PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Diễn biến mật độ sâu hại chính trên lúa dưới ảnh hưởng của một số yếu tố
4.2.1. Ảnh hưởng của thời vụ đến diễn biến mật độ sâu hại chính trên lúa
4.2.1.1 Ảnh hưởng của thời vụ đến diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ
Mật độ và tỷ lệ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ không chỉ chịu ảnh hưởng của các yếu tố giống, mật độ cấy, và phân bón. Nó còn chịu ảnh hưởng của yêu tố mùa vụ. Yếu tố mùa vụ tác động thông qua các yếu tố thức ăn, nhiệt độ, ẩm độ,…
Hình 4.1. Diễn biến mật độ của sâu cuốn lá nhỏ ở 2 thời vụ tại Kiến Thụy, Hải Phòng vụ mùa 2016 (giống lúa thí nghiệm: Nam Ưu 209)
Hình 4.1 cho thấy, mật độ sâu cuốn lá nhỏ ở 2 trà vụ sẽ chênh lệch nhau khoảng 7 ngày, từ giai đoạn đòng già đến trỗ. Tuy nhiên mật độ sâu cuốn lá nhỏ ở giai đoạn lúa trỗ trong trà mùa sớm thấp hơn so với trà mùa trung. Ở giai đoạn lúa trỗ, lá lúa cũng phát triển cứng hơn, vì vậy tỷ lệ hại trên lá cũng thấp hơn so với trà mùa trung.
Trong trà mùa trung, mật độ sâu cuốn lá nhỏ tập trung cao vào giai đoạn đòng đến đòng già, đây là giai đoạn xung yếu của cây lúa, gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất.
Trong trà mùa sớm thì mật độ sâu cuốn lá nhỏ đạt đỉnh ở hai thời điểm là lúc lúa đẻ nhánh rộ và lúa trỗ. Ở thời điểm lúa đẻ nhánh rộ, cây lúa có khả năng tự bù lại cho mình phần lá bị mất, vì vậy ở thời điểm này với mật độ sâu cuốn lá thấp (1 con/m2) không gây ảnh hưởng đến năng suất. Ở thời điểm lúa trỗ, mật độ sâu cuốn lá đạt trên 1,5 con/m2.
Ở giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ cho thấy mật độ sâu cuốn lá ở trà vụ sớm đạt 1 con/m2, cao gấp 2,5 lần so với trà vụ trung. Đến giai đoạn lúa làm đòng thì mật độ sâu cuốn lá nhỏ ở trà mua trung cho thấy mật độ cao hơn so với mật độ sâu cuốn lá nhỏ của trà mùa sớm. Ở giai đoạn lúa trỗ,mật độ sâu cuốn lá ở trà mùa sớm vẫn duy trì ở mức thấp hơn so với trà mùa trung và bằng 0,78 lần so với trà mùa trung.
Đến hai giai đoạn cuối lúa chắc xanh và làm đòng, mật độ sâu cuốn lá ở trà mùa trung cao hơn so với trà mùa sớm. Tuy nhiên ở thời điểm này lá lúa đã cứng hơn, vì vậy tỷ lệ gây hại của sâu cuốn lá trên cây lúa không còn đáng kể nữa.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Hồi xanh Đầu đẻ nhánh Đẻ nhánh rộ Cuối đẻ nhánh Phân hóa đòng Đòng Đòng già Trỗ Chắc xanh Chín đỏ đuôi Chín h. toàn
Tỷ lệ hại (%)
Giai đoạn sinh trưởng
Trà mùa sớm số bao lá Trà mùa trung số bao lá
Hình 4.2. Diễn biến tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ ở 2 thời vụ tại Kiến Thụy, Hải Phòng trong vụ mùa 2016 (giống lúa thí nghiệm: Nam Ưu 209) Qua hình 4.2 cho ta thấy tỷ lệ lá bị hại do sâu cuốn lá nhỏ trong 2 vụ đều có xu hưởng tăng nhanh ở giai đoạn đẻ nhánh đến đẻ nhánh rộ sau đó tăng đều ở các giai đoạn từ cuối đẻ nhánh đến chin hoàn toàn. Biểu đồ cũng cho thấy, tỷ lệ bị hại của trà lúa trong vụ mùa sớn luôn thấp hơn so với trà mùa trung.
Số liệu điều tra cho ta thấy, tỷ lệ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ trên hai trà lúa đều thấp. Và ở giai đoạn đòng tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ ở trà mùa sớm thấp hơn trà mùa trung ở mức sai khác có ý nghĩa α = 0,05. Mật độ sâu cuốn lá nhỏ ở hai công thức không có sự sai khác.
Sự gây hại của sâu cuốn lá nhỏ qua yêu tố thời vụ có thể được giải thích bằng nguyên nhân là do tác động cùa yêu tố thời vụ đến các yếu tố nhiệt độ, độ
ẩm, và nguồn thức ăn làm ảnh hưởng đến sự phát sinh và gây hại của các lứa sâu cuốn lá nhỏ trong năm, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây lúa. Cụ thể ở giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ cho ta thấy tỷ lệ gây hại của giai đoạn trà mùa trung đạt 3,7%, cao gấp 1,2 lần so với trà vụ sớm. Tuy nhiên đây là giai đoạn cây lúa có thể tự bù đắp lại những phần đã mất của mình nên về cơ bản điều này không gây ảnh hưởng đến năng suất của cây lúa. Điều này tương tự với giai đoạn làm đòng, tỷ lệ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ ở hai thời vụ đều thấp.
Tuy nhiên, ở giai đoạn lúa trỗ, thì tỷ lệ lá bị hại do sâu cuốn lá nhỏ ở trà vụ mùa trung đã đạt 7,7% cao hơn so với trà vụ sớm 3,16 lần do ảnh hưởng của sâu cuốn lá nhỏ lứa 8, vì vậy giai đoạn này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự vào chắc của hạt lúa, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa.
Giai đoạn lúa chắc xanh và vào chín đỏ đuôi, lá lúa đã cứng hơn vì vậy tỷ lệ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ còn lại rất thấp, về cơ bản không gây ảnh hưởng dến năng suất của cây lúa. Điều này cho thấy thời vụ cũng là yếu tố quyết định mức độ gây hại của sâu CLN. Vì vậy, xác định thời điểm cấy cũng là một yếu tố quan trọng để hạn chế sự gây hại của sâu cuốn lá nhỏ. Việc gieo cấy sớm, tập trung, cũng có tác dụng giảm nhẹ thiệt hại do sâu CLN gây ra (Shen et al., 1984).
4.2.1.2 Ảnh hưởng của thời vụ đến diễn biến mật độ sâu đục thân lúa hai chấm Tương tự như sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân lúa hai chấm cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố thời vụ. Kết quả đánh giá được thể hiện ở hình 4.3.
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2
Hồi xanh Đầu đẻ nhánh Đẻ nhánh rộ Cuối đẻ nhánh Phân hóa đòng Đòng Đòng già Trỗ Chắc xanh Chín đỏ đuôi Chín h. toàn Mật độ sâu (con/m2)
Giai đoạn sinh trưởng
Trà mùa sớm M.độ Trà mùa trung M.độ
Hình 4.3. Diễn biến mật độ sâu đục thân lúa hai chấm ở 2 thời vụ tại Kiến Thụy, Hải Phòng vụ mùa 2016 (giống lúa thí nghiệm: Nam Ưu 209)
Đối với vụ mùa sớm, mật độ sâu đục thân lúa hai chấm tập trung cao vào giai đoạn lúa chín đỏ đuôi là giai đoạn cây lúa đã đảm bảo về năng suất, thân cây lúa đã cứng, vì vậy việc gây hại của sâu đục thân không còn là vấn đề đáng ngại.
Trong khí đó, đối với vụ mùa trung, mật độ sâu đục thân lúa hai chấm đạt đỉnh cao vào giai đoạn lúa trỗ, là giai đoạn xung yếu của cây lúa. Việc tập trung mật độ sâu đục thân lúa hai chấm vào giai đoạn này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng xuất lúa.
Ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, mật độ sâu đục thân lúa hai chấm trên mùa vụ sớm cao gấp hai lần so với trà vụ trng, đạt 0,2 con/m2. Tuy nhiên sang các giai đoạn xung yếu trong quá trình phát triên của cây lúa cho thấy, mật độ sâu đục thân lúa hai chấm ở trà mùa trung cao hơn so với trà mùa sớm. Cụ thể ở giai đoạn lúa làm đòng, mật độ sâu đục thân lúa hai chấm cùa trà mùa trung cao gấp 2,5 lần so với mật độ sâu đục thân lúa hai chấm của trà mùa sớm và đạt 0,5 con/m2. Đến giai đoạn lúa trỗ, tỷ lệ này tăng lên 3,33 lần, đến giai đoạn lúa chắc xanh, tỷ lệ này là 2 lần.
Ở giai đoạn lúa chín đỏ đuôi, mật độ sâu đục thân lúa hai chấm trên trà mùa sớm cao gấp 2,5 lần so với trà mùa sớm. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, việc gây hại cùa sâu đục thân lúa hai chấm không còn là vấn đề đáng ngại nữa.
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8
Tỷ lệ hại (%)
Giai đoạn sinh trưởng
Trà mùa sớm D.héo Trà mùa trung D.héo
Hình 4.4. Diễn biến tỷ lệ hại của sau đục thân lúa hai chấm ở 2 thời vụ tại Kiến Thụy, Hải Phòng vụ Mùa 2016 (giống lúa thí nghiệm: Nam Ưu 209)
Cùng với sự thay đổi mật độ của sâu đục thân lúa hai chấm là sự gây hại của chúng trên đồng ruộng. Bảng 4.3 ghi nhận sự gây hại của sâu đục thân lúa hai chấm trên lúa ở các giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ, lúa làm đòng, lúa trỗ, chắc xanh và chín đỏ đuôi ở hai thời vụ là vụ mùa sớm và mùa trung.
Ở giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ và giai đoạn lúa làm đòng, tỷ lệ dảnh héo ở hai công thức là tương đương nhau và đạt 0,1%. Tuy nhiên, đây là thời gian mà cây lúa có thể tự bù đắp lại những gì đã mất, vậy nên với tỷ lệ dảnh héo thấp như vậy không làm ảnh hưởng đến năng suất cùa cây lúa.
Ở các giai đoạn lúa trỗ và chắc xanh cho thấy tỷ lệ bông bạc do sâu đục thân lúa hai chấm ở hai công thức đã có sự khác biệt. Ở trà mùa trung cho thấy tỷ lệ bông bạc cao hơn so với trà mùa sớm ở giai đoạn lúa trỗ là 1,67 lần ở giai đoạn lúa trỗ và 1,4 lần ở giai đoạn lúa chắc xanh.
Vì vậy, mùa vụ cũng có ảnh hưởng phần nào đến mật độ và tỷ lệ gây hại của sâu đục thân lúa hai chấm qua các yếu tố khí hậu trong năm, nguồn thức ăn của sâu đục thân lúa hai chấm. Qua đó làm ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại của các lứa sâu đục thân lúa hai chấm trong năm.
Qua bảng 4.3 cho ta thấy được sự khác biệt giữa hai công thức ở hai trà mùa vụ khác nhau qua các giai đoạn lúa đẻ nhánh, làm đòng, lúa trỗ, giai đoạn chắc xanh và chín đỏ đuôi.
4.2.1.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến diễn biến mật độ rầy nâu N. lugens
Một trong những yếu tố sinh thái được ghi nhận trong phần tổng quan có ảnh hưởng đến mật độ rầy nâu , đó là thời vụ. Yếu tố thời vụ gây ảnh hưởng gián tiếp đến các lứa rầy phát sinh và gây hại trong năm qua các yếu tố như khí hậu, nguồn thức ăn.
0 10 20 30 40 50 60 70
Mật độ sâu (con/m2
Giai đoạn sinh trưởng
Trà mùa sớm Trà mùa trung
Hình 4.5. Diễn biến mật độ rầy nâu ở 2 thời vụ tại Kiến Thụy, Hải Phòng vụ mùa 2016 (giống lúa thí nghiệm: Nam Ưu 209)
Tại Hình 4.5 và bảng 4.4 đã cho ta thấy sự thay đổi về mật độ của rầy nâu do tác động của yếu tố thời vụ qua các giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ, lúa làm đòng, trỗ, chắc xanh và chín đỏ đuôi.
Cụ thể, ở giai đẻ nhánh rộ cho thấy mật độ ở trà mùa trung cao hơn trà mùa sớm, đạt 17,2 con/4 khóm, cao gấp 1,34 lần so với trà mùa sớm.
Ở các giai đoạn lúa làm đòng, lúa trỗ và giai đoan chắc xanh cho thấy mật độ rầy nâu trên đồng ruộng chênh lệch nhau không nhiều. Cụ thể ở giai đoạn lúa làm đòng, mật độ rầy nâu trong trà mua trung cao gấp 1,11 so với trà mùa sớm, ở giai đoạn lúa trỗ là 0,11, ở giai đoạn lúa chắc xanh là 1,27 lần.
Ở giai đoạn lúa chín đỏ đuôi, mật độ rầy nâu ở trà mùa trung đã tăng lên đạt 64 con/khóm, cao gấp 2,5 lần so với trà mùa sớm.
4.2.2. Ảnh hưởng của giống lúa đến diễn biến mật độ của 3 loại sâu hại chính trên lúa
Trong vụ múa năm 2016 chúng tôi đã tiến hành theo dõi ảnh hưởng của yếu tố giống đến diễn biến mật độ, tỷ lệ hại của của sâu đục thân sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu. Các giống lúa được sử dụng trong thí nghiệm là các giống mới, đang trong quá trình khảo nghiệm và đang dần đưa vào trong sản xuất như Đất cảng, Lam Sơn, DT666, Nam Ưu 209 và giống đối chứng là BC15 – giống lúa đang được trồng phổ biến trong vùng sản xuất.
4.2.2.1 Ảnh hưởng của giống lúa đến diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng
Qua thời gian theo dõi diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên các giống lúa mới đang trong quá trình khảo nghiệm và trên cơ sở so sánh đánh giá với giống lúa BC15 đang được sử dụng phổ biến rộng rãi trên địa bàn, tôi thu được kết quả như hình 4.6, hình 4.7, bảng 4.5.
0 0.5 1 1.5 2 2.5
Hồi xanh Đầu đẻ nhánh Đẻ nhánh rộ Cuối đẻ nhánh Phân hóa đòng Đòng Đòng già Trỗ Chắc xanh Chín đỏ đuôi Chín h. toàn
mật độ sâu con/m2
giai đoạn sinh trưởng
Đất cảng Lam Sơn DT 666 Nam Ưu 209 BC 15
Hình 4.6. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ dưới ảnh hưởng của yếu tố giống, tại Kiến Thụy, Hải Phòng vụ mùa 2016
Qua biểu đồ 4.6 cho thấy, tất cả các giống lúa đều bị sâu cuốn lá nhỏ phát sinh và gây hại. Tuy nhiên mỗi giống lúa khác nhau lại có diễn biến sâu cuốn lá nhỏ khác nhau.
Nhìn chung, mật độ sâu cuốn lá trên các giống đều cao nhất ở giai đoạn lúa trỗ, đây là giai đoạn xung yếu của cây lúa. Khi sâu cuốn lá gây hại ở giai đoạn này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Số liệu ghi nhận mật độ sâu cuốn lá trong giai đoạn lúa trỗ có mật độ cao nhất là 2,2 con/m2, thấp nhất là trên giống lúa Nam Ưu 209 trong gia đoạn lúa đẻ nhánh.
Trong giai đoạn lúa đẻ nhánh, mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên giống DT666 là cao nhất và cao gấp 1,88 lần so với giống đối chứng BC15. Tiếp đến là các giống Đất cảng, Lam Sơn có mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao hơn giống đối chứng BC15 lần lượt là 1,75 và 1,38 lần. Thấp nhất là giống lúa Nam Ưu 209 với mật độ 0,4 con/m2 và bằng nửa mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên giống BC15.
Đối với giai đoạn lúa làm đòng. Trong giai đoạn này, giống lúa DT666 có
mật độ sâu cuốn lá tập trung cao nhất trong cả vụ đạt 1,7 con/m2 và cao gấp 1,13 lần so với giống đối chứng. Các giống lúa Đất cảng, Lam Sơn, Nam Ưu 209 đều cú mật độ sõu cuốn lỏ thấp nhất trong cả vụ và bằng ẵ lần so với giống đối chứng.
Giai đoạn lúa trỗ - là giai đoạn xung yếu nhất của cây lúa, quyết định trực tiếp đến năng suất của cây lúa do quá trình vào hạt của cây lúa. Ghi nhận trong bảng số liệu cho thấy, ở giai đoạn này giống lúa BC15 đã cho thấy mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao hơn các giống khảo nghiệm, đặc biệt cao gấp 2,44 lần so với giống lúa Nam Ưu 209 – giống lúa có mật độ sâu cuốn lá nhỏ thấp nhất trong giai đoạn này, và gấp 1,16 lần so với giống lúa Lam Sơn – giống lúa có mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao nhất so với các giống lúa khảo nghiệm. Các giống lúa Đất cảng, Lam Sơn lần lượt có mật độ sâu cuốn lá nhỏ bằng 0,73 và 0,55 lần so với giống lúa đối chứng.
Ở hai giai đoạn lúa chắc xanh và chin đỏ đuôi, mật độ sâu cuốn lá giảm dần do lúc này cấu trúc lá của cây lúa đã cứng dần lên, khiến sâu cuốn lá khó gây hại hơn. Trong giai đoạn lúa chắc xanh, mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên giống BC15 cao hơn tất cả các giống lúa khảo nghiệm và cao hơn giống lúa Đất cảng là 1,58 lần, Lam Sơn là 1,27 lần, Nam Ưu 209 là 2,11 lần, DT666 là 1,27 lần. Giai đoạn lúa chin đỏ đuôi hay còn gọi là chin sáp, mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao nhất trên giống lúa Lam Sơn là 1,6 con/m2 và cao gấp 1,33 lần so với giống lúa đối chứng BC15, các giống lúa còn lại đều có mật độ sâu cuốn lá nhỏ thấp hơn giống BC15 và có lần lượt bằng 0,75 lần trên giống Đất cảng, 0,67 lần trên giống Nam Ưu 209, 0,83 lần trên giống lúa DT666 đối với giống lúa đối chứng.
Qua bảng số liệu cũng cho ta thấy có sự sai khác đối với mật độ sâu cuốn lá trên các giống ở các giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, trỗ và chín đỏ đuôi. Riêng giai đoạn lúa vào chắc xanh là không có sự sai khác giữa các công thức.
0 2 4 6 8 10 12
Tỷ lệ hại (%)
Giai đoạn phát triển
Đất cảng Lam Sơn DT 666 Nam Ưu 209 BC 15
Hình 4.7. Diễn biến tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ dưới ảnh hưởng của yếu tố giống, tại Kiến Thụy, Hải Phòng vụ mùa 2016
Theo kết quả của bảng 4.7 cho ta thấy mật độ sâu cuốn lá có sự khác nhau dẫn theo đó là tỷ lệ hại do sâu cuốn lá nhỏ trên các giống giống cũng có sự khác biệt. Tỷ lệ hại do sâu cuốn lá gây ra trên các giống dao động trong khoảng từ 0,5 – 11% số lá. Tỷ lệ gây hại này được cho là thấp hơn so với các năm do mật độ sâu cuốn lá trong vụ mùa 2016 được đánh giá là thấp hơn so với các năm trước, và công tác phòng trừ sâu bệnh trong vụ mùa năm 2016 cũng đồng thời được đánh giá là tốt so với các năm.
Tỷ lệ lá do bị hại do sâu cuốn lá cao nhất trong thời kì lúa đẻ nhánh. Do trong thời gian này, cây lúa có khả năng phát triển để bù lại những lá đã mất. Vì vậy, thời điểm này bà con nông dân phun trừ ít hơn. Tại giai đoạn này ghi nhận giống lúa Lam Sơn có tỷ lệ lá bị hại là cao nhất 3,7% và bằng 1,03 lần so với giống lúa đối chứng BC15. Các giống lúa còn lại có tỷ lệ lá bị hại thấp hơn giống đối chứng và lần lượt bằng 0,86 lần đối với giống lúa Đất cảng, 0,89 lần đối với giống Nam Ưu 209, 0,79 lần đối với giống lúa DT666.
Trong gia đoạn lúa đứng cái, mật độ sâu cuốn lá giảm một cách đáng kể.
Tuy nhiên đã có sự khác biệt rõ rệt giữa các giống. Các giống lúa Lam Sơn và DT666 cho thấy tỷ lệ lá bị hại cao gấp 2 lần so với giống lúa đối chứng BC15.
Các giống lúa còn lại Đất cảng và Nam Ưu cho thấy tỷ lệ sâu cuốn lá bị hại tương đương với giống lúa đối chứng.