Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây của các tổ hợp ngô lai nghiên cứu trong vụ xuân và thu đông 2016 tại Gia Lâm, Hà Nội

Một phần của tài liệu Đáng giá phản ứng của một số tổ hợp ngô lai lá đứng trồng mật độ cao trong điều kiện gia lâm, hà nội (Trang 49 - 76)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây của các tổ hợp ngô lai nghiên cứu trong vụ xuân và thu đông 2016 tại Gia Lâm, Hà Nội

Chiều cao cây là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp sự sinh trưởng phát triển của cây ngô qua từng thời kỳ khác nhau. Nó là kết quả biểu hiện kiểu gen dưới tác động của môi trường. Do vậy, động thái chiều cao cây liên quan mật thiết đến cấu trúc di truyền, biểu hiện sinh lý, sinh hoá của các giống dưới tác động của các biện pháp kỹ thuật. Chiều cao cây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, khả năng chống đổ, xác định mật độ trồng của các giống. Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao cây của các tổ hợp ngô lai nghiên cứu trong vụ xuân và thu đông 2016 tại Gia Lâm, Hà Nội chúng tôi thu được bảng số liệu và hình 4.2 dưới đây.

Ở vụ xuân 2016, qua bảng số liệu cho thấy, chiều cao cây của các THL ngô lá đứng tăng khi tăng mật độ qua các lần theo dõi. Chiều cao cây cây tăng nhẹ ở 2 lần đầu theo dõi và tăng mạnh ở lần theo dõi thứ 3 (01/05). Ở giai đoạn này, các THL đều có chiều cao cây cao hơn đối chứng ở mức có ý nghĩa thống kê.

Chiều cao cây tăng dần từ mật độ M1 đến mật độ M4.

Chiều cao cây cuối cùng cao nhất ở THL G5 (211,9cm), tiếp đó là THL G4 (204,7cm) cao hơn đối chứng (198,6cm) 13,3cm và 6,1cm tương ứng ở mức có ý nghĩa thống kê. THL G1 (190,7cm) và G2 (191,8cm) có chiều cao cây cuối cùng thấp hơn đối chứng ở mức có ý nghĩa thống kê. THL G3 có chiều cao cây cuối cùng tương đương với giống đối chứng. Mật độ M4 có chiều cao cây cao nhất (M4G5 với 235,7cm), mật độ M1 có chiều cao cây thấp nhất (M1G1 với 180,8cm).

Ở vụ thu đông 2016, qua các lần đo đếm cho thấy chiều cao cây của các THL ngô lá đứng tăng khi tăng mật độ. Chiều cao cây cây tăng nhẹ ở 2 lần đầu theo dõi và tăng mạnh ở lần theo dõi tiếp theo. Ở giai đoạn này, các THL đều có chiều cao cây cao hơn đối chứng ở mức có ý nghĩa thống kê. Chiều cao cây tăng dần từ mật

độ M1 đến mật độ M4. Chiều cao cây của các tổ hợp lai tiếp tục tăng nhẹ ở lần theo dõi thứ 4 (14/11). Ở giai đoạn này G5 là THL có chiều cao cây cao nhất (202,6cm), tiếp đến là G2 (194,2cm) và THL G4 (190,8cm), cao hơn THL đối chứng G6 ở mức có ý nghĩa thống kê. Các THL còn lại tương đương đối chứng.

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao cây của các tổ hợp ngô lai nghiên cứu trong vụ xuân và thu đông 2016 tại Gia Lâm, Hà Nội THL/

Giống (G)

Mật độ (M)

Vụ xuân 2016 (cm) Vụ thu đông 2016 (cm) 10/04 20/04 CCC

CC 14/10 24/10 CCC CC

G1

M1 59,4 69,2 180,8 72,1 89,8 184,4

M2 61,7 77,5 189,0 79,3 93,1 194,5

M3 68,5 82,5 191,6 81,9 99,9 208,2

M4 72,5 93,0 201,5 85,3 105,8 215,4

TB 65,5 80,6 190,7 79,7 97,2 200,6

G2

M1 59,8 81,8 183,5 70,4 95,7 201,2

M2 61,1 85,1 188,9 75,7 99,1 206,1

M3 64,3 92,8 192,6 80,4 103,4 218,4

M4 65,8 99,3 202,3 81,8 107,9 231,7

TB 62,8 89,8 191,8 77,1 101,5 214,3

G3

M1 64,7 84,1 192,4 72,2 88,2 200,7

M2 69,5 92,5 195,8 74,9 95,9 203,4

M3 70,1 97,7 200,2 75,5 101,5 210,1

M4 74,5 92,0 209,5 80,2 107,7 215,3

TB 69,7 91,6 199,4 75,7 98,3 207,3

G4

M1 64,8 79,8 192,9 79,5 103,5 197,4

M2 66,8 80,1 201,5 82,4 107,9 209,0

M3 69,6 88,1 209,9 87,5 112,2 213,8

M4 71,1 116,3 214,5 90,3 132,9 223,7

TB 68,1 91,1 204,7 84,9 114,1 210,9

G5

M1 50,6 71,4 194,2 79,5 104,5 206,8

M2 54,5 85,7 206,7 81,8 113,3 215,6

M3 62,6 93,5 211,3 83,8 116,8 221,4

M4 75,0 96,0 235,7 85,2 124,2 247,3

TB 60,7 86,7 211,9 82,6 114,7 222,7

G6 (đối chứng)

M1 60,1 70,1 190,8 70,2 109,2 187,5

M2 63,3 82,3 199,1 74,6 114,6 202,7

M3 64,1 85,1 201,0 77,6 118,6 206,7

M4 65,4 93,4 203,7 84,9 121,9 210,4

TB 63,2 82,7 198,6 76,8 116,1 201,8

LSD0.05 M 3,4 2,9 3,4 2,8 3,6 4,5

LSD 0.05 G 3,8 4,0 3,6 5,6 4,2 6,6

LSD0.05 M*G 7,1 6,2 6,5 7,2 6,5 7,6

CV% 6,9 5,9 5,4 7,4 5,9 7,0

Ghi chú: CCCCC: chiều cao cây cuối cùng

Hình 4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao cây cuối cùng ở các tổ hợp ngô lai lá đứng nghiên cứu trong vụ xuân và thu đông 2016 tại Gia

Lâm, Hà Nội

Qua bảng số liệu và hình 4.2 cho thấy chiều cao cây cuối cùng cao nhất ở THL G5 (222,7cm), tiếp đó là THL G2 (214,3cm) và G4 (210,8cm) cao hơn đối chứng (201,8cm) ở mức có ý nghĩa thống kê. THL G1 (200,6cm) và G3 (207,3cm) có chiều cao cây cuối cùng tương đương với giống đối chứng. Mật độ M4 có chiều cao cây cao nhất (M4G5 với 247,3cm), mật độ M1 có chiều cao cây thấp nhất (M1G1 với 184,4cm).

Tóm lại, chiều cao cây tăng dần khi tăng mật độ trồng ở tất cả các THL nghiên cứu ở cả hai vụ thí nghiệm. Chiều cao cây cao nhất ở mật độ M4 (83000 cây/ha) và thấp nhất ở mật độ M1 (57000 cây/ha). Có thể do khi tăng mật độ trồng, để tăng khả năng tiếp nhận ánh sáng, cây ngô đã vươn dài các đốt nóng.

THL G5 có chiều cao cây cao nhất, THL G1 có chiều cao cây thấp nhất. Vụ thu đông 2016, các THL có chiều cao cây cao hơn vụ xuân 2016. Có kết quả này có

thể do vụ thu đông thời tiết u ám, lượng ánh sáng không đủ khiến các tổ hợp lai ngô tẻ lá đứng vươn cao để nhận được nhiều ánh sáng.

4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SỐ LÁ CỦA CÁC TỔ HỢP NGÔ LAI NGHIÊN CỨU TRONG VỤ XUÂN VÀ THU ĐÔNG 2016 TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI

Lá là cơ quan có nhiệm vụ quang hợp tạo ra các hợp chất hữu cơ giúp cây sinh trưởng phát triển và là nguồn gốc để tạo ra năng suất, phẩm chất cây trồng.

Quang hợp quyết định 90- 95% năng suất cây trồng. Vì thế, cây trồng có bộ lá tốt, khoẻ mạnh cũng đồng nghĩa với khả năng quang hợp và tích luỹ chất khô cao. Số lá tối đa trên cây là đặc điểm quyết định bởi yếu tố giống, tuy nhiên, trong các điều kiện trồng trọt khác nhau thì khả năng phát huy được số lá tối đa cũng bị ảnh hưởng. Ngô là cây quang hợp C4, khả năng thích nghi với cường độ ánh sáng cao, cấu tạo bộ lá ngô hợp lý, phiến lá to dày, góc độ lá so với thân nhỏ nên cây ngô sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời rất hiệu quả trong quá trình quang hợp.

Trong toàn bộ số lá trên thân, những lá ở vị trí giữa thân thường được phát triển mạnh nhất và có tác dụng lớn trong việc vận chuyển các chất dinh dưỡng vào bắp. Qua theo dõi, đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến số lá của các tổ hợp ngô lai nghiên cứu trong vụ xuân và thu đông 2016 tại Gia Lâm, Hà Nội chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 4.3.

Qua bảng số liệu 4.3 cho thấy nhìn chung, số lá của các THL ngô tẻ nghiên cứu tăng dần khi tăng mật độ trồng ở cả hai vụ thí nghiệm.

Ở vụ xuân 2016, Số lá tăng nhẹ ở hai lần đầu đo đếm và tăng mạnh ở các lần theo dõi tiếp theo. Số lá cuối cùng của các THL ngô tẻ nghiên cứu dao động từ 17,2 đến 17,4 lá/cây. Các THL nghiên cứu có số lá tương đương đối chứng và không có sự khác biệt ở mức có ý nghĩa thống kê giữa các công thức thí nghiệm.

Mật độ trồng có số lá cao nhất (17,6 lá/cây) là M4, thấp nhất (17,0 lá/cây) là mật độ M1.

Ở vụ thu đông 2016, số lá tăng dần qua các lần theo dõi và có sự khác biệt rõ rệt giữa các THL ngô tẻ nghiên cứu. Số lá của các THL tăng mạnh ở giai đoạn. Số lá cuối cùng cao nhất là THL G4 (17,4 lá/cây), THL G1 (17,3 lá/cây), THL G3 (17,0 lá/cây). THL ngô tẻ G2 (16,6 lá/cây) và G5 (16,9 lá/cây) có số lá tương đương giống đối chứng G6 (16,6 lá/cây).

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số lá của các tổ hợp ngô lai nghiên cứu trong vụ xuân và thu đông 2016 tại Gia Lâm, Hà Nội THL/

Giống (G)

Mật độ (M)

Vụ xuân 2016 (lá/cây) Vụ thu đông 2016 (lá/cây)

10/04 20/04 SLCC 14/10 24/10 SLCC

G1

M1 5,7 8,0 17,0 6,2 8,8 17,2

M2 6,0 8,0 17,0 7,5 9,8 17,1

M3 6,0 8,0 17,2 6,2 9,2 17,4

M4 5,3 7,7 17,4 6,2 9,2 17,5

TB 5,8 7,9 17,2 6,5 9,3 17,3

G2

M1 6,0 8,0 17,1 6,2 8,5 16,3

M2 5,7 8,0 17,1 6,5 8,2 16,5

M3 5,7 8,0 17,3 6,8 8,8 16,6

M4 6,0 8,7 17,6 6,8 9,5 17,0

TB 5,8 8,2 17,3 6,6 8,8 16,6

G3

M1 5,7 8,0 17,1 6,5 9,2 17,0

M2 5,7 8,0 17,1 6,2 8,5 17,0

M3 5,3 7,0 17,3 6,2 8,5 16,5

M4 6,0 7,7 17,5 6,8 8,2 17,5

TB 5,7 7,7 17,3 6,4 8,6 17,0

G4

M1 5,0 7,7 17,1 7,2 9,5 17,2

M2 5,3 7,7 17,2 7,2 7,2 18,0

M3 5,7 8,0 17,4 7,2 7,8 17,7

M4 6,0 7,3 17,5 7,5 8,2 16,8

TB 5,5 7,7 17,3 7,3 8,2 17,4

G5

M1 5,7 7,3 17,2 6,5 7,5 16,2

M2 5,7 7,3 17,2 7,5 8,2 17,0

M3 5,3 7,0 17,4 6,8 8,2 17,3

M4 6,0 8,0 17,6 7,5 7,8 17,1

TB 5,7 7,4 17,4 7,1 7,9 16,9

G6 (đối chứng)

M1 5,5 7,7 17,2 6,6 7,7 17,1

M2 5,5 7,8 17,3 7,6 8,4 16,2

M3 5,8 8,0 17,5 7,0 8,4 16,5

M4 6,0 8,0 17,6 7,6 8,1 16,8

TB 5,7 7,9 17,4 7,2 8,2 16,6

LSD0,05 M 0,5 0,3 0,2 0,4 0,2 0,3

LSD 0,05 G 0,8 0,3 0,3 0,4 0,4 0,3

LSD0,05 M*G 1,1 0,5 0,4 0,6 0,4 0,5

CV% 4,5 3,4 3,5 4,0 4,1 3,6

Ghi chú: SLCC: số lá cuối cùng

4.4. ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC TỔ HỢP NGÔ LAI NGHIÊN CỨU TRONG VỤ XUÂN VÀ THU ĐÔNG 2016 TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI

Nghiên cứu, chọn lọc và lai tạo giống ngô lai, các chỉ tiêu về hình thái cây là một trong những chỉ tiêu mà các nhà chọn tạo giống rất quan tâm đến.

Nó liên quan đến tính khác biệt khi đem khảo nghiệm và vô cùng quan trọng khi công nhận giống mới. Ngoài ra, các đặc điểm hình thái cây ngô khả năng chống chịu của giống như chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, trạng thái cây.

Tỷ lệ giữa chiều cao đóng bắp trên chiều cao cây là chỉ tiêu đánh giá tính chống đổ của một giống. Vì vậy, theo dõi những chỉ tiêu hình thái cây là một trong những yêu cầu cần thiết để nhận dạng và đánh giá khả năng thích ứng của giống. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến một số đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp ngô lai nghiên cứu trong vụ xuân và thu đông 2016 tại Gia Lâm, Hà Nội thu được bảng số liệu 4.4.

*Đường kính thân

Đường kính thân là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng chống đổ của một dòng, giống. Một dòng, giống được coi là có khả năng chống đổ tốt là khi chúng có các đường kính thân lớn, nhưng phải hợp lý so với đường kính gốc. Các đốt gốc ngắn và mập sẽ giúp cây có khả năng chống đổ cao nhất. Qua bảng số liệu 4.4 cho thấy, đường kính thân của các THL ngô tẻ nghiên cứu có xu hướng giảm dần khi tăng mật độ trồng ở cả hai vụ thí nghiệm. Không có sự khác biệt đáng kể ở chỉ tiêu đường kính thân giữa hai vụ xuân 2016 và thu đông 2016.

Các THL ngô tẻ trồng ở mật độ M1 có đường kính thân cao nhất (2,4cm- 2,5cm) và ở mật độ M4 có đường kính thân thấp nhất (2,2cm -2,3cm). Không có sự khác biệt có ý nghĩa về chỉ tiêu đường kính thân trung bình giữa các THL ngô tẻ thí nghiệm.

* Màu sắc thân

Qua đánh giá ở 2 vụ thí nghiệm (xuân 2016 và thu đông 2016) cho thấy mật độ trồng không làm thay đổi màu sắc thân của tất cả các THL ngô tẻ nghiên cứu.

Tất cả các THL ngô tẻ đều có màu sắc thân xanh.

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số đặc điểm hình thái của các tổ hợp ngô lai lá đứng nghiên cứu vụ xuân và thu đông 2016 tại Gia

Lâm, Hà Nội THL/

Giống (G)

Mật độ (M)

ĐKT (cm)

Màu sắc thân

CĐB (cm)

CĐB/CCC (%) X16 TD16 X16 TD16 X16 TD16 X16 TD16

G1

M1 2,5 2,5 Xanh Xanh 80,7 83,9 44,6 45,5 M2 2,4 2,5 Xanh Xanh 85,7 89,0 45,4 45,8 M3 2,4 2,4 Xanh Xanh 86,3 92,3 45,1 44,3 M4 2,2 2,2 Xanh Xanh 88,7 94,8 44,0 44,0 TB 2,4 2,4 Xanh Xanh 85,4 90,0 44,8 44,9

G2

M1 2,5 2,4 Xanh Xanh 81,8 85,9 44,6 42,7 M2 2,4 2,4 Xanh Xanh 82,8 86,9 43,8 42,2 M3 2,4 2.4 Xanh Xanh 85,3 89,4 44,3 40,9 M4 2,3 2,3 Xanh Xanh 88,8 92,9 43,9 40,1 TB 2,4 2,4 Xanh Xanh 84,7 88,7 44,2 41,5

G3

M1 2,6 2,6 Xanh Xanh 84,1 88,2 43,7 43,9 M2 2,5 2,5 Xanh Xanh 79,1 83,2 40,4 40,9 M3 2,5 2,5 Xanh Xanh 84,7 88,8 42,3 42,3 M4 2,5 2,5 Xanh Xanh 84,1 88,2 40,2 41,0 TB 2,5 2,5 Xanh Xanh 83,0 87,1 41,6 42,0

G4

M1 2,4 2,4 Xanh Xanh 90,2 94,3 46,8 47,8 M2 2,4 2,5 Xanh Xanh 85,2 89,3 42,3 42,7 M3 2,2 2,2 Xanh Xanh 90,8 94,9 43,3 44,4 M4 2,2 2,2 Xanh Xanh 90,2 94,3 42,1 42,1 TB 2,3 2,3 Xanh Xanh 89,1 93,2 43,6 44,3

G5

M1 2,4 2,4 Xanh Xanh 96,7 100,8 49,8 48,7 M2 2,4 2,3 Xanh Xanh 98,0 102,1 47,4 47,4 M3 2,2 2,2 Xanh Xanh 101,0 105,1 47,8 47,5 M4 2,2 2,1 Xanh Xanh 103,2 107,3 43,8 43,4 TB 2,3 2,3 Xanh Xanh 99,7 103,8 47,2 46,7 G6

(đối chứng)

M1 2,5 2,4 Xanh Xanh 90,0 94,1 47,2 50,2 M2 2,4 2,4 Xanh Xanh 94,2 98,3 47,3 48,5 M3 2,4 2,3 Xanh Xanh 95,8 99,9 47,7 48,3 M4 2,2 2,3 Xanh Xanh 98,2 102,3 48,2 48,6 TB 2,4 2,4 Xanh Xanh 94,6 98,6 47,6 48,9

LSD0,05 M 0,1 0,1 2,7 2,9

LSD 0,05 G 0,1 0,1 3,5 4,6

LSD0,05 M*G 0,1 0,1 6,3 6,5

CV% 2,6 2,7 5,7 6,0

Ghi chú: CCC: chiều cao cây cuối cùng , CĐB: cao đóng bắp, CĐB/CCC: tỷ lệ cao đóng bắp trên chiều cao cây, ĐKT: đường kính thân.

* Chiều cao đóng bắp và tỉ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây

Chiều cao đóng bắp là chỉ tiêu gián tiếp phản ánh khả năng chống đổ của giống và thể hiện khả năng cơ giới hoá khi thu hoạch. Các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy: chiều cao đóng bắp tỷ lệ thuận với chiều cao cuối cùng của giống. Nếu chiều cao đóng bắp quá cao thì khả năng chống đổ kém, còn nếu chiều cao đóng bắp quá thấp thì bắp hay bị sâu bệnh, chuột phá hại, khả năng nhận phấn kém, quá trình thụ phấn thụ tinh không được đảm bảo dẫn đến năng suất thấp.

Vụ xuân 2016, kết quả bảng 4.4 cho thấy chiều cao đóng bắp của các tổ hợp lai ngô tẻ thí nghiệm ở các mật độ khác nhau dao động từ 79,1cm đến 103,2cm.

Chiều cao đóng bắp có xu hướng tăng dần khi tăng mật độ trồng và tỉ lệ thuận với chiều cao cây. THL G5 có chiều cao đống bắp cao nhất (99,7cm) cao hơn 5,1cm so với đối chứng G6 (94,6cm) ở mức có ý nghĩa thống kê. Các THL còn lại có chiều cao đống bắp thấp hơn đối chúng G6. Mật độ M4 có chiều cao đóng bắp cao nhất (ở công thức M4G5 với 103,2cm), mật độ M2 có chiều cao đóng bắp thấp nhất (ở công thức M2G3 với 79,1cm). Tỉ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây dao dộng từ 40,2 đến 49,8 % trong đó THL ngô tẻ G5 ( 47,2%) có tỉ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây tương đương đối chứng G6 (47,6%), các THL ngô tẻ còn lại thấp hơn đối chứng.

Vụ thu đông 2016, chiều cao đóng bắp của các tổ hợp lai ngô tẻ thí nghiệm ở các mật độ khác nhau dao động từ 83,9cm đến 107,3cm. THL G5 có chiều cao đống bắp cao nhất (103,8cm) cao hơn 5,2cm so vớiđối chứng G6 (98,6cm) ở mức có ý nghĩa thống kê. THL G4 có chiều cao đóng bắp tương đương đối chứng. Các THL còn lại có chiều cao đống bắp thấp hơn đối chúng G6. Mật độ M4 có chiều cao đóng bắp cao nhất (ở công thức M4G5 với 107,3cm), mật độ M2 có chiều cao đóng bắp thấp nhất (ở công thức M2G3 với 83,2cm). Tỉ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây dao dộng từ 40,1% đến 50,2%

trong đó THL ngô tẻ nghiên cứu có tỉ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây thấp hơn so với giống đối chứng G6.

4.5. ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN TÍNH TRẠNG GÓC LÁ CỦA CÁC TỔ HỢP NGÔ LAI NGHIÊN CỨU TRONG VỤ XUÂN VÀ THU ĐÔNG 2016 TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI

Tính trạng góc lá ở ngô do yếu tố di truyền quyết định, nó ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai lá đứng ngày càng được quan tâm nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu về ngô của thế giới. Cây ngô có

góc lá nhỏ (lá đứng), tán lá gọn có khả năng chịu mật độ cao, sử dụng năng lượng ánh sáng hiệu quả, tránh được sự cạnh tranh ánh sáng giữa các cá thể trong quần thể, là tiền đề quan trọng trong canh tác ngô lai trồng dày và giúp tăng năng suất đáng kể.

Kết quả đánh giá các tính trạng góc lá thu được số liệu trình bày ở bảng 4.5.

Góc lá được đo khi các dòng và THL đang ở thời kỳ chín sữa, các lá đều đã mở hoàn toàn và tiến hành đo tất cả các lá ở phía trên lá bao bắp.

* Góc lá

Kết quả nghiên cứu cho thấy ở cả hai thời vụ thí nghiệm, khi tăng mật độ không làm ảnh hưởng tới góc lá. Không có sự khác biệt đáng kể về góc lá trong cùng một THL ở các mật độ khác nhau. Góc lá của hầu hết các THL xếp vào nhóm có kiểu lá hẹp chỉ có THL ngô tẻ G4 xếp vào nhóm có kiểu lá trung bình nhưng góc lá chỉ 34,3o ở vụ xuân 2016 và 33,6o ở vụ thu đông 2016 thấp hơn nhiều so với giống đối chứng G6 (40,7o ở vụ xuân 2016 và 40,1o ở vụ thu đông 2016). THL ngô tẻ G3 có góc lá hẹp nhất với 18,8o ở vụ xuân 2016 và 18,1o ở vụ thu đông 2016.

* Thế phiến lá

Thế phiến lá được đánh giá dựa vào đặc điểm hình thái của phiến lá, chia ra thành 5 mức: Thẳng (điểm 1), hơi cong (điểm 3), khá cong (điểm 5), cong (điểm 7) và rất cong (điểm 9). Thế phiến lá có liên quan đến tán lá ngô có gọn hay không, tán lá được coi là gọn khi có phiến lá thẳng đến hơi cong (tương ứng với thế phiến lá điểm 1 - 3). Đồng thời, ngô có góc lá nhỏ kết hợp với phiến lá thẳng, tán lá gọn sẽ có khả năng chịu mật độ cao tối ưu hơn.

Qua bảng số liệu 4.5 cho thấy ở cả hai vụ thí nghiệm, hầu hết các THL được đánh giá điểm 1 (thẳng) ở cả hai vụ thí nghiệm, trừ THL ngô tẻ G4 được đánh giá điểm 3 (hơi cong), tương đương so với giống đối chứng G6.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mật độ đến tính trạng góc lá của các tổ hợp ngô lai nghiên cứu trong vụ xuân và thu đông 2016 tại Gia Lâm, Hà Nội THL/

Giống (G)

Mật độ (M)

Góc lá (o)

Thế phiến lá

(điểm 1-5) Kiểu lá (*)

X16 TD16 X16 TD16 X16 TD16

G1

M1 31,0 30,4 1 1 Hẹp Hẹp

M2 29,1 28,5 1 1 Hẹp Hẹp

M3 30,0 29,4 1 1 Hẹp Hẹp

M4 30,0 29,4 1 1 Hẹp Hẹp

TB 30,0 29,4 1 1 Hẹp Hẹp

G2

M1 28,0 27,4 1 1 Hẹp Hẹp

M2 29,0 28,4 1 1 Hẹp Hẹp

M3 28,0 27,4 1 1 Hẹp Hẹp

M4 30,0 29,4 1 1 Hẹp Hẹp

TB 28,8 28,1 1 1 Hẹp Hẹp

G3

M1 19,0 18,4 1 1 Hẹp Hẹp

M2 18,0 17,4 1 1 Hẹp Hẹp

M3 19,0 18,4 1 1 Hẹp Hẹp

M4 19,0 18,4 1 1 Hẹp Hẹp

TB 18,8 18,1 1 1 Hẹp Hẹp

G4

M1 33,0 32,4 3 3 Trung bình Trung bình

M2 35,0 34,4 3 3 Trung bình Trung bình

M3 34,0 33,4 3 3 Trung bình Trung bình

M4 35,0 34,4 3 3 Trung bình Trung bình

TB 34,3 33,6 3 3 Trung bình Trung bình

G5

M1 29,1 28,5 1 1 Hẹp Hẹp

M2 30,0 29,4 1 1 Hẹp Hẹp

M3 30,0 29,4 1 1 Hẹp Hẹp

M4 28,9 28,3 1 1 Hẹp Hẹp

TB 29,5 28,9 1 1 Hẹp Hẹp

G6 (đối chứng)

M1 40,0 39,4 3 3 Trung bình Trung bình

M2 40,5 39,9 3 3 Trung bình Trung bình

M3 41,0 40,4 3 3 Trung bình Trung bình

M4 41,3 40,7 3 3 Trung bình Trung bình

TB 40,7 40,1 3 3 Trung bình Trung bình

LSD0,05 M 0,9 0,8 LSD0,05 G 1,1 1,1 LSD0,05 M*G 1,5 1,4

CV% 3,6 3,5

Ghi chú: (* ) phân loại theo UPOV Species Code: ZEAAA_MAY, 2010, X16: vụ xuân 2016, TĐ16: Vụ thu đông 2016

*Kiểu lá

Theo thang phân loại theo UPOV Species Code: ZEAAA_MAY (2010),qua hai vụ thí nghiệm hầu hết các THL đều được xếp vào nhóm lá hẹp (<30o), ngoại trừ THL G4 (góc lá 34,3o ở vụ xuân và 33,6o ở vụ thu đông) xếp vào nhóm trung bình (kiểu lá gọn) cùng nhóm với đối chứng G6. Tuy nhiên, THL G4 có góc lá hẹp hơn rất nhiều so với G6, hẹp hơn 6,4o ở vụ xuân và 6,5o ở vụ thu đông.

4.6. KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU NGOÀI ĐỒNG RUỘNG CỦA CÁC TỔ HỢP NGÔ LAI NGHIÊN CỨU TRONG VỤ XUÂN VA THU ĐÔNG 2016 TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI

Cùng với chỉ tiêu năng suất, đặc tính chống chịu sâu bệnh và chống đổ gãy là những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống ngô. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các THL ngô.

Nghiên cứu về chỉ tiêu này đang được các nhà chọn giống quan tâm đặc biệt. Bên cạnh những biện pháp kĩ thuật như canh tác hữu cơ giảm sâu bệnh và sản xuất ngô bền vững, thì việc chọn tạo giống chống chịu với bệnh nấm, vi khuẩn và virus là một trong những cơ sở khoa học để xây dựng quy trình sản xuất ngô tối ưu, làm giảm chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế tác động xấu đến môi trường sống, an toàn cho người và sinh vật.

Qua đánh giá ảnh hưởng của mật độ đến khả năng chống chịu sâu bệnh và đổ gãy của các tổ hợp ngô lai nghiên cứu vụ xuân và thu đông 2016 tại Gia Lâm, Hà Nội chúng tôi thu được số liệu trình bày ở bảng 4.6.

Khả năng chống đổ của một giống phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm hình thái của giống đó như chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, đường kính thân, đường kính gốc… Ngoài ra, khả năng chống đổ gãy còn phụ thuộc vào các biện pháp kĩ thuật, điều kiện ngoại cảnh và thực trạng sâu bệnh trên đồng ruộng. Qua bảng số liệu cho thấy tỉ lệ đổ rễ ở vụ xuân cao hơn vụ thu đông 2016 ở tất cả các công thức thí nghiệm. Có kết quả này là do ở vụ xuân 2016 xuất hiện nhiều trận mưa lớn kèm gió mạnh tại Hà Nội.

Tỉ lệ đổ rễ giảm dần khi tăng mật độ trồng ở cả hai vụ thí nghiệm. Ở vụ xuân 2016, THL ngô tẻ có tỉ lệ đổ rễ cao nhất là G5 (19,6%) và G4 (19%), cao hơn đối chứng G6 (14,4%). Các THL còn lại có tỉ lệ đổ rễ thâp hơn giống đối chứng, thấp nhất là THL G3 (2,3%). Mức mật độ M1 có tỉ lệ đổ rễ cao nhất (ở công thức M1G5 với 22%), mật độ M4 có tỉ lệ đổ rễ thấp nhất (ở công thức M4G3 với 3,1%).

Một phần của tài liệu Đáng giá phản ứng của một số tổ hợp ngô lai lá đứng trồng mật độ cao trong điều kiện gia lâm, hà nội (Trang 49 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)