Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.2. Chỉ tiêu theo dõi
a, Thời gian sinh trưởng (ngày): từ khi mọc đến các giai đoạn.
- Ngày mọc: được xác định khi có 50% số cây mọc;
- Số ngày từ khi gieo đến 3 - 4 lá.;
- Số ngày từ gieo đến 7 - 9 lá;
- Số ngày gieo đến xoắn nõn;
- Ngày trỗ cờ: được xác định khi có ≥ 50% số cây trỗ cờ;
- Thời gian tung phấn: từ khi bắt đầu cho tới khi tung phấn;
- Ngày tung phấn: được xác định khi có ≥ 50% số cây có hoa nở được 1/3 trục chính;
- Ngày phun râu: Khi có ≥ 50% số cây trên đồng ruộng có râu nhú dài từ 2-3cm;
- Ngày chín sinh lý: khi có trên ≥ 50% số cây có lá bi khô và chân hạt có chấm đen.
b, Các chỉ tiêu hình thái
- Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến điểm phân nhánh của cờ đầu tiên, đo 15 cây/ô thí nghiệm.
- Độ cao đóng bắp (cm): Đo từ mặt đất tới đốt đóng bắp trên cùng, đo 15 cây/ô thí nghiệm.
- Số lá (cắt đánh dấu lá thứ 5 và lá thứ 10 để xác định số lá dễ dàng). Đếm số lá sau khi ngô trỗ cờ hết, đếm 15 cây/ô thí nghiệm.
- Động thái tăng trưởng chiều cao cây, 10 ngày đo 1 lần, đếm 15 cây/ô thí nghiệm.
- Độ che kín bắp: Trạng thái cây và mức độ hở lá bi (20 - 25 ngày sau trỗ như chỉ tiêu số lá xanh), được đánh giá theo thang điểm từ 1- 5 như sau:
1. Rất kín: lá bi kín đầu bắp và vượt khỏi bắp;
2. Kín: lá bi bao kín đầu bắp;
3. Hơi hở: Lá bi bao không chặt đầu bắp;
4. Hở: Lá bi không che kín bắp, để hở đầu bắp;
5. Rất hở: Bao bắp rất kém, đầu bắp hở nhiều;
- Chiều dài đuôi chuột của bắp (đoạn bắp không có hạt): đo 15 bắp;
- Đường kính thân đo đường kính của lóng thứ 2.
c, Đặc điểm lá
- Góc độ lá: góc giữa phiến lá và thân (lá phía dưới và trên của bắp và 3 lá sát cờ). (theo UPOV Species Code: ZEAAA_MAY, 2010);
Rất hẹp ( < 150 );
Hẹp ( 15-300 );
Trung bình ( 31-600 );
Rộng ( 61 -900 );
Rất rộng (>900 ).
- Thế phiến lá: Quan sát lá phía trên của bắp trên cùngvà cho điểm dựa theo QCVN 01-66:2011/BNNPTNT:
Điểm 1: Thẳng;
Điểm 3: Hơi cong;
Điểm 5: Cong;
Điểm 7: Khá cong;
Điểm 9: Rất cong.
- Diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI):
Số lá và diện tích lá (LA):
Chọn 10 cây ngẫu nhiên/ô;
Thực hiện 10 ngày 1 lần;
Số lá đếm đến lá cuối cùng khí lá mở;
Đo chiều dài lá từ gốc lá đến điểm mút lá;
Đo chiều rộng lá tại vị trí lớn nhất;
Đo các lá theo dõi để tính tính diện tích lá theo công thức sau LA = K* LL*LW;
Trong đó: LA là diện tích lá, K = 0,75, LL= chiều dài lá, LW= Chiều rộng lá;
Chỉ số diện tích lá (LAI) là tổng diện tích lá của các cây/m2 đất tính bằng công thức: LAI = LA * Mật độ trồng ( m2 lá/m2 đất).
d, Khả năng chống chịu trên đồng ruộng
- Sâu đục thân: Ghi tổng số cây bị hại/tổng số cây trong ô, đánh giá bằng cách cho điểm theo thang điểm từ 1 – 5;
Điểm 1: Không bị sâu (<5% số cây bị sâu);
Điểm 2: Nhẹ (có 5 - 15% số cây bị nhiễm sâu);
Điểm 3: Vừa (có 15 - 25% số cây bị nhiễm bệnh);
Điểm 4: Nặng (có 25 - 35% số cây bị nhiễm sâu);
Điểm 5: Rất nặng (có 35 - 50% số cây bị nhiễm sâu).
- Rệp cờ (Rhopalosiphum maidis): Theo dõi giai đoạn chín sữa và chín sáp Điểm 1: Không có rệp;
Điểm 2: Rất nhẹ: có từ một đến một quần tụ rệp trên lá, cờ;
Điểm 3: Nhẹ: xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá, cờ;
Điểm 4: Trung bình: số lượng rệp lớn, không thể nhận ra các quần tụ rệp;
Điểm 5: Nặng: số lượng rệp lớn, đông đặc, lá và cờ kín rệp.
- Bệnh khô vằn (%): Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = (Số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra) x 100. Đánh giá toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô ở 3 lần lặp lại.
- Bệnh đốm lá: Đếm số cây bị bệnh/tổng số cây trong ô thí nghiệm. Đánh giá bằng cách cho điểm theo thang điển 1 - 5.
Điểm 1: Không nhiễm (< 5% diện tích lá bị bệnh);
Điểm 2: Nhẹ (có từ 5 - 15% diện tích lá bị bệnh);
Điểm 3: Vừa (có từ 15 - 30% diện tích lá bị bệnh);
Điểm 4: Nặng (có từ 30 - 50 diện tích lá bị bệnh);
Điểm 5: Rất nặng (có từ 50% diện tích lá bị bệnh trở lên).
- Chống đổ:
Đổ rễ (%): Đếm số cây nghiêng 1 góc >300 so với chiều thẳng đứng của cây. Theo dõi trước khi thu hoạch;
e, Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất:
- Chiều dài bắp: Đo khoảng cách giữa hai đầu mút của hàng hạt dài nhất;
- Đường kính bắp (cm): Đo ở giữa bắp;
- Số bắp/cây;
- Số hàng hạt/bắp: Một hàng được tính khi có 50% số hạt so với hàng dài nhất;
- Số hạt/ hàng: Được đếm theo hàng hạt có chiều dài trung bình;
- Khối lượng 1000 hạt (gram) ở độ ẩm 14%: Cân 2 mẫu, mỗi mẫu 500 hạt, nếu hiệu giữa 2 lần cân không chênh lệch < 5 gam là chấp nhận được,đo ở độ ẩm hạt lúc đếm rồi quy về khối lượng hạt ở độ ẩm tiêu chuẩn 14%.
P1000 hạt ở độ ẩm thu hoạch x (100 – A) P1000 hạt (ở 14%) =
(100 – 14) Trong đó : A là độ ẩm hạt ngay sau khi thu hoạch.
- Tỷ lệ hạt/ bắp (%): Mỗi ô thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 10 bắp, tẽ lấy hạt, tính tỷ lệ.
- Ẩm độ khi thu hoạch (%): Lấy mẫu như khi tính tỷ lệ hạt/ bắp, đo bằng máy Kett- Grainer.
- Năng suất lý thuyết (NSLT- tấn/ ha) ở độ ẩm 14%:
NSLT = SHH/ B x SH/ H x Số B/C x Mật độ x P1000 hạt (ở 14%) 100.000.000
Trong đó:
HH/B : Số hàng hạt/bắp
SH/H: Số hạt/hàng
Số B/C: Số bắp/cây
- Năng suất hạt thực thu (tấn/ha) ở ẩm độ 14%:
FW x SH x (100 – MC) x 100 Y =
P x ( 100 – 14) Trong đó:
FW: Khối lượng bắp tươi của ô thí nghiệm khi thu hoạch SH: Tỷ lệ hạt tươi/ bắp tươi (%)
M: Ẩm độ hạt lúc thu hoạch (%) P: Diện tích ô thí nghiệm (m2)
- Năng suất tích lũy (kg/ha/ngày đêm)
Năng suất hạt (kg/ha)
NSTL =
Tổng thời gian sinh trưởng (kg/ha/ngày)