PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Diễn biến mật độ sâu hại chính trên lúa dưới ảnh hưởng của một số yếu tố
4.2.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến diễn biến mật độ 3 loại sâu hại chính trên lúa tại Kiến Thụy, Hải Phòng vụ mùa 2016
Tại huyện Kiến Thụy, Hải Phòng do canh tác lúa liên tục nhiều năm trong vùng đê bao kín, đất đai ngày càng thoái hóa, kém màu mỡ, tình hình dịch hại ngày càng gia tăng như ốc biêu vàng, chuột hại vì vậy nông dân có xu hướng cấy dày hơn để mong muốn đảm bảo mật độ cấy. Tuy nhiên, việc này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát sinh dich hại trên đồng ruộng. Để làm rõ vấn đề này tôi tiến hành điều tra diễn biến mật độ của 3 loài sâu hại chính trên lúa ở các mật độ cấy khác nhau (20 – 25 khóm/m2, khoảng cách 30 x 12 cm và 40 – 45 khóm/m2 tương ứng khoảng cách 20 x 16 cm).
4.2.4.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ Mật độ cấy được xem là yêu tố quan trọng tác động đến mật độ sâu cuốn lá nhỏ, do nó ảnh hưởng đến điều kiện tiêu khí hậu trong đồng ruộng, làm cho độ ẩm trong ruông lúa cao hơn, ít ảnh sáng hơn. Tạo điều kiện thuận lời cho sâu cuốn lá nhỏ phát sinh và gây hại.
Hình 4.17. Thí nghiệm lúa cấy mật độ 40 – 45 khóm/m2 và 20 – 25 khóm/m2 Nguồn: Nguyễn Thị Hạnh (2016)
0.20 0.40.6 0.81 1.21.4 1.61.82
Mật độ sâu (con/m2)
Giai đoạn sinh trưởng
40 - 45 20-25
Hình 4.18. Diễn biến mật độ của sâu cuốn lá nhỏ dưới ảnh hưởng của mật độ cấy tại Kiến Thuy, Hải Phòng trong vụ mùa 2016
Qua Hình 4.18, và bảng 4.11. cho ta thấy sự khác biệt về mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên hai mật độ cấy khác nhau. Với mật độ cấy càng dày thì mật độ sâu cuốn lá càng cao và được thể hiện ở tất cả các giai đoạn. Cụ thế với mật độ cấy tay là 40 – 45 khóm/m2 cho mật độ sâu cuốn lá trung bình là 1,24 con/ m2 cao gấp đôi so với mật độ cấy 20 – 25 khóm/m2 là 0,64.
Ở giai đoạn lúa đẻ nhánh ghi nhận mật độ trên diện tích cấy ở mật độ 40 – 45 khóm cao gấp 4,5 lần so với mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên mật độ cấy máy 20 – 25 khóm/m2.
Mật độ sâu cuốn lá nhỏ tăng dần theo các giai đoạn lúa làm đòng đến trỗ. Ở giai đoạn lúa trỗ, việc gây hại của sâu cuốn lá nhỏ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Tại thời điểm lúa trỗ cũng ghi nhận mât độ sâu cuốn lá nhỏ trên ô ruộng cấy mật độ 40 – 45 khóm/m2 cao gấp 1,89 lần so với ô ruộng cấy mật độ thấp (20 – 25 khóm/m2).
Mật độ sâu cuốn lá giảm nhiều tại giai đoạn lúa chắc xanh và chín đỏ đuôi.
Tuy nhiên ở 2 giai đoạn này mật độ sâu cuốn lá nhỏ tại 2 thí nghiệm vẫn cho thấy sự khác biệt rõ rệt. Với mật độ cấy 40 – 45 khóm/m2 cho mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp 1,5 lần so với thí nghiêm có mật độ cấy thấp (20 – 25 khóm/m2).
Hình 4.19. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến tỷ lệ hại (%) do sâu cuốn lá nhỏ gây nên trên giống lúa Nam Ưu 209 tại Kiến Thụy,
Hải Phòng trong vụ mùa 2016
Mật độ cấy ảnh hưởng trực tiếp tới mật độ sâu cuốn lá, đồng thời cũng gây ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ lá bị hại trên đồng ruộng.
Với mật độ cấy 40 – 45 khóm/m2 luôn có tỷ lệ lá bị hại cao hơn mật độ cấy 20 – 25 khóm/m2 từ 1,5 – 5 lần. Cụ thế, tỷ lệ lá bị hại ở công thức cấy mật độ 40-45 khóm/m2 trong giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ là 5,2 %, trong khi đó ở công thưc cấy 20 – 25 khóm/m2 chỉ có 3,5 %. Tỷ lệ lá bị gây hại tăng dần đến gia đoạn lúa trỗ và giảm dần về giai đoạn lúa chín đỏ đuôi.
Ở giai đoạn lúa trỗ, là giai đoạn xung yếu của cây lúa ghi nhận tỷ lệ lá bị hại ở công thức cấy 40 – 45 khóm/m2 cao gấp 3,16 lần so với công thức cấy 20 – 25 khóm/m2. Điều này có thể giải thích do ở những ruộng có mật độ cấy cao tạo nên tiểu khí hậu trong ruộng có ẩm độ cao, thiếu ánh sáng, tạo điều kiện thuận lợi cho sâu cuốn lá phát sinh và gây hại đạt mật độ và tỷ lệ hại cao hơn.
Như vậy mật độ cấy càng dày thì mật độ sâu cuốn lá nhỏ và tỷ lệ hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra trên cánh đồng càng cao. Vì vậy cần gieo cấy với mật độ thích hợp, từ đó giảm tổi thiểu thiệt hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra.
Ruộng lúa gieo cấy với mật độ dày thuận lợi cho sâu cuốn lá nhỏ gia tăng mật độ quần thể. Trong một thí nghiệm điều tra vào ngày thứ 55 sau cấy cho thấy khi cấy lúa với khoảng cách 10 x 15 cm có tỷ lệ lá bị hại là 36%. Chỉ tiêu này giảm xuống 26% ở khoảng cách 15 x 20 cm và là 12% ở khoảng cách 20 x 30 cm (Dale, 1994; Thangamuthu et al.,1982) .
4.2.4.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến diễn biến mật độ sâu đục thân lúa hai chấm
Mật độ và tỷ lệ gây hại của sâu đục thân lúa hai chấm không chỉ chịu ảnh hưởng của thời vụ, giống, phân bón, điều kiện khí hậu mà còn chịu ảnh hưởng của mật độ cấy.
Điều này được thể hiện qua hình 4.20, hình 4.21 và bảng 4.12
Hình 4.20. Diễn biến mật độ của sâu đục thân lúa hai chấm dưới sự ảnh hưởng của mật độ cấy tại Kiến Thụy, Hải Phòng vụ mùa năm 2016
Qua Hình 4.20 và bảng 4.12 cho ta thấy mật độ sâu đục thân lúa hai chấm trên hai mật độ cấy phổ biến trên địa bàn.
Ở công thức với mật độ cấy 40-45 khóm/m2 luôn có mật độ sâu đục thân lúa hai chấm cao hơn so với công thức cấy 20 – 25 khóm/m2, trung bình gấp 1,5 lần.
Điều này được thể hiện rõ hơn ở các giai đoạn lúa đẻ nhánh là gấp 3 lần, giai đoạn làm đòng gấp 1,67 lần. Đặc biệt là giai đoạn lúa trỗ, các dảnh héo càng dễ quan sát hơn, đồng thời làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa của người nông dân. Trong giai đoạn này, mật độ sâu đục thân lúa hai chấm tại công thức cấy tay 40 – 45 khóm/m2 cao hơn gấp 1,2 lần so với công thức cấy từ 20 – 25 khóm/m2.
Mật độ sâu đục thân lúa hai chấm giảm dần trong các giai đoạn chắc xanh và lúa chín đỏ đuôi. Cụ thể , ở giai đoạn lúa chắc xanh mật độ sâu đục thân lúa hai chấm ở công thức cấy tay 40 - 45 là 0,7 con/m2, cao gấp 1,75 lần so với mật
độ cấy 20 – 25 khóm/m2. Ở giai đoạn lúa chín đỏ đuôi, mật độ sâu đục thân lúa hai chấm ở công thức cấy 40 – 45 khóm/m2 giảm xuống còn 0,6 con/m2, cao gấp 3 lần mật độ cấy 20 – 25 khóm/m2.
0.20 0.40.6 0.81 1.21.4 1.61.8
Tỷ lệ hại (%)
Giai đoạn sinh trưởng
40 - 45 20 - 25
Hình 4.21. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến tỷ lệ gây hại của sâu đục thân lúa hai chấm trên giống lúa Nam Ưu 209 tại Kiến Thụy, Hải Phòng
Nếu hình 4.20 cho ta thấy thấy mật độ sâu đục thân lúa ở hai công thức thì hình 4.21 cung cấp cho ta tỷ lệ hại do sâu đục thân lúa hai chấm gây ra ở hai công thức. Hình 4.21 cho ta thấy, tỷ lệ số dảnh héo của hai công thức tương đương nhau và tương đối thấp đạt 0,1%. Tuy nhiên sự khác biệt giữa hai công thức được thể hiện rõ rệt hơn ở các giai đoạn sau, số lượng bông bạc ở công thức cấy 40 – 45 khóm/ m2 luôn cao hơn công thức cấy 20 – 25 khóm/m2.
Cụ thể, ở giai đoạn lúa làm đòng cho thấy số dảnh héo ở công thức cấy 40 – 45 khóm/m2 là 0,3% cao gấp 3 lần so với công thức cấy máy 0,1%. Ở giai đoạn lúa trỗ, tỷ lệ bông bạc ở công thức cấy 40 – 45 khóm lên đến 1,7% cao gấp 3,4 lần so với công thức cấy ở mật độ 20 – 25 khóm/m2. Và giảm dần về các giai đoạn sau xuống còn 1,86 lần và 2,5 lần lần lượt ở hai giai đoạn lúa chắc xanh và chín đỏ đuôi.
Trong bảng 4.12 cũng cho ta thấy sự sai khác được thể hiện ở giai đoạn lúa trỗ.
Như vậy ta thấy được mật độ cấy góp phần ảnh hưởng nhiều tới mật độ và tỷ lệ gây hại của sâu đục thân lúa hai chấm.Tương tự như với sâu cuốn lá nhỏ, việc
cấy với mật độ dày cũng tạo ra vùng tiều khí hậu ẩm thấp, thiếu ảnh sáng, tạo điều kiện thuận lợi cho sâu đục thân lúa hai chấm phát triển và gây hại nhiều hơn.
4.2.4.3 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến diễn biến mật độ rầy nâu
Trong điều kiện mật độ cấy dày trên đồng ruộng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến điêu kiện sinh thái trên đồng ruộng, qua đó ảnh hưởng đến mật độ rầy nâu và khả năng gây hại của chúng.
Hình 4.22. Diễn biến mật độ rầy nâu dưới sự ảnh hưởng của mật độ cấy tại Kiến Thụy, Hải Phòng vụ mùa năm 2016
( Giống lúa thí nghiệm: Nam Ưu 209)
Qua Hình 4.22. cho ta thấy được diễn biến mật độ rầy nâu qua các giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ, làm đòng, lúa trỗ, chắc xanh và chín đỏ đuôi ở hai mật độ cấy 40 – 45 khóm/m2 và 20 – 25 khóm/m2.
Cụ thể, ở giai đoạn đẻ nhánh rộ cho thấy mật độ rầy nâu ở công thức cấy 40 – 45 khóm/m2 là 23,6 con/4 khóm cao gấp 1,34 lân so với công thưc cấy 20 – 25 khóm/m2.
Ở giai đoạn lúa làm đòng, mật độ rầy nâu ở công thức cấy tay 40 – 45 khóm/m2 tăng lên là 29,2 con/4 khóm, và cao gấp 1,24 lần so với công thức cấy máy 20 – 25 khóm/m2.
Đến giai đoạn lúa trỗ, mật độ này tăng ở cả 2 công thức. Tuy nhiên công thức cấy tay 40 – 45 khóm/m2 luôn có mật độ rầy nâu cao hơn công thức còn lại.
Ở thời điểm này tăng lên đến 46,4 con/4 khóm và cao gấp 1,4 lần so với công thức cấy 20 – 25 khóm/m2.
Ở hai giai đoạn cuối, mật độ rầy nâu có xu hương giảm dần do các đợt phun trừ sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân lúa hai chấm kết hợp với phòng trừ nhẹ rầy nâu.
Vì vậy mật độ rầy nâu luôn được duy trì ở mức thấp. Tuy nhiên, ghi nhận ở bảng số liệu vẫn cho thấy mật độ rầy nâu ở công thức cấy 40 – 45 khóm/m2 cao hơn so với công thức cấy 20 – 25 khóm/m2 là 1,25 lần, 1,29 lần lần lượt ở các giai đoạn lúa chăc xanh và lúa chín đỏ đuôi.