CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐẠO ĐỨC
1.3. Một số công cụ phân tích và giải quyết vấn đề đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh đảm bảo rằng tồn tại một sự tin cậy nhất định giữa người tiêu dùng và các hình thức tham gia thị trường cùng với doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh không chỉ là những quy tắc đạo đức nói về việc đúng hay sai; mà nó cố gắng dung hòa những gì các công ty phải làm về mặt pháp lý so với việc duy trì lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ của mình. Các công ty thể hiện đạo đức kinh doanh theo những cách khác nhau để mang đến những gì công ty mong muốn.
Đạo đức kinh doanh nhằm đảm bảo sự tin cậy nhất định giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp, đảm bảo công bằng và bình đẳng trong đối xử. Đạo đức kinh doanh là một lĩnh vực nghiên cứu vô cùng đa dạng, theo nhiều hướng khác nhau, nhưng nhiều khái niệm có thể được chia thành một số nguyên tắc cơ bản của đạo đức trong kinh doanh.
* Đáng tin cậy: một doanh nghiệp muốn đạt được sự tin cậy của nhà đầu tư, khách hàng, nhân viên thường quan tâm đến những vấn đề như rõ ràng, nhất quán, trung thực, minh bạch trong những việc làm và giao tiếp của công ty. Sự đáng tin cậy có tác động tích cực cả bên trong và bên ngoài của một doanh nghiệp. Người tiêu dùng luôn đánh giá cao sự cởi mở, mức độ hài lòng của khách hàng thường đánh giá thông qua cách cư xử, hành động của doanh nghiệp vì nó cung cấp cho họ cái nhìn sâu sắc về cách một doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào và có đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của họ không. Nhân viên cũng đánh giá cao phẩm chất này trong một doanh nghiệp mà họ làm việc bởi họ cần sự tin cậy của doanh nghiệp.
* Tính trung thực: Theo một cuộc nghiên cứu của đại học Massachusetts cho thấy: “60% người trưởng thành đều nói dối ít nhất một lần trong bất kỳ cuộc đối thoại nào kéo dài hơn 10 phút. Việc thiếu trung thực trong cuộc sống hiện nay đã làm cho mọi mọi thứ trở nên thiếu chính xác và làm sai lệch thông tin. Và việc nói dối như vậy, đôi khi sẽ tránh được việc tổn thương người khác”. Tuy nhiên, việc việc thiếu tính trung thực trong kinh doanh lại là một vấn đề cần quan tâm. Việc thiếu trung thực trong kinh doanh sẽ làm mất đi niềm tin giữa các nhân viên và nhà lãnh đạo trong môi trường làm việc của doanh nghiệp. Vì vậy, đòi hỏi nhà quản lý
không dùng các thủ đoạn gian xảo, phi pháp để kiếm lời, cạnh tranh không lành mạnh với các đối thủ khác.
- Đối với đối tác, khách hàng và người tiêu dùng: nhà lãnh đạo phải giữ chữ tín trong qua trình kinh doanh. Theo đó, doanh nghiệp phải đảm bảo chữ tín trong quan hệ, bảo đảm thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết; Trong quá trình hoạt động, không sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng có chất độc hại cho sức khỏe của con người, đăng tải những quảng cáo sai sự thật, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đánh cắp những công trình nghiên cứu của đối thủ để đem lại lợi ích cho công ty. Doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm những quy định của Nhà nước.
- Đối với xã hội: doanh nghiệp không được làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên (xả chất thải độc hại ra môi trường, tàn phá hệ sinh thái tự nhiên) và môi trường xã hội (kinh doanh những hàng hóa hay dịch vụ đi ngược với thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến giáo dục con người, những thông tin đồi trị), thực hiện các trách nhiệm xã hội đối với một doanh nghiệp.
* Nguyên tắc tôn trọng con người: Sự tôn trọng được xem là thứ cốt lõi trong việc hợp tác phát triển dài lâu. Trong quá trình hợp tác, sự tôn trọng không được đáp ứng từ phía doanh nghiệp thì nhân viên, đối tác sẽ cảm thấy họ không được tôn trọng, không được sự chấp nhận nên sinh ra những điều không tốt về công ty. Vì vậy để xây dựng đạo đức kinh doanh tốt, các doanh nghiệp cần thể hiện sự tôn trọng của mình đến ba nhóm đối tượng sau:
- Thứ nhất, đối với những người cộng sự dưới quyền, nhân viên: doanh nghiệp phải tôn trọng lợi ích các cá nhân và cuộc sống riêng tư của tất cả nhân viên. Doanh nghiệp phải luôn tôn trọng công việc của nhân viên, công việc của mỗi người sẽ tạo nên một dây chuyền hoàn hảo từ đầu đến cuối, hãy nên tin tưởng họ khi giao việc, luôn động viên khuyến khích nhân viên , tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên. Doanh nghiệp phải tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng như lương, bảo hiểm, hưu trí, nghỉ thai sản, các chế độ chính sách của người lao động. Bảo đảm môi trường làm việc an toàn, tạo điều kiện phát triển cả về thể lực và trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp. Mở rộng dân chủ và khuyến khích phát
huy sáng kiến, cải tiến công nghệ, trao dồi thêm những tài năng mới chp doanh nghiệp.
- Thứ hai, đối với khách hàng: Khách hàng chinhs là người sẽ tạo nên doanh thu của công ty. Doanh thu có cao hay không chính là lượng khách hàng có dồi dào hay không. Vì vậy, cần tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng. Cạnh tranh một cách lành mạnh và công bằng với đối thủ cạnh tranh, thúc đẩy không khí vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh. Đặc biệt, gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội. Doanh nghiệp cần xem trọng hiệu quả kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội. Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh là doanh nghiệp bao gồm tất cả chủ thể của các quan hệ và hành vi trong kinh doanh. Trong đó có doanh nhân và tổ chức kinh doanh như hộ gia đình, công ty, xí nghiệp, tập đoàn cũng như đối tác và khách hàng, họ sẽ đóng vai trò là những khách hàng dài lâu của công ty mình.
- Thứ ba, đối với đối thủ cạnh tranh: trong kinh doanh, cạnh tranh được xem là nhân tố thị trường tích cực, tác động đến quá trình phát triển của công ty. Nhà kinh doanh có đạo đức không nhằm mục đích tiêu diệt đối thủ cạnh tranh mà sẽ giữ thái độ cạnh tranh lành mạnh, giành lấy khách hàng bằng chính chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình cung cấp, điều đó luôn cần đối với một doanh nghiệp trong thời đại cạnh tranh lành mạnh. Doanh nghiệp cần ghi nhận và tôn trọng tài sản trí tuệ của đối thủ cạnh tranh, chỉ sử dụng khi có sự cho phép rõ ràng của họ hoặc khi được phép hợp pháp.
* Công bằng: Đây là nguyên tắc cuối cùng của đạo đức kinh doanh, đối xử với khách hàng và nhân viên với tinh thần công bằng và công bằng là một nguyên tắc đạo đức quan trọng. Các hành vi lôi kéo không chỉ là phi đạo đức mà còn vô ích - và ưu tiên hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào là phải hữu ích cho khách hàng và nhân viên của mình. Điều quan trọng nữa là phải đối xử bình đẳng với tất cả mọi người, dù là nhân viên hay là những đối tượng khác trong công ty.
1.3.2. Phân tích quá trình ra quyết định đạo đức bằng Algorithm
Để ra một quyết định có giá trị về mặt đạo đức trong bối cảnh kinh doanh ngày nay đòi hỏi một công cụ đánh giá hiệu quả và dễ sử dụng. Algorithm đạo đức chính là công cụ đang tìm kiếm. Algorithm là một hệ thống các bước đi với một quy tắc,
nguyên tắc, trật tự tạo thành chuỗi thao tác logic hợp lý để giải quyết một vấn đề.
Algorithm là con đường nghiên cứu đi theo tuần tự, theo kế hoạch đã vạch ra trước.
Algorithm đạo đức là một hệ thống các bước đi với những quy tắc, trật tự xác định để hướng dẫn, đưa ra những quan điểm và giải pháp có giá trị về mặt đạo đức.
Algorithm đạo đức là một công cụ thiết yếu giúp các nhà quản trị nhận diện được các giải pháp đạo đức tối ưu trong hoạt động kinh doanh. Đó là một công cụ cần thiết giúp các nhà quản trị nhận diện rõ các tiến trình quyết định đã gây ra những khó khăn về mặt đạo đức, giúp họ tiên đoán để né tránh các tình huống nan giải về đạo đức có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh.
* Vận dụng Algorithm vào phân tích hành vi đạo đức trong kinh doanh:
Trong quá trình nghiên cứu hành vi đạo đức, Algorithm gồm một tập hợp những câu hỏi logic, có hệ thống được sử dụng làm cơ sở cho việc xác định những nhân tố cơ bản làm nên hành vi, quyết định sự khác nhau về hành vi đạo đức của các cá nhân khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau của quá trình kinh doanh. Những câu hỏi logic thường được xây dựng trên cơ sở các vấn đề căn bản làm nền tảng cho Algorithm đạo đức như sau:
- Có rất nhiều đáp án cho một vấn đề đạo đức kinh doanh được đặt ra nhưng lại rất ít khi được giải quyết một cách hoàn hảo hay chỉ đưa đến một đáp án duy nhất không gây tranh cãi. Vì thế các khía cạnh đạo đức của việc quản trị được đánh giá thông qua biện pháp quản trị nhiều hơn là căn cứ vào thành quả của quản trị.
- Tác phong cư xử của mỗi người đều có động cơ thúc đẩy quá trình kinh doanh phát triển.
- Mọi hành động đều gây ra hậu quả và xem xét trên nhiều phương diện khác nhau, hành động có thể là những tác động tích cực hay tiêu cực đến một doanh nghiệp.
- Giá trị đạo đức tuỳ thuộc quan điểm của đối tượng được quan tâm.
Muốn sử dụng Algorithm đạo đức, người ta phải xem xét 4 khía cạnh quan trọng thuộc quá trình hành động của công ty: Mục tiêu, biện pháp, động cơ và hậu quả. Đây cũng chính là 4 yếu tố tác động lẫn nhau và chủ yếu trong hành động.
(1) Mục tiêu: Doanh nghiệp muốn đạt được điều gì cho công ty?
(2) Biện pháp: Làm thế nào để theo đuổi mục tiêu đó?
(3) Động cơ: Điều gì thôi thúc doanh nghiệp càn phải đạtđược mục tiêu?
(4) Hậu quả: Doanh nghiệp có thể lường trước những hậu quả nào trong quá trình kinh doanh?
* Mục tiêu: là điểm đích cuối cùng mà mỗi cá nhân hay tổ chức mong muốn đạt được nó. Nó trả lời cho câu hỏi “cần phải làm gì để đạt điều mong muốn?”.
Khi xác định mục tiêu, cần trả lời cho những câu hỏi sau:
- Doanh nghiệp có nhiều mục tiêu không?
- Các mục tiêu có hài hòa với nhau không?
- Đối tượng nào cần được quan tâm hàng đầu?
Để xác định được mục tiêu cụ thể, một phương pháp chung đó là đi từ vấn đề chung đến riêng, từ các mục tiêu chung của doanh nghiệp đến các mục tiêu cảu từng tác nghiệp. Doanh nghiệp có rất nhiều mục tiêu khác nhau như mục tiêu tài chính, mục tiêu về sản lượng, năng suất, mục tiêu về hiện đại hóa công nghệ, việc làm,…
Vô số các mục tiêu như thế có cần đến sự hài hòa với nhau không, các đối tượng được quan tâm là ai. Đó chính là những câu hỏi cần được giải đáp trong kinh doanh mà doanh nghiệp càn phải trả lời để xác định được mục tiêu của doanh nghiệp.
* Biện pháp
Biện pháp là nói về các công cụ, các cách thức được sử dụng để hỗ trợ cho việc thực hiện một mục tiêu nào đó mà doanh nghiệp đã xác định. Biện pháp trả lời cho câu hỏi là “làm như thế nào?”. Biện pháp gồm hai nội dung: Phương pháp hành động và sử dụng các công cụ hành động. Lựa chọn biện pháp là lựa chọn cách thức hành động và công cụ hỗ trợ cho quá trình hành động. Trong thực tế, chọn cách thức hành động cho từng trường hợp cụ thể không hề đơn giản, nó rất phức tạp, vì không chỉ bị ràng buộc bởi các mục tiêu mà còn có những vấn đề khác phát sinh trong quá trình hành động. Cần phải nhấn mạnh cả mục tiêu (What: cái gì?) và cách thức hành động (How: như thế nào?).
Khi lựa chọn biện pháp để thực hiện, cần trả lời những câu hỏi sau:
- Các đối tượng quan tâm có đồng ý với các biện pháp hành động của doanh nghiệp không?
- Các biện pháp có đáp ứng hoặc tối đa hóa các mục tiêu đã đề ra hay chưa?
- Các biện pháp có cần thiết để đạt mục tiêu không hay tương đối không quan trọng hoặc đơn thuần không liên quan gì đến mục tiêu của doanh nghiệp mình?
* Động cơ
Động cơ chính là sức mạnh nội tại của một doanh nghiệp thôi thúc và hướng hành vi của con người tới việc đạt được những mục tiêu nhất định. Động cơ cần phải trả lời cho câu hỏi: “Tại sao hay vì lý do gì?” Động cơ là nguyên nhân sâu xa của những hành vi, động cơ thúc đẩy thể hiện qua sự thỏa mãn về nhu cầu của doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu. Động cơ bao gồm những giá trị riêng tư và phong cách lãnh đạo của một số người để ra quyết định then chốt. Chúng ta thường phải suy đoán để tìm hiểu động cơ hành động của các nhà quản trị. Lợi nhuận mang lại, danh tiếng của công ty, quyền lực hay những yếu tố khác là những yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đặt ra. Và ở khía cạnh này, doanh nghiệp cần phải trả lời được những câu hỏi hóc búa: Tại sao lại làm việc này, Làm để đạt được cái gì…
Động cơ là yếu tố mà chúng ta khó lần ra manh mối nhất. Ngay cả động cơ nội tại thúc đẩy bản thân một người còn khó tìm câu trả lời huống chi phải tìm hiểu người khác. Xác định động cơ thực chất là xác định mối liên hệ nhân quả giữa các yếu tố một cách hệ thống để tìm ra bản chất của vấn đề trong quá trình kinh doanh để có thể biết được lý do làm việc này.
* Hậu quả
Ở khía cạnh cuối, là một việc làm quan trọng dành cho người ra quyết định khi cần phải xem xét lại những hệ quả có thể xảy ra do giải pháp đạo đức được áp dụng, đưa ra những cách giải quyết những hệ quả bất ngờ có thể xảy ra. Mỗi giải pháp được đưa ra khi áp dụng sẽ dẫn đến điều gì và ảnh hưởng đến đối tượng nào là những câu hỏi cần phải đặt ra ở khía cạnh này.
Việc xây dựng mục tiêu kinh doanh và chọn lựa các biện pháp thích hợp dưới sự chi phối của các động cơ cuối cùng sẽ gây ra một hoặc nhiều hậu quả ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Tiên đoán hậu quả là bước cuối cùng và quan trọng nhất của Algorithm đạo đức để có thể lường trước được những hậu quả có thể xảy ra. Các hậu quả thường không lường trước được trước khi giải pháp đạo đức được tiến hành
thông qua nhưng hành động cụ thể. Vì thế những người ra quyết định đạo đức cần phải tiên đoán các hậu quả ngoài ý muốn có thể xảy ra cũng như tìm hiểu và giải quyết các hậu quả khi chúng bất ngờ xảy đến để có thể đối phó một cách thích ứng và tránh sự bất ngờ. Khi tiên đoán hậu quả có thể xảy ra, cần trả lời các câu hỏi sau:
- Các hậu quả lường trước sẽ xảy ra trong ngắn hạn hay dài hạn?
- Các hậu quả lường trước sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các đối tượng quan tâm của doanh nghiệp?
- Có thể có những yếu tố bất ngờ không? Và đó là những yếu tố nào?
1.3.4. Phương pháp 7 bước giải quyết vấn đề đạo đức Bước 1: Thu thập các sự kiện có liên quan đến vấn đề
Các sự kiện có liên quan là gì? Để trả lời cho câu hỏi này, hãy chắc chắn bạn đã lắng nghe tất cả những thông tin từ các bên có liên quan trước khi lựa chọn một quá trình hành động cụ thể. Không nên đi theo một hướng hay nghe một lời của ai đó, từ đó dẫn đến thông tin sai lệch và độ chính xác của thông tin bị mất đi.
Bước 2: Nhận diện vấn đề đạo đức
Các vấn đề vi phạm đạo đức đang tồn tại gồm những gì? Cái gì được xem là đúng? Là sai? Là tốt? Là xấu? Để nhận diện đúng vấn đề, cần phải xem chúng trên nhiều mặt khác nhau để từ đó có cái nhìn đa chiều, khách quan rồi đưa ra quyết định đúng đắn.
Bước 3. Xác định các bên liên quan là ai và lợi ích của họ là gì?
Ai sẽ là người bị ảnh hưởng bởi quyết định của bạn? Mối quan tâm của họ là gì?
Có phải lợi ích của họ đang xung đột cần giải quyết? Trong quá trình giải quyết vấn đề đạo đức, luôn cần phải biết được lợi ích của các bên liên quan để từ đó đi đến những hành động.
Bước 4: Xác định các chuỗi hành động thay thế
Những gì có thể và không thể được thực hiện? Đưa ra các phương án để giải quyết tình huống một cách hợp lý. Số lượng phương án có thể trong khoảng từ 3 đến 5 để có nhiều lựa chọn và chúng ta cần phải đáp ứng những phương án lựa chọn khác nhau để không dẫn đến tình trạng bế tắc, mọi trường hợp đều có thể giải quyết.
Bước 5: Phân tích những lựa chọn thay thế phù hợp với các triết lý đạo đức và quy tắc ứng xử đã có của một doanh nghiệp.