Sử dụng biện pháp bổ sung dịch chiết thô thồm lồm vào thức ăn cho tôm ăn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của một số loại thảo dược trong phòng và trị bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm (Trang 54 - 59)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Xác định hoạt tính của dịch chiết thô thồm lồm trong phòng trị bệnh ahpnd trên tôm ở quy mô thực nghiệm (PILOT)

4.4.1. Sử dụng biện pháp bổ sung dịch chiết thô thồm lồm vào thức ăn cho tôm ăn

Từ kết quả nghiên cứu nêu ở mục 4.3 nêu trên, dịch chiết thô thồm lồm được lựa chọn để triển khai tiếp thí nghiệm ở quy mô thực nghiệm (pilot).

Để khắc phục tình trạng tôm chết do không ăn thức ăn chứa thảo dược, ở thí nghiệm bổ sung dịch chiết thô vào thức ăn cho tôm ăn trong điều kiện phòng thí nghiệm, bằng cách: Trước khi cho tôm ăn dịch chiết thô trộn vào thức ăn, tôm đã được nhịn đói 1 cữ trước đó và thức ăn trộn dịch chiết thô được bao bọc 2 lần dầu gan mực, thay vì trước đây chỉ bao dầu gan mực 1 lần.

Kết quả được trình bày ở bảng 4.5, bảng 4.6, bảng 4.7, bảng 4.8 và hình 4.7, hình 4.8, hình 4.9.

Bảng 4.5. Kết quả thí nghiệm bổ sung dịch chiết thô thồm lồm vào thức ăn cho tôm ăn ở quy mô thực nghiệm (pilot)

Thí nghiệm

Nồng độ dịch chiết thô thồm lồm

(g/100kg tôm)

Kết quả

Thời gian tôm chết

Tỷ lệ tôm chết khi kết

thúc thí nghiệm (%)

Tỷ lệ tôm sống khi kết

thúc thí nghiệm (%)

Thí nghiệm 1

25 Ngày thứ 5-ngày thứ 18 16,0 84,0

30 Ngày thứ 3-ngày thứ 18 21,0 79,0

ĐC (+) Ngày thứ 7-ngày thứ 18 100 0

ĐC (-) Ngày thứ 1-ngày thứ 18 3,0 97,0

Thí nghiệm 2 25 Ngày thứ 5-ngày thứ 21 84,0 16,0

30 Ngày thứ 3-ngày thứ 21 92,0 8,0

ĐC (+) Ngày thứ 7-ngày thứ 21 100 0

ĐC (-) Ngày thứ 1-ngày thứ 21 0 100

Thí nghiệm 3

25 Ngày thứ 1-ngày thứ 8 100 0

30 Ngày thứ 1-ngày thứ 8 100 0

ĐC (+) Ngày thứ 1-ngày thứ 8 100 0

ĐC(-) Ngày thứ 3-ngày thứ 8 5,0 95,0

Ghi chú: Thí nghiệm 1: Dịch chiết thô được trộn vào thức ăn cho tôm ăn trong 7 ngày liên tục sau khi nuôi thuần tôm ở các bể thí nghiệm.

Thí nghiệm 2: Thức ăn chứa dịch chiết thô cho tôm ăn 2 lần, lần 1 kéo dài 7 ngày lần 2 ngay sau khi công cường độc vi khuẩn .

Thí nghiệm 3: Bổ sung thức ăn chứa dịch chiết thô cho tôm ăn cùng thời điểm với công cường độc vi khuẩn.

Ở thí nghiệm 1, dịch chiết thô được trộn vào thức ăn cho tôm ăn trong 7 ngày liên tục sau khi nuôi thuần tôm ở các bể thí nghiệm. Nồng độ dịch chiết thô được phối trộn vào thức ăn là 25g/100kg tôm và 30g/100kg tôm. Kết quả cho thấy ở lô thí nghiệm sử dụng thức ăn chứa dịch chiết thô tôm ăn ít hơn so với lô đối chứng âm và đối chứng dương, ở ngày thứ 3 và thứ 5 đã có hiện tượng tôm chết tương ứng lô ăn dịch chiết thô 30g/100kg tôm và 25g/100kg tôm, tỷ lệ chết tăng ở ngày tiếp theo, tuy nhiên thời điểm sau khi công cường độc vi khuẩn tỷ lệ chết không tăng cao (Hình 4.7). Thời điểm tôm chết phần lớn được ghi nhận khi tôm lột xác, tôm chết có hiện tượng mềm, chết do không có khả năng tạo vỏ sau khi lột xác để tăng trưởng, tỷ lệ chết tích lũy đến khi kết thúc thí nghiệm là 21% (bổ sung 30g/100kg tôm), 16% (bổ sung 25g/100kg tôm) tỷ lệ chết ở 2 lô sử dụng dịch chiết thô không có ý nghĩa khác biệt (p>0,05), 100% (đối chứng dương) và 3% (đối

chứng âm) (Bảng 4.5), tỷ lệ chết cộng dồn lô sử dụng dịch chiết thô có ý nghĩa khác biệt với lô dối chứng âm và đối chứng dương (p<0,05). Hơn nữa, sau 3 ngày công cường độc vi khuẩn (ngày thứ 10 thí nghiệm) mẫu có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh AHPND lần lượt 42,8% (lô sử dụng 25g dịch chiết thô /100kg tôm), 28,6% (lô sử dụng 30g dịch chiết thô /100kg tôm) và 100% (lô đối chứng dương), song đến ngày thứ 13 lô thí nghiệm sử dụng 30g/100kg tôm mẫu đã cho kết quả âm tính với AHPND mặc dù có tôm yếu. Tôm nuôi ổn định phát triển bình thường ở các lô đối chứng âm và lô sử dụng chế phẩm từ ngày thứ 14 và đến ngày thứ 18, các mẫu đều có kết quả âm tính với tác nhân gây bệnh AHPND (Bảng 4.6).

Hình 4.7. Tỷ lệ tôm chết khi bổ sung dịch chiết thô thồm lồm vào thức ăn cho ăn 7 ngày liên tục trước khi công cường độc (%)

Bảng 4.6. Tỷ lệ mẫu dương tính với tác nhân gây bệnh AHPND khi bổ sung dịch chiết thô thồm lồm vào thức ăn cho ăn 7 ngày liên tục trước khi công

cường độc (%) TT Ngày thí

nghiệm

Tỷ lệ mẫu dương tính với tác nhân gây bệnh AHPND (%) Ăn thức ăn bổ sung dịch chiết thô

ĐC dương ĐC âm

25g/100kg tôm 30g/100kg tôm

1 5 0 # # #

2 6 # 0 # 0

3 10 42,8 (3/7) 28,6 (2/7) 100 (7/7) #

4 13 # 0

Kết thúc TN #

5 18 0 0 0

Ghi chú: # không thu mẫu phân tích

Ở thí nghiệm thứ 2, thức ăn chứa dịch chiết thô cho tôm ăn 2 lần, lần 1 kéo dài 7 ngày lần 2 ngay sau khi công cường độc vi khuẩn. Kết quả thí nghiệm cho thấy ở lô ăn thức ăn chứa dịch chiết thô có tôm chết ở những ngày đầu chưa công cường độc vi khuẩn, tôm có biểu hiện ăn kém và biểu hiện tôm chết được ghi nhận tương tự nghiệm thức thứ 1 (tôm chết chủ yếu ở thời điểm lột vỏ, tôm mềm, không có khả năng tự tái tạo vỏ canxi sau khi lột xác để tăng trưởng). Tỷ lệ chết tiếp tục tăng ở ngày thứ 8 (sau khi công cường độc vi khuẩn và cho tôm ăn thức ăn chứa chế phẩm), tỷ lệ chết tích lũy cuối thí nghiệm là 84% (thí nghiệm bổ sung 25g/100kg tôm), 92% (thí nghiệm bổ sung 30g/100kg tôm), và 100% (lô đối chứng dương) (Bảng 4.5).

Hình 4.8. Tỷ lệ tôm chết khi bổ sung dịch chiết thô thồm lồm vào thức ăn cho ăn 7 ngày liên tục, công cường độc ngày thứ 8 và tiếp tục cho ăn thức ăn

chứa dịch chiết thô 7 ngày tiếp theo (%)

Sau 4 ngày gây nhiễm (ngày thứ 11 trong quá trình thí nghiệm), mẫu tôm ở lô thí nghiệm sử dụng dịch chiết thô phân tích xác định dương tính với tác nhân gây bệnh AHPND, tuy nhiên thấp hơn so với lô đối chứng dương (p<0,05), lần lượt tương ứng 28,6% (25g/100kg tôm), 14,3% (30g/100kg tôm) và 100% (đối chứng dương). Ở ngày thứ 16 tôm thí nghiệm âm tính với tác nhân gây bệnh AHPND (Bảng 4.7), tuy nhiên tôm vẫn tiếp tục chết, như vậy từ kết quả thí nghiệm 1 và 2 nhận thấy dịch chiết thô có hiệu quả trong việc phòng bệnh AHPND tuy nhiên ở nồng độ sử dụng cao, kéo dài ảnh hưởng đến tôm nuôi, tôm có hiện tượng giảm ăn, khó/không tái tạo vỏ canxi trong quá trình lột xác.

Bảng 4.7. Tỷ lệ mẫu dương tính với tác nhân gây bệnh AHPND khi bổ sung dịch chiết thô thồm lồm vào thức ăn cho ăn 7 ngày liên tục, công cường độc ngày thứ 8 và tiếp tục cho ăn thức ăn chứa dịch chiết thô 7 ngày tiếp theo (%)

TT Ngày thí nghiệm

Tỷ lệ mẫu dương tính với tác nhân gây bệnh AHPND (%) Ân thức ăn bổ sung dịch chiết thô

ĐC dương ĐC âm 25g/100kg tôm 30g/100kg tôm

1 4 # 0 # #

2 5 0 # # #

3 11 28,6 (2/7) 14,3 (1/7) 100 (7/7) #

4 16 0 0 Kết thúc thí

nghiệm

#

5 21 0 0 0

Ghi chú: # không thu mẫu phân tích

Ở thí nghiệm 3, bổ sung thức ăn chứa dịch chiết thô cho tôm ăn cùng thời điểm với công cường độc vi khuẩn. Kết quả cho thấy 3 lô thí nghiệm bao gồm lô đối chứng dương, lô bổ sung dịch chiết thô vào thức ăn 25g/100kg tôm và 30g/100kg có tỷ lệ tôm chết tích lũy đến ngày thứ 8 thí nghiệm là 100%, trong khi đó lô đối chứng âm tỷ lệ chết 5% (Bảng 4.5). Tương tự như các nghiệm thức nêu trên, mẫu tôm có hiểu hiện bệnh lý yếu thuộc lô sử dụng chế phẩm bổ sung vào thức ăn và lô đối chứng được thu mẫu phân tích tác nhân gây bệnh AHPND, kết quả cho thấy ở ngày thứ 4 và thứ 6 của thí nghiệm 100% mẫu phân tích có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh AHPND ngoại trừ lô đối chứng âm (Bảng 4.8). Như vậy rõ ràng dịch chiết thô sử dụng theo hình thức ở thí nghiệm 3 không có hiệu quả phòng bệnh AHPND ở tôm nuôi.

Hình 4.9. Tỷ lệ tôm chết khi công cường độc và cho tôm ăn thức ăn chứa dịch chiết thô thồm lồm cùng 1 thời điểm (%)

Bảng 4.8. Tỷ lệ mẫu dương tính với tác nhân gây bệnh AHPND khi công cường độc và cho tôm ăn thức ăn chứa dịch chiết thô thồm lồm cùng 1 thời

điểm (%) TT Ngày thí

nghiệm

Tỷ lệ mẫu dương tính với tác nhân gây bệnh AHPND (%) Ân thức ăn bổ sung dịch chiết thô

ĐC dương ĐC âm 25g/100kg tôm 30g/100kg tôm

1 4 100 (5/5) 100 (5/5) 100 (7/7) 0

2 6 100 (7/7) 100 (7/7) # #

Ghi chú: # không thu mẫu phân tích

Tóm lại ở công thức 1 (Bảng 3.4) sử dụng dịch chiết thô trộn vào thức ăn cho tôm ăn với 3 thí nghiệm tương ứng cho tôm ăn thức ăn chứa dịch chiết thô vào 3 thời điểm khác nhau. Kết quả cho thấy sử dụng dịch chiết thô (25g/100kg tôm) trộn vào thức ăn cho tôm ăn liên tục trong 7 ngày có hiệu quả phòng bệnh trong trường hợp xuất hiện tác nhân gây bệnh AHPND ngay sau khi được ăn dịch chiết thô. Sử dụng dịch chiết thô cho tôm ăn trong 14 ngày hoặc ăn ngay thời điểm xuất hiện tác nhân gây bệnh AHPND (mật độ vi khuẩn cao 105-106cfu/ml) không có hiệu quả phòng trị bệnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của một số loại thảo dược trong phòng và trị bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)