Cây ké hoa vàng mọc hoang rất phổ biến ờ khắp nơi Việt Nam, còn mọc ở Campuchia, Lào, Ấn Độ, Inđônêxia, Trung Quốc (miền Nam và Hải Nam), Malaixia.
Còn gọi là ké đầu ngựa đồng tiền, bạch bối hoàng hoa nhậm, chỗi đực, khát bo lương (Thái).
Tên khoa học Sida rhomhifolia L.(Sida alnifolia Lour).
Thuộc họ Bông Malvaceae.
Hình 2.10. Ké hoa vàng
Nguồn: https://www.dieutri.vn/caythuocmanngua/9-7-2015/S7084/Ke-hoa-vang.htm
Cây nhỏ mọc thẳng đứng, cao 0.5-1m, thân và cành có nhiều lông ngắn hình sao. Lá hình trứng hay gần như hình trứng, đầu hơi nhọn ngắn, mép hơi răng cưa, dài 1.5-4cm, rộng 1-2.5cm, cuống dài 3-5mm, rất nhiều lông. Hoa màu vàng, mọc ở kẽ lá hay đầu cành, đài hình chuông lá đài có lông màu trắng nhạt ở phía ngoài. Cánh trắng màu vàng cũng có lông mịn. Nhụy 20, nhụy có 7 vòi, quả có vỏ mỏng dễ vỡ, ở đỉnh có lông, phía lưng có hai vệt nổi. Hạt cũng có lông.
Ké hoa vàng còn là một vị thuốc dùng trong nhân dân để làm vị thuốc mát, trị các bệnh nhiễm khuẩn nói chung, đặc biệt có công dụng tốt trong chữa mụn nhọt, sưng chín mé, chữa lỵ, tiểu tiện nóng đỏ hay vàng đậm, sốt, lỵ. Dùng tươi hay sấy khô.
2.3.2. Khổ sâm
Cây khổ sâm mọc hoang và thường được trồng ở nhiều nơi, chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Trong dân gian còn gọi là Khổ sâm Bắc bộ, cây cù đèn, cây co chạy đón (dân tộc Thái).
Khổ sâm có tên khoa học là Cronton tonkinensis Gagnep.
Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae.
Hình 2.11. Khổ sâm
Nguồn: https://thoaihoacotsong.vn/cac-bai-thuoc-nam-hay/tac-dung-cay-kho-sam-cho- la-cay-kho-sam-cho-la-tri-ung-nhot-viem-loet-da-day/
Cây khổ sâm nhỏ cao 0,7 – 1,0m, lá mọc cách hoặc hơi so le, cả hai mặt lá đều có nhiều lông hình khiên óng ánh, khi phơi khô mặt dưới lá có màu trắng bạc, mặt trên có màu nâu đen. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành.
Thành phần hóa học chính của cây bao gồm Flavonoid, alkaloid, tannin và polyphenol, dân gian thường sử dụng loại cây này để sát khuẩn, trị ung nhọt, kiết lỵ, viêm loét dạ dày, thành tá tràng, đầy bụng, khó tiêu.
2.3.3. Nghệ
Nghệ còn có tên là uất kim, khương hoàng, safran des Indes.
Tên khoa học Curcuma longa L. (Curcuma domestica Lour.).
Thuộc họ Gừng Zingiheraceae.
Ta dùng thân rê cây nghệ gọi là khương hoàng (Rhizoma Curcumae longae) và rễ củ gọi là uất kim (Radix Curcumae longae).
Hình 2.12. Củ nghệ
Nguồn: https://www.dieutri.vn/caythuocthongtieuthongmat/18-9-2015/S7282/Cay- nghe.htm Nghệ là một loạithực vật thân thảo lâu năm, mà có thể đạt đến chiều cao 1 mét. Cây tạo nhánh cao, có màu vàng cam, hình trụ, và thân rễ có mùi thơm. Các lá mọc xen kẽ và xếp thành hai hàng. Chúng được l thành bẹ lá, cuống lá và phiến lá.Từ các bẹ lá, thân giả được hình thành. Cuống lá dài từ 50 – 115 cm. Các phiến lá đơn thường có chiều dài từ 76 – 115 cm và hiếm khi lên đến 230 cm. Chúng có chiều rộng từ 38 – 45 cm và có dạng hình thuôn hoặc elip và thu hẹp ở chóp.
Các thành phần hóa học quan trọng nhất của nghệ là một nhóm các hợp chất được gọi là curcuminoid, trong đó bao gồm curcumin (diferuloylmethane), demethoxycurcumin, và bisdemethoxycurcumin. Hợp chất được nghiên cứu nhiều nhất là curcumin, tạo thành 3.14% (theo lượng trung bình) bột nghệ.Ngoài ra còn có các loại tinh dầuquan trọng khác như turmerone, atlantone, và zingiberene. Một số thành phần khác là các loại đường, proteinvà nhựa. Củ nghệ chứa khoảng 5% tinh dầu và đến 5% curcumin, một dạng polyphenol. Curcumin là hoạt chất chính trong củ nghệ, với kí hiệu C.I. 75300, hay Natural Yellow 3.
Tên hóa học của nó là(1E,6E)-1,7-bis(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1,6- heptadien-3,5-dion.
Với thành phần hóa học chủ yếu chứa curcumin (một dạng polyphenol), củ nghệ được biết như có tính vượt trội trong kháng viêm, đặc biệt có khả năng kháng khuẩn với trực khuẩn E.coli, staphylococcus aureus, klebsiella và pseudomonas…
2.3.4. Thồm lồm
Cây thồm lồm mọc hoang ờ khắp nơi trong nước ta, thường ít được dùng, hay một số nơi người ta dùng lá tươi gíã hay nhai nhỏ đắp lên nơi tai bị loét gọi là bệnh thồm lồm ăn tai. Trâu bò thích ăn vì thân cây có vị ngọt.
Còn gọi là đuôi tôm, mía gíò, bẻm, mía bẻm, mía nung, cây lôm, chuồng chuồng, hỏa khôi mẫu, săm koy (Luang Prabang).
Tên khoa học Polygonum sinense L.
Thuộc họ Rau răm Polygonaceơe.
Hình 2.13. Cây thồm lồm
Nguồn: https://www.dieutri.vn/caythuocmanngua/18-8-2015/S7192/Cay-thom-lom.htm
Cây thảo sống dai, thân đứng, nhiều khi mọc rất dài và leo, có rãnh dọc. Lá hình bầu dục hay hơi thuôn, phía cuống lá bầu bầu, ngọn lá hẹp nhọn, lá phía trên nhỏ hơn và gần như không cuống và ôm vào thân, cuống ngấn, ở phía dưới có hai tai nhỏ tròn, bẹ chìa mòng và ngấn hơn các dóng của thân. Cụm hoa thành đầu họp thành xim ngù tân cùng, có cuống phủ rất nhiều lông có hạch tiết, quả ba cạnh thuôn dài.
Trong dân gian người dân thường giã tươi cây (thân, lá cành) đắp vào vết loét chỗ tổn thương để chống viêm, chống nhiễm khuẩn.
2.3.5. Thầu dầu
Thầu dầu còn có tên gọi khác đu đủ dầu, đu đủ tía.
Tên khoa học: Ricinus communis L.
Thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.
Hình 2.14.Thầu dầu
Nguồn: https://www.thaythuoccuaban.com/vithuoc/thaudau.htm Cây thầu dầu là cây thân nhỏ cao tới 4-5m, vỏ có màu sắc khác nhau, các cành non đều có phấn trắng bao phủ ngoài. Lá lớn, có thùy chân vịt sâu, mét lá có răng cưa, cuống dài, có tuyến. Ra hoa tháng 3-7, có quả tháng 4-8. Cụm hoa ở ngọn hay ở nách lá, thành chùy, hoa đực ở phía dưới, hoa cái ở trên, có nhiều lá bắc phủ ở ngoài. Quả nang màu lục hay màu tím nhạt, có gai mềm, chứa 3 hạt.
Hạt hình bầu dục, có bề mặt nhẵn, màu nâu xám có vân đỏ hay nâu đen.
Hạt Thầu dầu chứa 40-50% dầu, 25% chất albuminosid, một chất có tinh thể và nitrogen (ricidin), acid malic đường, muối, cellulose, ricin và ricinin, các men trong đó có men lipase. Dầu chiết xuất lạnh từ hạt chứa nhiều chất hữu cơ có gốc là glycerin (50-60% trong đó có stearin cholesterin, palmitin, ricinolein) và acid béo (acid linoleic, oleic và stearic). Chất ricin là một protein độc ở trong hạt, chất này biến mất khi bị ép, vì nó nằm lại trong khô dầu. Dầu thầu dầu là một chất lỏng dính, có mùi khó chịu gây nôn mửa, nó có tính nhuận tràng và xổ. Tác dụng này khá nhanh, không gây kích thích ống tiêu hoá.
Người ta còn sử dụng lá thầu dầu để trị liệu các chứng bệnh ngoài da như:
da viêm mủ, eczema, mẩn ngứa, ung nhọt, hay các bệnh viêm tuyến vú, viêm đa khớp, diệt dòi, diệt bọ gậy.
2.3.6. Đơn buốt
Đơn buốt còn gọi là đơn kim, quỷ trâm thảo, manh tràng thảo, tử tô hoang, cúc áo.
Tên khoa học Bidens pilosa L.
Thuộc họ Cúc Asteraceae.
Hình 2.15. Cây đơn buốt
Nguồn: https://www.dieutri.vn/caythuocmanngua/18-8-2015/S7193/Cay-don-buot.htm Đơn buốt là một loại cỏ mọc hằng năm, thân cao 0.4-1m. Thân và cành đều có những rãnh chạy dọc, có lông. Lá mọc đối, cuống dài, phiến lá kép gồm 3 lá chét.
Lá chét hình mác, phía đáy hơi tròn, cuống ngắn, mép lá chét có răng cưa to thô.
Cụm hoa hình đầu, màu vàng, mọc ở nách lá hay ở đầu cành, mọc đơn độc hay từng đôi một. Quả hình thoi, 3 cạnh không đều, dài 1cm, trên có rãnh chạy dọc.
Trong dân gian, thường sử dụng cây đơn buốt để đun lấy nước tắm trị bệnh mẩn ngứa, bã xát kỹ lên vết mẩn, thường chỉ dùng 1-2 lần là thấy kết quả. Ngoài ra lá tươi có tác dụng chữa lỵ, giải độc, cầm đi ngoài, đau mắt, đau răng.