học sinh. Các phần nói trên, nếu có điều kiện tổ chức kiểm tra trên máy tính sẽ rất có hiệu quả. Lúc này,người GV cũng sẽ vẫn phải lập bảng mục tiêu môn học để giảng dạy được tốt hơn và điều này cũng giúp cho họ xác định được rõ ràng các tiêu chí đánh giá sẽ được yêu cầu ở bài kiểm tra thực hành.

Hình thức kiểm tra thực hành có thể thực hiện bởi nhiều cách khác nhau như:

+ Đánh giá kỹ năng, thao tác, kỹ thuật lập trình của học sinh qua các giờ thực hành.

+ Đánh giá qua các đề tài thực hành đã giao trước cho học sinh theo cá nhân hay theo nhóm.

+ Đánh giá qua bài thi thực hành và tất cả lớp cùng thực hành ngay trên máy tính, sau đó GV sẽ chấm sản phẩm...

Các hình thức trên được xem như là hình thức TNTL. Cũng có thể tiến hành chấm tự động bằng máy tính một cách khách quan nhờ lập sẵn các bộ test kết quả để test chươngtrình của học sinh lập ra. Cách làm trên cũng có thể xem là một hình thức của TNKQ. Tuy vậy, cách làm này chỉ đánh giá được kết quả thực hiện chương trình của học sinh, chứ rất khó đánh giá được rất nhiều yếu tố cần đánh giá khác như: khả năng ngôn ngữ, cách trình bày, thao tác đúng hay sai, thuật toán, các ý tưởng sáng tạo của học sinh...

Thường thì chúng ta thường bỏ qua hoặc không làm tốt việc xây dựng ma trận phân bố câu hỏi và xây dựng thang điểm cho bài kiểm tra thực hành. Mặc dù đây là bài kiểm tra hết sức đặc trưng của bộ môn Tin học ở THPT. Tuy vậy, các vấn đề nói trên dành cho bài kiểm tra thực hành, rất tiếc nó không nằm trong chủ đề về trắc nghiệm khách quan của tài liệu này.

Bước 4: BIÊN SOẠN CÂU HỎI.

Mức độ đo đạc, nội dung kiến thức và hình thức câu hỏi được biên soạn dựa trên hệ thống mục tiêu đã xác định ở bước 2 và 3.

Căn cứ vào xác suất đoán mò của mỗi dạng câu hỏi để đưa ra số dạng câu hỏi hỏi với số lượng câu hỏi của từng dạng hợp lý.

Một số khuyến khích cần lưu ý:

Ma trận phân bố câu hỏi phải được chuẩn bị trước và có thảo luận với tổ nhóm chuyên môn về các mục tiêu của bài kiểm tra. Nên chuẩn bị số câu hỏi nhiều hơn dự kiến cần dùng.

Các câu hỏi nên đặt ở dạng xác định hơn phủ định và tránh dùng nguyên văn những câu trích từ trong sách khi soạn các câu hỏi có dạng đúng/sai hay điền khuyết vì như vậy là khuyến khích học sinh học "vẹt". Cũng nên tránh các câu hỏi mẹo, hỏi mang tính "lừa

gạt" thí sinh, tránh các câu mà học sinh có thể trả lời được nhờ dữ kiện cho bởi một câu hỏi khác.

Về mặt tâm lý thì nên sắp câu hỏi theo độ khó, đặt các câu hỏi cùng loại hơn là các câu hỏi về cùng một chủ đề cần kiểm tra về một chỗ.

Tránh sắp gần nhau các câu hỏi trả lời đúng cùng một kiểu, chẳng hạn như các phương án đúng theo một qui luật nào đó, hoặc trong câu hỏi đúng/sai thì GV hay đưa ra các câu hỏi mà câu trả lời phần nhiều là "đúng" hay phần nhiều là "sai" học sinh nhanh trí có thể đoán ra được.

Các chỗ chừa trống để điền khuyết nên dài bằng nhau, không phụ thuộc vào câu trả lời cần điền.

Nên cho học sinh trả lời trên một tờ trả lời riêng biệt để dễ chấm hơn.

Các câu hỏi phải viết thế nào để chỉ có một câu trả lời đúng. Thoạt nghe thì có vẻ hiển nhiên, nhưng GV rất hay vấp phải điều này.

Bước 5: XÂY DỰNG ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM.

a) Biểu điểm với hình thức TNKQ.

Cách 1: Điểm toàn bài là 10 điểm được chia đều cho số lượng câu hỏi trong toàn bài, hoặc chia theo độ khó của câu hỏi.

Cách 2: Điểm tối đa của toàn bài bằng số câu hỏi (trả lời đúng 1 điểm và sai 0 điểm). Sau đó qui về thang điểm 10 theo công thức: 10x/y, với x=số điểm đạt được và y là số điểm tối đa của đề. Lưu ý điểm cho theo thang điểm chỉ là điểm thô, còn có các loại điểm khác như điểm hiệu chỉnh, điểm dẫn xuất...xin xem thêm các phần dưới.

b) Sự phân phối điểm theo từng phần TNKQ hay trắc nghiệm tự luận hay các phần trong đề thi tuân theo nguyên tắc:

- Tỷ lệ thuận với thời gian dự định học sinh làm bài phần đó.

- Mỗi câu TNKQ nếu trả lời đúng nên có số điểm như nhau.

c) Biểu điểm của đề thi có kết hợp trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan.

Cách 1: Điểm tối đa của toàn bài là 10. Sự phân phối điểm cho từng phần phụ thuộc theo thời gian ước định học sinh hoàn thành theo từng phần. Mỗi câu TNKQ nếu đúng có số điểm như nhau.

Cách 2: Điểm tối đa của toàn bài phụ thuộc vào số lượng câu hỏi của đề thi. Sự phân phối điểm theo nguyên tắc:

+ Tỷ lệ thuận với thời gian dự định học sinh hoàn thành từng phần.

+ Mỗi câu TNKQ đúng được 1 điểm, sai 0 điểm.

+ Tính điểm của phần TNKQ trước, sau đó tính điểm tối đa của TN tự luận theo công thức: Dtl = (Dkq*Ttl)/Tkq.

Với: Dtl= Điểm tự luận, Dkq=Điểm TNKQ, Ttl và Tkq là thời gian dành cho các phần đó.

Sau đó, chuyển về thang điểm 10 theo công thức: 10X/Xmax với X=Điểm của học sinh và Xmax là tổng điểm tối đa của đề.

Bước 6. XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.

Rõ ràng là không nên sử dụng một bài trắc nghiệm trong nhiều năm, nhưng một câu hỏi trắc nghiệm tốt có thể được sử dụng lại trong nhiều năm, chừng nào mà nó còn phù hợp với nội dung và mục đích của chương trình giảng dạy. Tập hợp các câu hỏi tốt sẽ tạo thành một ngân hàng câu hỏi.

Để bảo đảm tính khách quan và bảo mật của đề thi, cũng như tránh để học sinh học

"vẹt", học sinh biết trước các câu hỏi hay các câu dẫn nên học tủ, học thuộc một cách

Một phần của tài liệu con chim nho nhỏ âm nhạc 1 phạm đình tân thư viện tư liệu giáo dục (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)