Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Ảnh hưởng của bổ sung Neoavi SupaMax đến chuyển hóa thức ăn
4.2.1. Ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận
Khả năng thu nhận thức ăn là lượng ăn vào hàng ngày. Đây là chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi, nó phản ảnh tình trạng sức khỏe của vật nuôi, chất lượng thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và năng suất của con giống.
Trong nghiên cứu này, lượng thức ăn thu nhận được của 4 lô thí nghiệm được coi là một chỉ tiêu đánh giá tác dụng của chế phẩm (bảng 4.4).
Bảng 4.4. Lượng thức ăn thu nhận của chuột qua các tuần tuổi (gam/con/ngày)
Tuần tuổi
Đối chứng Thí nghiệm
NĐ thấp NĐ trung bình NĐ cao
♂ (n=5)
♀ (n=5)
♂ + ♀ (n=10)
♂ (n=5)
♀ (n=5)
♂ + ♀ (n=10)
♂ (n=5)
♀ (n=5)
♂ + ♀ (n=10)
♂ (n=5)
♀ (n=5)
♂ + ♀ (n=10)
8 – 9 6,24 6,00 6,12 6,29 6,07 6,18 6,33 6,11 6,22 6,43 6,15 6,29
9 – 10 6,37 6,15 6,26 6,39 6,21 6,30 6,46 6,23 6,34 6,58 6,27 6,43
10 – 11 6,43 6,22 6,33 6,49 6,29 6,39 6,60 6,29 6,45 6,68 6,33 6,50 11 – 12 6,61 6,41 6,51 6,67 6,51 6,59 6,80 6,52 6,66 6,86 6,54 6,70 12 – 13 6,83 6,52 6,67 6,85 6,61 6,73 6,88 6,65 6,77 6,94 6,63 6,79 13 – 14 6,95 6,64 6,79 6,98 6,69 6,83 6,97 6,74 6,86 7,07 6,75 6,91 14 – 15 7,03 6,86 6,94 7,05 6,88 6,97 7,11 6,93 7,02 7,12 6,93 7,02 15 – 16 7,06 6,93 6,99 7,12 6,94 7,03 7,15 6,97 7,06 7,21 7,03 7,12
8 - 16 6,75 6,47 6,58 6,73 6,53 6,63 6,79 6,56 6,67 6,86 6,58 6,72
Kết quả theo dõi cho thấy, có sự khác biệt LTATN giữa các lô thí nghiệm:
(1) bổ sung chế phẩm qua nước uống với liều cao làm tăng lượng thức ăn thu nhận; (2) tuổi chuột càng tăng thì lượng thức ăn thu nhận cũng tăng theo. Có thể dễ dàng nhận thấy LTATN của các lô thí nghiệm ở tuần tuổi thứ 16 là cao nhất, tương ứng ở chuột nhóm ĐC là 6,99g/con/ngày, chuột nhóm NĐ thấp ăn 7,03g/con/ngày, nhóm NĐ trung bình ăn 7,06g/con/ngày và nhóm NĐ cao là 7,12g/con/ngày. Điều này là phù hợp với sự phát triển của chuột; và (3) LTATN trong cùng một lô thí nghiệm thì giữa các con đực bao giờ cũng lớn hơn con cái;
Đối với chuột đực, LTATN trung bình cao nhất ở nhóm NĐ cao (6,86g/con/ngày), tiếp đến là ở lô TN nồng độ trung bình (6,79g/con/ngày), ở lô TN nồng độ thấp là 6,73g/con/ngày và thấp nhất là ở lô ĐC (6,69g/con/ngày).
So sánh LTATN ở các con cái giữa các nhóm thí nghiệm, nhận thấy cũng giống như ở các nhóm thí nghiệm của chuột đực, LTATN trung bình ở lô TN bổ sung chế phẩm ở nồng độ cao là cao nhất (6,58g/con/ngày) và thấp nhất là ở lô ĐC là 6,47g/con/ngày.
Trong chăn nuôi, vật nuôi thu nhận thức ăn đủ lượng là một trong những biểu hiện của trạng thái ‘tốt” cho mỗi trang trại. Thức ăn là nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm chăn nuôi. Đảm bảo dinh dưỡng chính là tiền đề cho năng suất chăn nuôi cao. Hơn nữa, nếu không còn thức ăn thừa sẽ giảm thiểu lượng thức ăn dư thừa và các sản phẩm trung gian tạo mùi trong chuồng nuôi.
Như vậy, từ kết quả trên cho thấy việc bổ sung chế phẩm probiotic Neoavi SupaMax vào nước uống làm tăng lượng thức ăn thu nhận, cả ở chuột đực lẫn chuột cái. Tác động đến LTATN tỷ lệ với liều lượng bổ sung của chế phẩm, liều lượng chế phẩm càng cao thì lượng thức ăn thu nhận cũng tăng lên.
4.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng chế phẩm đến tỷ lệ chuyển hóa thức ăn Tỷ lệ chuyển hóa thức ăn (Feed Conversion Ratio; FCR) là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn là mức độ tiêu tốn thức ăn (TTTA) cho một đơn vị sản phẩm (Chamber J.
R et al., 1984).
Tỷ lệ chuyển hóa thức ăn trong chăn nuôi phản ánh hiệu quả cho mỗi giai đoạn chăn nuôi nào đó; là tỷ lệ giữa lượng tiêu tốn thức ăn và trọng lượng cơ thể tăng thêm. FCR có vai trò quan trọng quyết định hiệu quả kinh tế, đặc biệt trong điều kiện chi phí thức ăn ngày càng tăng, giá sản phẩm thịt, trứng xuống thấp. Chính vì vậy, ngoài tối ưu hóa khẩu phần, các nhà dinh dưỡng bổ sung các chế phẩm sinh học nhằm hỗ trợ cải thiện (làm giảm) FCR. Đánh giá ảnh hưởng của bào tử Bacillus đến FCR của chuột trong thí nghiệm cũng nhằm tới mục đích này. Kết quả đánh giá FCR của chuột thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.5.
Bảng 4.5. Tỷ lệ chuyển hóa thức ăn của chuột qua các tuần tuổi
Tuần tuổi
Đối chứng Thí nghiệm
NĐ thấp NĐ trung bình NĐ cao
♂ (n=5)
♀ (n=5)
♂ + ♀ (n=10)
♂ (n=5)
♀ (n=5)
♂ + ♀ (n=10)
♂ (n=5)
♀ (n=5)
♂ + ♀ (n=10)
♂ (n=5)
♀ (n=5)
♂ + ♀ (n=10)
8 – 9 15,22 12,77 14,30 10,29 16,66 12,73 11,28 12,55 11,55 9,36 12,44 10,84
9 – 10 11,80 17,57 14,20 10,18 20,84 13,54 11,54 12,06 11,38 15,75 8,23 11,09
10 – 11 13,12 32,74 19,09 9,83 14,04 11,44 10,77 12,41 11,30 8,09 10,75 9,29
11 – 12 9,58 24,65 14,19 7,57 14,17 9,73 10,55 13,63 11,42 6,79 13,32 9,05
12 – 13 6,63 8,69 7,70 6,42 9,30 7,56 8,07 8,72 8,23 5,10 6,84 5,85
13 – 14 11,98 12,77 12,69 10,79 31,68 16,05 17,24 20,45 18,35 11,38 16,33 13,55
14 – 15 26,04 76,22 39,17 27,52 39,5 31,50 29,67 19,25 23,13 20,50 39,00 27,00
15 – 16 28,24 46,20 35,6 36,53 32,5 33,19 10,15 24,24 13,98 21,97 28,24 25,43
Từ bảng kết quả trên (bảng 4.5) ta thấy FCR của các nhóm chuột giảm dần từ tuần tuổi thứ 8 đến tuần tuổi 13, thấp nhất ở tuần 12-13. Đây cũng là giai đoạn tăng dần của sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối. Với chuột 2 đến 3 tháng tuối, tốc độ tăng trọng nhanh đồng nghĩa với khả năng chuyển hóa thức ăn tốt - FCR giảm. Sau 3 tháng tuổi, lượng thức ăn cần để chuyển hóa tạo năng lượng duy trì sẽ tăng cao, thức ăn dành cho tăng trưởng sẽ giảm dẫn đến tăng FCR, đồng nghĩa với giảm hiệu quả sử dụng thức ăn.
Ngoài phản ánh hiệu quả chăn nuôi, sức khỏe của vật nuôi, công tác quản lý đàn... FCR còn giúp người chăn nuôi đánh giá được chất lượng giống, chất lượng nguồn thức ăn, chế độ dinh dưỡng... Qua bảng kết quả thu được, có thể thấy FCR của nhóm bổ sung chế phẩm NĐ cao và NĐ thấp luôn luôn nhỏ hơn so với lô ĐC, còn ở lô NĐ trung bình tỷ lệ này ở một số giai đoạn (đặc biệt là ở tuần 12) so với lô ĐC cao hơn. Trong cùng nhóm, FCR của chuột đực luôn thấp hơn của chuột cái.
Có thể thấy rằng, FCR ở chuột thí nghiệm biến đổi theo quy luật tương tự như ở các vật nuôi khác. Ở lợn, giai đoạn lợn con FCR thấp hơn ở lợn lớn. Khi khối lượng cơ thể quá lớn, FCR tăng do vật nuôi nói chung và lợn nói riêng bắt đầu tích lũy mỡ, ăn nhiều hơn nhưng lượng thức ăn cần cho duy trì tăng cao làm giảm hiệu quả chăn nuôi.
Việc bổ sung chế phẩm vào nước uống theo liều lượng có ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển hóa thức ăn ở chuột thí nghiệm: nồng độ cao và nồng độ thấp có tác dụng làm giảm FCR.
Có thể thấy rằng, với việc bổ sung chế phẩm probiotic chứa vi khuẩn dạng bào tử ở nồng độ cao cho tác dụng tốt nhất đến khả năng thu nhận thức ăn cũng như tỷ lệ chuyển hóa thức ăn trên chuột Swiss albino.