Bệnh buồng trứng trên bò sữa

Một phần của tài liệu Ứng dụng vòng tẩm progesterone do việt nam sản xuất trong điều trị bệnh buồng trứng bò sữa (Trang 30 - 35)

Các yếu tố như cân bằng năng lượng âm lớn, viêm nhiễm tử cung, stress nhiệt, dinh dưỡng và nền tảng di truyền có thể làm gia tăng nguy cơ bất thường hoạt động buồng trứng sau đẻ (Shrestha et al., 2004; McCoy et al.,

2006; Weigel, 2006; Mirzaei et al., 2007). Một yếu tố khác là không xuất hiện nang trội tại thời điểm thoái hoá thể vàng (Wiltbank et al., 2011). Estradiol sản sinh từ các nang trội kích thích hình thành receptor cho oxytocin ở tử cung, dẫn tới giải phóng PGF2 để phá vỡ thể vàng (Knickerbocker et al., 1986; Thatcher et al., 1989; McCracken et al., 1999). Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác liên quan tới tỷ lệ mắc thể vàng tồn lưu bao gồm lứa đẻ, đẻ khó, vấn đề sức khoẻ xảy ra trong 1 tháng đầu tiên sau đẻ và rụng trứng sớm sau đẻ (Opsomer et al., 1998).

1. Bệnh thể vàng tồn lưu gắn với hiện tượng bệnh lý tử cung sau đẻ như viêm tử cung (Opsomer et al., 1998; Mateus et al., 2002; Shrestha et al., 2004;

Sheldon et al., 2006). Tỷ lệ mắc thể vàng tồn lưu ghi nhận được 23,8% (Yari et al., 2012), 28,3% (Hommeida, 2002), 20% (Opsomer et al., 1998) trên đàn bò sữa cao sản sau đẻ và tỷ lệ thuận với sự gia tăng sản lượng sữa (Hommeida, 2002). Sản lượng đỉnh sữa, số ngày sản lượng sửa đạt đỉnh, sản lượng sữa trung bình và sản lượng sữa của bò thể vàng tồn lưu cao hơn so với bò có thể vàng sinh lý (Yari et al., 2012).

Yimer et al. (2010), báo cáo tỷ lệ mắc trên bò sữa cao hơn nhiều so với bò thịt sau đẻ (26,7% so với 0%). Trong các nghiên cứu khác, tỷ lệ mắc của bò thịt lai bò sữa là 11% (Martin et al., 2010) và của bò thịt đang cho con bú là 3%

(Mann et al., 2005).

Nguy cơ thể vàng tồn lưu giảm 0,9 lần/ mỗi ngày chậm hình thành thể vàng trong 45 ngày sau đẻ trên bò sữa cao sản. Friggens et al. (2010), báo cáo rằng 25% bò chẩn đoán thể vàng tồn lưu có thể vàng hình thành sớm sau khi đẻ.

Bò có khoảng cách từ sau khi đẻ tới khi hình thành thể vàng trở lại lần đầu sau đẻ có chu kỳ thể vàng kéo dài (Royal et al., 2002; Horan et al., 2005; Petersson et al., 2007; Pollott and Coffey, 2008), và là một nguy cơ dẫn tới thể vàng tồn lưu trên bò sữa cao sản (Royal et al., 2000; Garmo et al., 2009). Các bất thường của tử cung sau đẻ như là viêm tử cung (Peterand Bosu, 1987) tăng nguy cơ dẫn tới thể vàng tồn lưu trên bò, và nồng độ progesterone sản sinh bởi thể vàng thấp hơn so với bò khoẻ mạnh (Williams et al., 2007). Khi quá trình rụng trứng xảy ra trước quá trình co bóp tử cung sau đẻ, bò có nguy cơ mắc thể vàng tồn lưu cao hơn. Progesterone tiết ra từ thể vàng ức chế quá trình sản sinh PGF2, ức chế quá trình co bóp tử cung tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của vi sinh vật có hại như Arcanobacterium pyogenes, kéo dài thời gian duy trì thể

vàng (Bulman and Lamming, 1979; Farin et al., 1990; Opsomer et al., 1998;

Kanekoand Kawakami, 2008, 2009).

2. U nang buồng trứng (COD) là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến vô sinh/ chậm sinh trên bò sữa (Kesler and Garverick, 1982). U nang được định nghĩa bởi Kesler and Garverick (1982), là những nang có đường kính tối thiểu 2.5 cm tồn lưu trong ít nhất 10 ngày không có thể vàng hình thành. Một số tác giả khác định nghĩa u nang là một hoặc nhiều nang trứng không rụng có kích thước lần lượt lơn hơn 20mm và 15mm, xuất hiện trên một bên hoặc cả hai bên buồng trứng, trong điều kiện không có thể vàng và mất trương lực cơ tử cung (Bartolome et al., 2005).

Mặc dù cơ chế hình thành nang vẫn chưa được làm rõ, nhưng hầu hết các nhà khoa học đều thống nhất rằng trục tuyến dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng xuất hiện mất cân bằng hormone liên quan tới thiếu, hoặc không đủ hoặc không hình thành đỉnh sóng LH (Garverick, 1997; Vanholder et al., 2006). Hơn nữa, rối loạn chức năng chính đặc trưng bởi sự thay đổi tế bào và phân tử ở cấp độ nang như thay đổi mức độ biểu hiện của protein khung xương tế bào hay heat shock protein, hệ thống IGF và steroid receptor trên lớp tế bào hạt và lớp vỏ cũng được nghiên cứu (Ortega et al., 2009; Rey et al., 2010; Alfaro et al., 2012; Salvetti et al., 2012; Velázquez et al., 2013). Tỷ lệ mắc bệnh tích luỹ của u nang buồng trứng trên đàn bò sữa được báo cáo bởi các tác giả dao động từ 6 – 23% (Casida and Chapman, 1951; Bartlett et al., 1986; Laporte et al., 1994; Garverick, 1997; Vanholder et al., 2006; Probo et al., 2011). Một nghiên cứu từ Norway cho thấy tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn đạt 0,82%

(Nelson et al., 2010). Một số yếu tố dẫn tới COD như: di truyền (Kesler and Garverick, 1982; Hooijer et al., 2001), sản lượng sữa cao (Bartlett et al., 1986;

Laporte et al., 1994; Rajala and Grửhn, 1998; Hooijer et al., 2001), lứa tuổi (Peterand Bosu, 1987), thời kỳ tiết sữa (Bartlett et al., 1986; Hooijer et al., 2001;

Peter, 2004), điểm thể trạng (BCS) (López-Gatius et al., 2002), mùa vụ (Bartlett et al., 1986; López-Gatius et al., 2002; Nelson et al., 2010). Ngoài ra, sót nhau, sốt sữa và viêm tử cung cũng được đề cấp tới là những yếu tố liên quan tới tỷ lệ mắc bệnh (Bosu and Peter, 1987). Sau cùng, yếu tố stress ức chế estrogen thúc đẩy sự hình thành sóng LH bởi ACTH, được cho là yếu tố chính gây ra COD (Liptrap, 1993; Dobson and Smith, 2000; Kawate et al., 2004; Amweg et al., 2011). Trong quãng thời gian 3 năm (2009 – 2011), 248 ca COD được ghi nhận trên tổng đàn 4945 bò sữa phân bố trên 22 trang trại. Tỷ lệ mắc bệnh tích luỹ trong thời gia này là 2,7%, thấp hơn các nghiên cứu khác (Bartlett et al., 1986; Laporte et al., 1994;

Garverick, 1997; Vanholder et al., 2006; Probo et al., 2011; Sylvia et al., 2012).

Hiện tượng này thường liên quan tới bò sữa cao sản được chăn nuôi trong hệ thống quản lý tập trung (Laporte et al., 1994; Opsomer et al., 1998; Vanholder et al., 2006). Có thể do trong nghiên cứu này bao gồm cả các bò có năng suất trung bình được nuôi ở các hệ thống chăn nuôi đồng cỏ, và phương pháp chẩn đoán được sử dụng trong nghiên cứu này. Đa số các tác giả đều thống nhất rằng u nang buồng trứng là những nang trứng có đường kính tối thiểu là 2,5 cm, khi được chẩn đoán bằng tay qua trực tràng (Kesler and Garverick, 1982). Sau đó, với sự hỗ trợ của máy siêu âm cầm tay, các ca bệnh có đường kính nang trứng có kích cỡ lớn hơn các nang trứng đủ điều kiện để rụng khác, đều được phát hiện chính xác (Bartolome et al., 2005; Vanholder et al., 2006).

Chẩn đoán bằng tay qua trực tràng không đủ độ chính xác để xác định sự khác biệt nhỏ về đường kính nang chính, chính vì vậy, một số trường hợp bệnh có thể bị bỏ xót trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, dựa trên đánh giá trương lực tử cung, kết hợp với bệnh sử của bò cũng giúp hạn chế tối đa những sai sót trong chẩn đoán (Hansen, 2000).

Đối với tỷ lệ mắc u nang buồng trứng trong các giai đoạn khác nhau của kỳ cho sữa, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ mắc thấp hơn trong 100 ngày đầu cho sữa so với các giai đoạn khác. Kết quả này khác với kết quả một số nghiên cứu cho rằng tỷ lệ mắc cao hơn trong giai đoạn the first third of lactation (Laporte et al., 1994; Hooijer et al., 2001; Vanholder et al., 2006). Như đã đề cập, các nghiên cứu đều nhận thấy mối liên quan giữa bò cao sản và COD. Trong 60 ngày đầu sau đẻ, sản lượng sửa đạt đỉnh, do đó những bò trong giai đoạn này có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Vanholder et al. (2006) đưa ra giả thuyết rằng cân bằng năng lượng âm (NEB) trong giai đoạn sớm sau đẻ cũng liên quan tới COD.

Tỷ lệ mắc COD bị tác động mạnh bởi yếu tố mùa vụ. Số lượng lớn các ca bệnh được chẩn đoán vào mùa đông và mùa xuân. Tương tư, Robertsand Bremner (1955) và Peter (2004) báo cáo rằng hầu hết các ca mắc u nang được phát hiện trong những thang mùa đông, giai đoạn bò đang ở chế độ dinh dưỡng giàu năng lượng và protein (Dawson, 1957; Peter, 2004). Ngược lại, Bartlett et al. (1986) không nhận thấy sự tác động của yếu tố mùa vụ tới tỷ lệ mắc u nang buồng trứng. Liên quan tới mùa đẻ và tỷ lệ mắc, López-Gatius et al. (2002) báo cáo tỷ lệ mắc cao hơn trên những bò chửa đẻ vào mùa hè do tác động của stress nhiệt. Trong khi đó, Nelson et al. (2010) nhận thấy chửa đẻ vào mùa thu có nguy

cơ cao mắc u nang buồng trứng, điều này chi phối bởi sự giảm số giờ chiếu sáng trong ngày. Còn nghiên cứu của Cattaneo et al. (2014) cho thấy bò chửa đẻ vào mùa thu và mùa đông thường mắc u nang buồng trứng.

Tử cung và buồng trứng bình thường Thể vàng không hoạt động

Thể vàng tồn lưu Thể vàng tồn lưu cắt ngang

U nang buồng trứng U nang cắt ngang Hình 2.12. Một số hình ảnh về bệnh lý buồng trứng trên bò sữa

Điểm thể trạng (BCS) là một yếu tố chỉ điểm trạng thái cân bằng năng lượng âm trên bò sữa (Hooijer et al., 2003), mối liên hệ với tỷ lệ mắc u nang buồng trứng cũng được nhận thấy trong một số nghiên cứu (Waltner-Toews and Bernardo, 1993; Laporte et al., 1994; Beam and Butler, 1998; Beam and Butler, 1999; López-Gatius et al., 2002). Những bò được chẩn đoán mắc bệnh viêm vú lâm sàng (clinical mastitis) có nguy cơ mắc u nang cao hơn 2.7 lần so với bò khoẻ mạnh. Kết quả này cũng được ủng hộ bởi các nghiên cứu khác về sự thay đổi khả năng sinh sản trên những bò viêm vú lâm sàng và cận lâm sàng (Moore et al., 1991; Barker et al., 1998; Schrick et al., 2001; Santos et al., 2004; Gómez- Cifuentesa et al., 2014). Peter and Bosu (1987), giải thích rằng endotoxin tác động vào tử cung dẫn tới tăng nồng độ cortisol, kìm hãm sự hình thành sóng LH và sự rụng trứng của các nang trứng trội.

Một phần của tài liệu Ứng dụng vòng tẩm progesterone do việt nam sản xuất trong điều trị bệnh buồng trứng bò sữa (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)