Phần II THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG MÔN TIN HỌC THPT
II. Trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra - đánh giá môn tin học THPT
Trắc nghiệm khách quan có thể chia làm 4 loại chính [24]:
II.1. Loại câu hỏi trắc nghiệm "đúng - sai".
Loại này được trình bày dưới dạng một câu phát biểu và học sinh phải trả lời bằng cách lựa chọn một trong hai phương án thường là: đúng (Đ) hay sai (S). Có thể thay chữ
"đúng" , "sai" bằng cách chữ "giống nhau" - "khác nhau", mạnh" - "yếu" hoặc "lớn hơn' -
"nhỏ hơn".
Ví dụ:
Câu 2:Máy tính hỗ trợ vào việc phóng tàu vũ trụ có phải là tự động hoá không?
A-Đúng B- Sai.
Câu 3:Hệ điều hành là phần mềm ứng dụng đúng hay sai ? A-Đúng B - Sai.
Câu 4: Truy cập vào các trang Web không lành mạnh có bị phạm tội không ? A- Có B-Không.
Câu 5: Dùng nhiều thời gian chơi game trên mạng có bị phạm tội không?
A-Có B-Không.
a. Ưu điểm:
- Đây là loại câu hỏi đơn giản nhất để trắc nghiệm kiến thức về những sự kiện. Có thể đạt được nhiều câu hỏi trong một bài trắc nghiệm trong thời gian được cố định. Do đó có thể làm tăng độ tin cậy của bài trắc nghiệm, nếu các câu trắc nghiệm được soạn kỹ càng, không tối nghĩa và tránh được sự đoán mò.
- Viết các câu trắc nghiệm đúng sai trông có vẻ dễ dàng vì người soạn không cần phải tìm ra thêm nhiều câu phát biểu khác nữa để học sinh so sánh và lựa chọn. Loại câu hỏi trắc nghiệm đúng sai có cấu trúc đơn giản hơn, do đó ít phạm những lỗi lầm hơn về mặt kỹ thuật so với các loại câu hỏi trắc nghiệm khác. Ngoài ra, cũng giống như các loại trắc nghiệm khách quan khác, loài câu hỏi này còn có các ưu điểm là mang tính chất khách quan khi chấm điểm.
b. Khuyết điểm:
- Có thể khuyến kích học sinh đoán mò. Mặc dù GV có thể áp dụng công thức hiệu chỉnh nhưng học sinh vẫn có khuynh hướng đoán may rủi để có 50% hy vọng trả lời
- Loại trắc nghiệm đúng sai có độ tin cậy thấp. Học sinh có thể được điểm cao nhờ đoán ra câu trả lời.
- Nếu đề thi là những câu có sẵn trong sách giáo khoa, sẽ tập cho học sinh thói quen học thuộc lòng hơn là phải tìm hiểu, suy nghĩ.
- Có những câu hỏi thoạt tiên trông có vẻ như là đúng hoặc sai, theo nhận xét của người soạn nhưng khi đem ra sử dụng thì lại gặp những thắc mắc nhiều khi rất chính đáng của học sinh về tính cách đúng hoặc sai của các câu phát biểu ấy.
- Việc chỉ chọn đúng hay sai có thể làm cho học sinh giỏi khó chịu hay thất vọng khi họ thấy phải có điều kiện rõ ràng hơn mới quyết định xem câu phát biểu đúng hoặc sai hoặc có thể có những trường hợp ngoại lệ chứ không phải chỉ có hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai.
Do tồn tại những ưu điểm và khuyết điểm như trên. Nên khi sử dụng cần lưu ý một số điểm sau:
• Chỉ nên sử dụng loại này một cách dè dặt, nhất là đối với các GV chưa có nhiều kinh nghiệm về trắc nghiệm. Trong nhiều trường hợp, có thể điều chỉnh những loại câu
"đúng - sai" ra thành những loại câu có nhiều lựa chọn mà vẫn không làm giảm đi tính chất chính xác của việc đo lường .
• Những câu phát biểu cần phải dựa trên những ý niệm cơ bản mà tính cách đúng sai phải chắc chắn, không tùy thuộc vào quan điểm từng GV. Cần lựa chọn những câu phát biểu nào mà học sinh trung bình cần phải suy nghĩ đôi chút mới nhận ra được câu trả lời đúng hay sai.
• Mỗi câu trắc nghiệm chỉ nên diễn tả một ý tưởng, tránh những câu phức tạp quá nhiều chi tiết.
• Không nên chép nguyên văn những câu trích từ sách giáo khoa, vì làm như vậy chỉ khuyến kích học sinh học thuộc lòng một cách máy móc.
II.2. Loại câu hỏi có nhiều câu chọn (Multiple choice question - MCQ)
Loại này gồm một câu phát biểu căn bản gọi là câu dẫn dắt hay câu hỏi đi với nhiều câu trả lời để thí sinh lựa chọn khi trả lời. Các câu trả lời cho mỗi câu hỏi có dạng giống nhau, gồm một từ, một cụm từ hay một câu hoàn chỉnh. Thí sinh phải chọn một câu trả lời đúng nhất hay hợp lý nhất.
Câu dẫn dù là câu hỏi hay câu bỏ lững, phải tạo cơ bản cho sự lựa chọn bằng cách đặt ra một vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng giúp cho người làm bài có thể hiểu rõ câu trắc nghiệm ấy muốn hỏi điều gì để lựa chọn câu trả lời thích hợp.
Phần lựa chọn gồm nhiều lời giải đáp có thể lựa chọn, trong số đó có một lựa chọn được cho là đúng hay đúng nhất gọi là "phương án đúng", còn những phần còn lại được gọi là những "phương án nhiễu". Chúng tác động như là các câu nhiễu đối với học sinh có năng lực tốt và tác động như các ý thu hút học sinh năng lực kém.
Ví dụ:
Câu 1: Ngôn ngữ dùng để viết chương trình để máy tính trực tiếp hiểu và thực hiện được gọi là
A-Ngôn ngữ lập trình B-Ngôn ngữ máy C-Ngôn ngữ bậc cao D-Hợp ngữ
Câu 2:Ngôn ngữ được viết gần với ngôn ngữ tự nhiên gọi là A-Ngôn ngữ máy B-Hợp ngữ
C-Ngôn ngữ lập trình bậc cao D-A và B đều đúng.
Câu 3: Chương trình dịch có chức năng gì ?
A-Chạy chương trình B-Dịch ngôn ngữ khác sang ngôn ngữ máy.
C-Thể hiện giải thuật. D-Tất cả đều sai.
Câu 4: Nhược điểm của ngôn ngữ máy là gì?
A-Giao diện xấu B-Không thể hiện tường minh C- Chương trình chạy chậm D- A và C
Câu 5: Pascal là ngôn ngữ gì?
A-Ngôn ngữ máy B- Hợp ngữ C-Ngôn ngữ bậc cao D- Tất cả đều sai
Loại câu hỏi MCQ cho phép người soạn thoải mái hơn, so với loại câu "Đúng - Sai", trong việc lựa chọn các khái niệm khảo sát, tùy theo mục tiêu mà ta đặt ra cho bài trắc nghiệm. Hình thức này có ưu điểm là rất linh động, có thể được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau. Các câu dẫn có thể là một câu hỏi, hay một câu bỏ lửng, tiếp theo là một số chọn lựa. Câu dẫn cũng có thể là vẽ hình, đồ thị và tiếp theo là một loạt các câu hỏi.
Đây là loại trắc nghiệm để thẩm định trí nhớ, mức hiểu biết, khả năng áp dụng, phân tích tổng hợp hay ngay cả khả năng phán đoán cao hơn. Khi viết các câu hỏi loại này cần lưu ý những điểm sau:
• Câu dẫn phải ngắn gọn, rõ ràng tránh các từ phủ định. nếu không tránh được thì những từ phủ định phải được nhấn mạnh.
• Câu dẫn phải là câu hỏi trọn vẹn, không đòi hởi học sinh đọc các câu chọn mới biết mình đang được hỏi vấn đề gì.
• Nội dung của câu hỏi phải nêu rõ ràng, tránh sự mơ hồ, phát biểu trong mỗi câu cần phải bằng lời lẽ đơn giản, sáng sủa.
• Những từ buộc phải nhắc lại nhiều lần trong các câu chọn thì đưa vào câu dẫn.
Câu chọn phải có cùng loại quan hệ với câu dẫn, cần có cấu trúc song song, nghĩa là chúng phải phù hợp về mặt ngữ nghĩa với câu dẫn.
• Câu kiểm tra không được chứa một đầu mối nào để đoán ra câu trả lời và câu đúng phải đúng một cách không tranh cãi được. Điều này có nghĩa là một và chỉ một câu được xác định từ trước là đúng.
• Các phương án nhiễu phải không đúng song vẫn có vẻ hợp lý đối với học sinh kém hơn.
Để thực hiện đều này ta có thể sử dụng những quan niệm sai hoặc những lầm lẫn thường gặp của học sinh để làm câu nhiễu, hoặc làm câu nhiễu tương tự câu đúng về kích thước, số trị kết quả hoặc mức độ phức tạp trong cách phát biểu.
+ Không nên dùng câu chọn "tất cả đều đúng" hay "tất cả đều sai". Khi dùng câu
"tất cả đều sai" thì đôi khi câu này phải là câu đúng ở một vài câu kiểm tra trong toàn bộ bài kiểm tra. Nếu dùng câu "tất cả đều đúng" thì nó phải đúng một cách thực sự.
+ Tránh có sự tương tự về từ trong câu dẫn và câu đúng. Không được đưa vào hai câu trả lời cùng một ý nghĩa, và mỗi câu kiểm tra chỉ viết xoay quanh một nguyên tắc hay nguyên lý mà thôi.
+ Không nên đặt những câu kiểm tra đòi hỏi học sinh phải nhớ những sự kiện vụn vặt không quan trọng và ngược lại cũng không được bắt học sinh phải tính toán dài dòng.
II.3. Trắc nghiệm loại ghép đôi (Trắc nghiệm kết hợp)
Trắc nghiệm loại ghép đôi cũng khá thông dụng. Trong loại này có hai cột gồm những chữ, nhóm chữ hay câu. Dựa trên một tiêu chuẩn nào đó định trước ở câu dẫn, học sinh sẽ ghép mỗi chữ, nhóm chữ hay câu của cột thứ nhất (cột câu hỏi) với một phần tử tương ứng của cột thứ hai (cột trả lời). Số phần tử trong hai cột có thể bằng nhau hay khác nhau. Mỗi phần tử trong cột trả lời có thể dùng một hay nhiều lần để ghép với các phần tử trong cột câu hỏi.
Để đo lường kiến thức về các mối tương quan, học sinh có thể ghép các từ với ý nghĩa tương ứng. Chẳng hạn: các thao tác với các lệnh tương ứng; các chữ, tên với các phần khác nhau của một sơ đồ thuật toán, một tên của hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Người ta cũng có thể cho học sinh sắp các chữ, các câu thành từng loại dựa trên câu chỉ dẫn và các kiến thức căn bản nào đó cho trước. Thí dụ như phần các kiến trúc hệ cơ sở dữ liệu được phân loại theo cách tổ chức, sắp các câu lệnh trong ngôn ngữ lập trình Pascal theo tiến trình thực hiện một bước nào đó trong thuật toán...
Ví dụ:
Câu 1:
Hãy ghép mỗi hệ điều hành sau phù hợp với chức năng của nó.
1. Windows A. Đa nhiệm, nhiều người sử dụng 2. MS-DOS B. Đa nhiệm, một người sử dụng 3. Mạng C. Đơn nhiệm, một người sử dụng
D. Giao tiếp tự do.
Câu 2:
Hãy ghép các bộ phận máy tính với các tên gọi thích hợp.
1. CPU A. Bộ nhớ trong 2. RAM, ROM B. Mainboard 3. Đĩa cứng C. Bộ nhớ ngoài
D. Bộ xử lý trung tâm a. Ưu điểm của trắc nghiệm loại ghép đôi: (xem [24])
Trắc nghiệm loại ghép đôi rất thích hợp với các câu hỏi bắt đầu bằng những chữ
"ai", "ở đâu", "khi nào", "cái gì". Các GV có thể dùng loại này cho học sinh ghép một số từ ghi trong một cột với ý nghĩa trong cột thứ hai.
Các câu hỏi ghép đôi dễ viết và dễ dùng, rất thích hợp với việc thẩm định các mục tiêu ở mức năng lực thấp và phần lớn học sinh ở tuổi phổ thông cơ sở rất thích hợp với loại câu hỏi ghép đôi này, tuy nhiên việc lựa chọn loại câu hỏi trắc nghiệm nào để dùng nên dựa vào mục tiêu cần kiểm tra hơn là sở thích học sinh.
Khi được soạn kỹ, loại câu hỏi ghép đôi đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị tốt trước khi kiểm tra vì yếu tố đoán mò giảm đi nhiều, nhất là khi ghép những cột ít nhất tám đến mười phần tử giống nhau. Nếu số phần tử ở cột câu hỏi và cột trả lời khác nhau, yếu tố may rủi càng giảm đi nhiều.
Người ta có thể dùng loại trắc nghiệm ghép đôi để đo các mức trí năng khác nhau.
Loại ghép đôi được xem như hữu hiệu nhất trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập những mối tương quan. Tuy nhiên, nếu được soạn thảo khéo léo loại trắc nghiệm này có thể được dùng như loại câu hỏi MCQ để trắc nghiệm những mức trí năng cao hơn.
b. Khuyết điểm:
Nếu muốn soạn câu hỏi dạng ghép đôi để đo các mức kiến thức cao thường đòi hỏi nhiều công phu, nên thường các GV chỉ dùng loại câu hỏi này để trắc nghiệm những kiến thức như: ngày tháng, tên, định nghĩa, biến cố, công thức dụng cụ hoặc để lập các hệ thức, phân loại.
Trắc nghiệm loại ghép đôi cũng không thích hợp cho việc thẩm định các khả năng như sắp đặt và áp dụng các kiến thức, nguyên lý.
Nếu danh sách trong mỗi cột quá dài, học sinh sẽ mất nhiều thời gian để đọc cả cột mỗi lần muốn ghép đôi.
Khi xây dựng câu hỏi loại ghép đôi cần lưu ý những điểm sau: (xem [24])
Số câu đáp ứng phải đủ nhiều để câu đầu tiên đến câu cuối cùng vẫn còn nhiều khả năng để lựa chọn.
Phải chỉ dẫn kỹ lưỡng cho việc kết hợp các câu hỏi và câu đáp ứng, đồng thời cần nói rõ là một đáp ứng chỉ được sử dụng một lần hay nhiều hơn hoặc cho tất cả khả năng.
II.4. Trắc nghiệm loại điền khuyết hay có câu trả lời ngắn.
Trắc nghiệm điền khuyết là loại câu hỏi gồm một mệnh đề hỏi được bỏ đi một hay nhiều bộ phận và thí sinh phải điền thêm vào đó. Trắc nghiệm điền khuyết hay trắc nghiệm có câu trả lời ngắn thực ra chỉ là một loại, chỉ khác nhau về dạng thức. Nếu được trình bày dưới dạng câu hỏi, chúng ta gọi là loại câu có câu trả lời ngắn, nếu được trình bày dưới dạng một câu phát biểu chưa đầy đủ, chúng ta gọi là câu điền khuyết. Đây là loại trắc nghiệm khách quan có câu trả lời tự do.
Ví dụ:
Câu 12: Trường là một . . . của bảng để thể hiện 1 thuộc tính cần quản lí.
A. Cột B. Hàng
C. Ô D. Bản ghi.
Câu 13: File dữ liệu của MS Access có tên với phần mở rộng ngầm định là ...
a. Ưu điểm:
Học sinh có được cơ hội trình bày những câu trả lời khác thường, phát huy óc sáng kiến.
PP chấm điểm nhanh hơn, đáng tin cậy hơn với trắc nghiệm tự luận, mặc dầu việc cho điểm có phần rắc rối hơn so với loại trắc nghiệm khách quan khác.
Thí sinh mất cơ hội đoán mò câu trả lời như trong trường hợp các loại trắc nghiệm khách quan khác. Thí sinh phải nghĩ ra cách trả lời thay vì chỉ chọn lựa câu trả lời đúng trong các câu hỏi cho sẵn.
Loại trắc nghiệm điền khuyết hay có câu trả lời ngắn dễ soạn hơn loại ghép đôi hoặc MCQ. Tuy nhiên, không nên lấy nguyên văn từ sách giáo khoa (SGK) rồi chỉ bỏ bớt vài chữ hoặc sửa thành dạng câu hỏi. Loại trắc nghiệm điền khuyết thích hợp hơn loại tự luận khi dùng để kiểm tra những điều đòi hỏi trí nhớ. Nhờ vào câu trả lời ngắn, số câu hỏi có thể ra thi trong thời gian có hạn sẽ được nhiều hơn so với loại tự luận, do đó loại trắc nghiệm điền khuyết có độ tin cậy cao hơn và việc chấm điểm cũng khách quan hơn.
Nhưng các câu hỏi tự luận lại có thể đánh giá khả năng lý luận và sắp đặt ý tưởng hữu hiệu hơn.
Các câu hỏi điền khuyết hay có câu trả lời ngắn thích hợp cho những vấn đề như tính toán, cân bằng phương trình hóa học, nhận biết các vùng trên bản đồ hay giản đồ, đánh giá mức hiểu biết các nguyên lý, giải thích sự kiện, diễn đạt ý kiến, thái độ. Bên
hoàn toàn trên trí nhớ mà ghi nhớ ở đây là nhớ những điều căn bản để suy luận hay áp dụng vào các trường hợp khác cũng là một điều cần thiết.
b. Nhược điểm:
GV thường có khuynh hướng trích nguyên văn các câu từ SGK. Điều này làm cho học sinh trở nên học "vẹt" và mất đi tính sáng tạo.
GV có thể hiểu sai hay đánh giá thấp giá trị các câu trả lời sáng tạo, khác với ý GV nhưng vẫn hợp lý, nhất là khi học sinh đọc thêm sách và tài liệu ngoài giáo trình như trong các môn khoa học nhân văn, khoa học xã hội chẳng hạn.
Nhiều câu hỏi loại điền khuyết ngắn và gọn, có xu hướng đề cập các vấn đề không quan trọng hoặc không liên quan với nhau. Phạm vi khảo sát thường chỉ giới hạn vào chi tiết, các sự kiện vụn vặt.
Việc chấm bài mất nhiều thời gian so với loại trắc nghiệm "đúng - sai" hoặc trắc nghiệm MCQ.
Khi có nhiều chỗ chừa trống trong một câu hỏi, học sinh có thể rối trí. Kết quả điểm số thường có sự tương quan cao với mức thông minh hơn là với thành quả học tập của học sinh. Do đó độ giá trị của bài thi giảm.
Thiếu yếu tố khách quan lúc chấm điểm. Mặc dầu phương pháp chấm điểm loại trắc nghiệm "điền khuyết" có tính chất khách quan hơn loại tự luận, GV vẫn gặp nhiều phiền phức hơn khi chấm các câu trắc nghiệm "điền khuyết" vì giới hạn câu trả lời đúng rộng rãi hơn. GV có thể phải chấm một phần hay toàn phần cho một câu trả lời khác với đáp án để chấm bài. Do đó các nhân viên phụ việc không thể chấm giúp, cũng như không thể dùng phương pháp chấm bằng máy.
Khi xây dựng câu hỏi loại điền khuyết hay có câu trả lời ngắn cần lưu ý những điều sau:
• Câu kiểm tra phải được đặt sao cho chỉ có thể có một câu trả lời ngắn ngọn, giản đơn.
• Câu hỏi phải trực tiếp và câu kiểm tra với các khoảng trống phải có đủ ý để cho học sinh hiểu được họ phải làm gì.
• Câu hỏi phải có quan hệ với điểm chính của câu nhận định, đặt vấn đề trống ở cuối câu.
Ngoài ra còn có thể kể thêm loại trắc nghiệm đòi hỏi sắp thứ tự các phương án theo một trật tự nào đó.
Ví dụ:
Hãy sắp xếp thứ tự thực hiện các thao tác sau, khi tiến hành soạn thảo văn bản trên Word.
A. Lưu file văn bản lên đĩa B. Mở chương trình WORD.
D. Thoát khỏi chương trình WORD.
C. Soạn văn bản.
II.5. Ưu và khuyết điểm của PP trắc nghiệm khách quan a. Ưu điểm:
Do số lượng câu hỏi nhiều, phân bố khắp các nội dung chương trình học cần kiểm tra, nên đòi hỏi học sinh học kỹ tất cả nội dung kiến thức. Như vậy, không chỉ yêu cầu học sinh bao quát toàn chương trình mà còn hiểu sâu sắc các vấn đề của môn học.