Kết quả đánh giá khả năng thải trừ chậm của mẫu tẩm Progesterone trong âm đạo bò thí nghiệm

Một phần của tài liệu Ứng dụng vòng tẩm progesterone do việt nam sản xuất trong điều trị bệnh buồng trứng bò sữa (Trang 55 - 62)

Để xác định công thức tẩm cho hiệu quả thải trừ progesterone tốt nhất, cả 03 mẫu tẩm progesterone theo các công thức khác nhau được đưa vào nghiên cứu trên 4 bò thí nghiệm, kết quả thể hiện qua biểu đồ 4.1.

Biểu đồ 4.1. So sánh khả năng thải trừ của các mẫu tẩm progesterone theo các công thức khác nhau

0,000 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000

Ngày 0

Sau 3h

Ngày 1

Ngày 2

Ngày 3

Ngày 4

Ngày 5

Ngày 6

Ngày 7

Ngày 8

Ngày 9

Ngày 10

Ngày 11

Ngày 12

Ngày 13 Hàm lượng progesterone (ng/mL)

Thời gian

Tương quan 3 mẫu thử và mẫu chuẩn

SL 02 (CIDR) SL 01 (Mẫu E) SL 04 (Mẫu DA) SL 05 (Mẫu DS)

Đối với bò SL-01, chúng tôi tiến hành đặt mẫu E kết quả được thể hiện ở biểu đồ 4.1, trước khi đặt, hàm lượng progesterone rất thấp, sau khi đặt 3h hàm lượng tăng cao sau đó duy trì hàm lượng progesterone cho đến ngày thứ 4 cao hơn 1ng/ml. Sau đó giảm rất nhanh do vòng bị tuột ra ngoài nên đến ngày thứ 10 chúng tôi tìm để rút vòng ra nhưng không thấy trong âm đạo.

Đối với bò SL-04 có thể thấy rằng trước khi đặt mẫu thì hàm lượng chỉ đạt 0.24 ng/ml. Nhưng chỉ sau 3 giờ đặt mẫu DA vào bò thì hàm lượng progesterone đã tăng rất nhanh đạt tới 7,87 ng/ml, đạt cao nhất là 10,84 ng/ml vào ngày thứ nhất và chỉ còn 1,81 ng/ml. Mặc dù hàm lượng progesterone trong máu chỉ đạt 1,81 ng/ml vào ngày thứ 10 nhưng vẫn lớn hơn 1 ng/ml. Vào ngày thứ 11 sau khi rút vòng ra được một ngày thì hàm lượng progesterone giảm mạnh chỉ còn đạt 0,35 ng/ml và duy trì nhỏ hơn 1 ng/ml liên tục trong các ngày sau đó.

Nhận thấy từ biểu đồ 4.1, các mẫu đều có hàm lượng progesterone trong máu thấp dưới 1,0 ng/ml. sau khi đặt vòng các mẫu đều tăng và duy trì cho đến ngày thứ 10 (chỉ riêng mẫu E là thấp ở ngày thứ 5 do vị tuột ra ngoài). Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ chúng tôi thấy mẫu DA là phù hợp và tương đối đồng đều với kết quả của vòng CIDR.

Nồng độ progesterone huyết thanh định lượng bằng phương pháp enzyme miễn dịch ELISA, kết quả được thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Hàm lượng progesterone trong máu bò thí nghiệm

Thời gian

Hàm lượng Progesterone (ng/ml) SL - 01

Bộ NN&PTNT

SL - 02 Bộ NN&PTNT

SL - 04 Bộ NN&PTNT

SL - 05 Bộ NN&PTNT

Trước đặt vòng 0,44 0,35 0,19 0,54

1 ngày 4,82 8,99 7,79 6,36

2 ngày 4,64 7,69 5,94 5,44

3 ngày 2,61 4,44 3.04 2,39

4 ngày 4,59 5,56 3,88 5,17

5 ngày 3,98 7,43 3,94 4,01

6 ngày 3,06 4,70 4,30 3,05

7 ngày 2,51 4,92 3,46 2,62

8 ngày 3,38 3,73 2,8 3,45

9 ngày 2,68 3,49 2,32 2,02

Sau khi rút

vòng 24h 0,55 0,44 0,23 0,33

Kết quả cho thấy nồng độ progesterone trước khi đặt mẫu vòng tẩm đạt 0,19 - 0,54 ng/ml, điều này chứng tỏ không có sự xuất hiện của thể vàng (Cordoba and Frick, 2002; Rivera et al., 2004), đồng nghĩa với nồng độ progesterone huyết thanh tăng trong thời gian thí nghiệm hoàn toàn được thải trừ từ mẫu silicone tẩm.

Đàn bò thí nghiệm được đặt mẫu vòng tẩm 1,9 gr progesterone vào âm đạo, kết quả định lượng nồng độ progesterone huyết thanh theo thời gian trên từng bò được thể hiện qua các biểu đồ dưới đây.

Bò SL - 01

Biểu đồ 4.2. Biến thiên progesterone trong máu bò SL - 01

Bò SL - 01 trước khi ta đặt mẫu vào thì hàm lượng progesterone trong máu bò SL - 01 đạt 0,44 ng/ml. Sau 24h, hàm lượng nhanh chóng tăng lên 4,82 ng/ml và là mức cao nhất trong suốt thời gian thí nghiệm. Vào ngày thứ 9, hàm lượng vẫn đạt 2,68 ng/ml, và giảm xuống 0,55 ng/ml ở thời điểm 24h sau khi rút vòng.

Bò SL - 04

Biểu đồ 4.3. Biến thiên hàm lượng progesterontrong máu bò SL - 04

0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 7,00 8,00 9,00 10,00

Trước đặt mẫu

Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 Ngày 8 Ngày 9 Sau 24h Nồng độ progesterone trong máu (ng/ml)

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Trước đặt mẫu

Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 Ngày 8 Ngày 9 Sau 24h Nồng độ progesterone trong máu (ng/ml)

Qua biểu đồ 4.3, có thể thấy rằng trước khi đặt mẫu vào âm đạo, hàm lượng progesterone trong máu bò chỉ đạt 0,19 ng/ml. Sau 24 giờ đặt mẫu, hàm lượng progesterone tăng nhanh đạt đỉnh 7,79 ng/ml, giảm dần xuống 2,32 ng/ml vào ngày thứ 9 (ngày rút vòng). Hai mươi tư giờ sau khi rút vòng, kết quả định lượng progesterone trong máu giảm xuống 0,23 ng/ml.

Bò SL - 05

Biểu đồ 4.4. Biến thiên nồng độ progesterone trong máu bò SL - 05 Trước khi đặt mẫu, hàm lượng progesterone trong máu bò thí nghiệm thấp đạt 0,54 ng/ml (biểu đồ 4.2). Hàm lượng progesterone đạt đỉnh sau 24h đặt vòng (6,36 ng/ml). Ở ngày thứ 3, nồng độ giảm còn 2,39 ng/ml, sau đó tăng lên 5,17 ng/ml vào ngày thứ 4. Sau đó giảm dần trong các ngày tiếp theo, nhưng luôn duy trì ở ngưỡng cao hơn 1 ng/ml trong suốt thời gian đặt vòng. Cho tới ngày thứ 9, nồng độ progesterone vẫn đạt 2,02 ng/ml. Sau khi rút mẫu vòng, nồng độ nhanh chóng giảm xuống dưới 1 ng/ml (0,33 ng/ml).

Bò SL - 02 (mẫu CIDR)

Biểu đồ 4.5. Biến thiên hàm lượng progesterone trong máu bò SL - 02

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Trước đặt mẫu

Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 Ngày 8 Ngày 9 Sau 24h Nồng độ progesterone trong máu (ng/ml)

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Trước đặt mẫu

Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 Ngày 8 Ngày 9 Sau 24h Nồng độ progesterone trong máu (ng/ml)

Kết quả đặt vòng CIDR được thể hiện qua biểu đồ 4.4, hàm lượng progesterone chỉ đạt 0,35 ng/ml trước khi đặt . Sau khi đặt CIDR, progesterone được thải trừ nhanh chóng xuất hiện trong máu, cao nhất đạt 8,99 ng/ml sau 24h.

Nồng độ giảm dần ở ngày thứ 2 và thứ 3, lần lượt đạt 7,69 ng/ml và 4,44 ng/ml.

Sau đó lại tăng lên 7,43 ng/ml ở ngày thứ 5, rồi giảm dần cho tới ngày thứ 9 đạt 3,49 ng/ml. Sau khi rút vòng, nồng độ quay trở về tương đương như trước khi đặt vòng (0,23 ng/ml).

Biểu đồ 4.6. So sánh mức độ biến thiên hàm lượng progesterone của các mẫu tẩm 1,9 gr progesterone

Qua biểu đồ, vào thời điểm trước khi đặt vòng các mẫu đều có hàm lượng progesterone trong máu thấp dưới 1 ng/ml do bò thí nghiệm đã được cắt buồng trứng. Hàm lượng progesterone trong máu tất cả các bò thí nghiệm đều giảm đột ngột sau rút mẫu thử. Sự giảm đột ngột nồng độ progesterone trong máu bò thí nghiệm sau khi rút vòng tẩm, tác động tới cơ chế điều hoà ngược của estrogen đối với LH (Anderson et al., 1996) thông qua giảm số lượng neuron đặc hiệu ở tuyến dưới đồi (Anderson and Day, 1996), khiến cho nồng độ hormone LH tăng cao kích thích sự phát triển của nang trứng.

Một ngày sau khi đặt mẫu, ở cả 4 bò thí nghiệm hàm lượng progesterone trong máu đều tăng cao, đặc biệt ở mẫu CIDR được đặt vào bò SL - 02 tăng cao nhất đạt 8,99 ng/ml, thấp nhất ở bò SL - 01 với nồng độ đạt 4,82 ng/ml.

0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 7,00 8,00 9,00 10,00

SL01 SL02 SL04 SL05

Nồng độ progesterone trong máu bò thí nghiệm được duy trì ở mức cao trong suốt thời gian đặt vòng (3,73  0,594 ng/ml) và giảm xuống mức dưới 1 ng/ml sau khi rút vòng khỏi âm đạo (0,39  0,138 ng/ml).

Đối với nội dung thí nghiệm 2, sau khi giảm hàm lượng progesterone tẩm trong mẫu từ khoảng 1,9 gr xuống khoảng 1,3 gr, chúng tôi thu được kết quả như biểu đồ 4.7.

Biểu đồ 4.7. Nồng độ progesterone huyết thanh trong máu bò thí nghiệm khi đặt mẫu vòng tẩm khoảng 1,3 gr progesterone

Từ biểu đồ 4.7 cho thấy, nồng độ progesterone huyết thanh của 4 bò trước đặt vòng đều dưới 1 ng/ml. Sau khi đặt vòng 30’, progesterone được thải trừ từ vòng nhanh chóng xuất hiện trong máu, làm cho nồng độ progesterone huyết thanh tăng cao, điển hình là bò đối chứng đặt vòng CIDR (17,75 ng/ml), và bò SL01 (10,55 ng/ml), đây cũng là nồng độ đỉnh đối với 2 bò trong thí nghiệm này. Harpreet Singh et al. (2006), quan sát thấy nồng độ P4 đạt đỉnh sau 1 ngày đặt vòng trên bò Sahiwal (13,94 ng/ml). Theo nghiên cứu của Macmillan et al. (1991) nồng độ progesterone huyết thanh tăng lên 8.7 ( 3) ng/ml sau 6h đặt vòng CIDR, rồi giảm dần xuống 5.6 ( 0.1) ng/ml sau 24h.

Kết quả tương tự cũng được Burke et al. (1999), thu được với nồng độ đạt 10 ng/ml sau 2 giờ đặt vòng trên bò thí nghiệm. Do dó, kết quả của chúng tôi trong nghiên cứu này không khác biệt so với các nghiên cứu đã được thực hiện truớc đó, khi nồng độ P4 trong máu bò thí nghiệm tăng nhanh sau khi đặt vòng và đạt đỉnh trong 24 giờ.

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Trước đặt mẫu30' 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày 6 ngày 7 ngày Sau 24h

Nồng độ progesteone huyết thanh (ng/ml)

SL01 SL02 (CIDR) SL04 SL05

Suốt quá trình 7 ngày đặt vòng, nồng độ progesterone huyết thanh tiếp tục được duy trì ở mức cao. Nồng độ đỉnh ở bò SL - 04 đạt 8,76 ng/ml (vào ngày thứ 2), bò SL - 05 đạt 13,65 ng/ml (vào ngày thứ 3). Sau khi rút vòng 24h, nồng độ progesterone ở tất cả các bò giảm xuống mức sinh lý như trước khi đặt vòng (0,17 - 0,68 ng/ml). Kết quả tương đồng với nghiên cứu của Sử Thanh Long và cs. (2009), cho rằng sau khi đưa vòng vào âm đạo bò chỉ sau 1 giờ đã xuất hiện trong máu và progesterone đạt cao nhất sau một ngày và giảm dần rồi duy trì kéo dài đến ngày thứ 7 trước khi rút vòng progesterone vẫn đạt trên 2,0 ng/ml. Trên thực tế, trước khi rút vòng chỉ cần hàm lượng progesterone trong máu từ 1,0 ng/ml trở lên là được. Rathbone et al. (1998, 2002), cũng nhận thấy rằng nồng độ progesterone huyết thanh trong máu bò cắt buồng trứng tăng từ 500% - 600% sau 1h đặt vòng CIDR vào âm đạo.

Biểu đồ 4.8. Nồng độ progesterone huyết thanh trung bình ở hai đợt thí nghiệm tương ứng với mẫu tẩm 1,9 g và 1,3 g progesterone

Các bò ở thí nghiệm 2 sử dụng mẫu tẩm 1,3 g progesterone có nồng độ progesterone trung bình đỉnh đạt 8,56 ng/ml, cao hơn so với kết quả thí nghiệm 1 (6,91 ng/ml). Nồng độ progesterone duy trì trên ngưỡng 1 ng/ml trong suốt thời gian thí nghiệm. Vào ngày thứ 7, nồng độ trung bình lần lượt là 3,72 ng/ml, 2,71 ng/ml tương ứng với mẫu tẩm 1,9 g progesterone, 1,3 g progesterone. Sau khi rút vòng 24 giờ, nồng độ ở cả 2 thí nghiệm đều nhanh chóng giảm xuống mức < 1,0

0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 14,00

Trước đặt mẫu

Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 Sau 24h

1,9 g progesterone 1,3 g progesterone

ng/ml. Kết quả này chứng tỏ mẫu vòng tẩm 1,3 g progesterone cũng đem lại hiệu quả tương đương mẫu vòng tẩm 1,9 g progesterone, progesterone nhanh chóng được thải trừ vào máu bò thí nghiệm sau khi đặt mẫu tẩm, duy trì suốt thời gian 7 ngày thí nghiệm, rồi nhanh chóng giảm xuống sau khi rút mẫu ra khỏi âm đạo bò thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Ứng dụng vòng tẩm progesterone do việt nam sản xuất trong điều trị bệnh buồng trứng bò sữa (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)