- Đối tượng nghiên cứu:
+ Chế phẩm Neoavi SupaMax do Công ty Công nghệ sinh học mùa xuân (Bio Spring) cung cấp. Chế phẩm chứa bào tử các chủng vi khuẩn Bacillus có khả năng chịu nhiệt độ cao. Số lượng bào tử trong chế phẩm là 5x108CFU/g.
+ Chuột nhắt trắng Swiss albino giai đoạn 8 tuần tuổi.
- Địa điểm nghiên cứu: Phòng nuôi động vật thí nghiệm; Bộ môn Giải phẫu – Tổ chức – Phôi thai và Bộ môn Ký sinh trùng - Khoa Thú y , Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 11 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đánh giá ảnh hưởng của Neoavi SupaMax đến sinh trưởng và tỷ lệ nuôi sống thông qua các chỉ tiêu:
+ Tỷ lệ nuôi sống;
+ Khả năng sinh trưởng.
- Ảnh hưởng của Neoavi SupaMax đến khả năng chuyển hóa thức ăn:
+ Lượng thức ăn thu nhận;
+ Hệ số chuyển hóa thức ăn.
- Đánh giá mức độ tác động của chế phẩm lên hình thái biểu mô và kích thước lông nhung niêm mạc các đoạn ruột:
+ Chiều dài và chiều cao lông nhung tá tràng;
+ Chiều dài và chiều cao lông nhung không tràng;
+ Chiều dài và chiều cao lông nhung hồi tràng.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Bố trí thí nghiệm
Bốn mươi chuột nhắt trắng Swiss albino 2 tháng tuổi được phân thành 4 nhóm (10 chuột/nhóm gồm 5 chuột đực và 5 chuột cái), được theo dõi trong 8 tuần liên tiếp. Chuột được nuôi trong lồng chuyên dụng. Thức ăn được cung cấp bởi Trung tâm động vật y học Viện vệ sinh dịch tễ trung ương. Nước uống được
lọc qua máy lọc Kangaroo, dựng trong bình lớn và chuyển vào các bình chuyên dùng cho mỗi lồng. Chế phẩm Neoavi SupaMax được hòa vào nước uống với 3 mức nồng độ (NĐ) khác nhau: NĐ thấp (1g chế phẩm/16 lit nước), NĐ trung bình (1g chế phẩm/4 lit nước), NĐ cao 1g chế phẩm/1 lit nước (bảng 3.1).
Bảng 3.1. Bố trí thì nghiệm
Nhóm
Phân lô thí nghiệm (con)
Tổng (con) Số chuột (con)
Liều lượng (/lít nước)
♂ ♀
ĐC 5 5 Không bổ sung chế phẩm 10
NĐ thấp 5 5 1g chế phẩm/16 lit nước
(0,31 x108CFU/lít) 10
NĐ trung
bình 5 5 1g chế phẩm/4 lit nước
(1,25x108CFU/lít) 10
NĐ cao 5 5 1g chế phẩm/1 lit nước
(5x108CFU/lít) 10
Tổng (con) 20 20 40
Từ thí nghiệm, ta đánh giá được mức độ an toàn của chế phẩm thông qua xác định được các chỉ tiêu tăng trọng, khối lượng cơ thể của chuột nhắt, sự tác động của chế phẩm lên niêm mạc đường tiêu hóa....
3.3.2. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng - Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi (%):
Hàng ngày theo dõi chuột, cộng dồn và tính tỷ lệ nuôi sống của từng nhóm mỗi tuần theo công thức sau:
Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần (%) = Số chuột cuối tuần (con) Số chuột đầu tuần (con) x100 - Khối lượng cơ thể (g/con)
Hàng tuần cân cố định chuột vào một ngày, cân lần lượt từng con tất cả số chuột TN để xác định khối lượng sống trung bình của đàn qua các tuần tuổi. Kết quả thu được tính sinh trưởng tích lũy theo công thức sau:
Pv (g/con) = X1+X2 +X3 +...+Xn
n = Xn
n Trong đó:
Pv : Sinh trưởng tích lũy trung bình của chuột qua các tuần tuổi.
n : Tổng số chuột nuôi
- Sinh trưởng tuyệt đối (gam/con/ngày) - ADG:
Tăng trọng/con/ngày = W1 - W0
(t1 - t0) x (S1- S0)
Trong đó: W1: Tổng trọng lượng chuột tại thời điểm t1
W0: Tổng trọng lượng chuột tại thời điểm t0 S1: Số lượng chuột tại thời điểm t1
S0: Số lượng chuột tại thời điểm t0
- Sinh trưởng tương đối (%): Là tỷ lệ % tăng lên về khối lượng, kích thước của vật nuôi lúc khảo sát so với lúc ban đầu khảo sát.
Công thức tính như sau:
Sinh trưởng tương đối (%) = W1 - W0 W1 + W0 x100 2
3.3.3. Lượng thức ăn thu nhận gam/con/ngày (ADFI)
Hàng ngày cân lượng thức ăn đổ vào khay vào giờ cố định; cân thức ăn thừa vào ngày tiếp theo. ADFI được tính theo công thức:
ADFI = Tổng lượng thức ăn cho ăn (g) - Tổng lượng thức ăn dư thừa (g) Tổng số con chuột (con) x Số ngày nuôi (ngày) Lượng thức ăn cho ăn và lượng thức ăn thừa tính theo phần trăm vật chất khô.
+ Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR):
FCR = Lượng thức ăn thu nhận (g) Trọng lượng cơ thể tăng lên (g) 3.3.4. Phương pháp làm tiêu bản vi thể và đánh giá cấu trúc vi thể
Mổ 2 chuột trong mỗi nhóm để lấy mẫu ruột làm tiêu bản kiểm tra vi thể biểu mô ruột; đo kích thước lông nhung đường ruột, từ đó đánh giá tác động đến thay đổi lông nhung đường ruột.
Các bước thực hiện:
+ Cố định mẫu sau trong dung dịch formalin 10%.
+ Vùi mẫu và đưa mẫu vào hệ thống máy chuyển đúc mẫu tự động Leica Tissue Processing.
+ Đúc block trong parafin nóng chảy với Leica Embedding Center + Cắt dán mảnh và cố định tiêu bản
+ Nhuộm HE với thuốc nhuộm Hematoxylin và Eosin + Gắn lamen
Đánh giá biến đổi hình thái biểu mô niêm mạc ruột:
Tiêu bản gắn trên lam kính được quan sát dưới kính hiển vi Kniss MBL- 2000T (Olympus, Japan) ở độ phóng đại 100 và 400 lần.
Kích thước lông nhung (chiều cao, chiều rộng) được đo bằng bằng phần mềm Infinity Analysis với máy ảnh Olympus gắn kính hiển vi.
3.3.5. Phân tích số liệu
Số liệu đươc tính toán bằng Microsoft Excel 2010 và phân tích với MiniTab 14.0.