CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG , ƯU ĐIỂM , KHUYẾT ĐIỂM, NGUYÊN NHÂN ƯU KHUYẾT ĐIỂM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ UNILEVER VIỆT NAM
2.2. Thực trạng đạo đức kinh doanh tại Unilever Việt Nam
Trong quá trình nghiên cứu thực trạng về vấn đề đạo đức kinh doanh của công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam bằng cách sử dụng nhiều công cụ khác
nhau để phân tích thì cuối cùng nhóm nghiên cứu nhận thấy việc sử dụng công cụ Algorithm trong đạo đức kinh doanh là phương án tối ưu nhất vì phương pháp này sẽ giúp đưa ra được một hệ thống các bước đi theo trật tự và các quy tắc hoạt động mà doanh nghiệp đã đặt ra trong suốt quá trình hoạt động sẽ được thống nhất. Từ đó có thể xác định rõ những quan điểm và giá trị về đạo đức mà doanh nghiệp Unilever hướng đến cho toàn xã hội Việt Nam.
Nói sơ qua về công cụ Algorithm đạo đức, đó là một hệ thống có trình tự các bước thực hiện và tại mỗi bước thực hiện sẽ có kèm những giải pháp liên quan đến vấn đề đạo đức, với mục đích đó là để giúp tối ưu nhất các giá trị về mặt đạo đức mà người sử dụng công cụ này mong muốn hướng tới. Algorithmm sẽ giúp cho người quản trị tìm thấy những hành vi không đạt về mặt đạo đức và nhanh chóng điều chỉnh cách thức hoạt động của doanh nghiệp, giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp và tăng thêm sự tin tưởng của khách hàng, hướng đến một mục tiêu lớn là duy trì sự phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh. Algorithm cũng có ưu điểm lớn khi có thể áp dụng được trong nhiều ngành nghề từ kế toán, quản lý nhân sự, tiếp thị và bán hàng hay có thể là trong cả hoạt động sản xuất và nghiên cứu.
Algorithm đạo đức tập trung vào 4 khía cạnh quan trọng chính đồng thời cũng đi theo trình tự như sau: Mục tiêu, biện pháp, động cơ và hệ quả. Nhóm nghiên cứu sẽ đi sâu vào tìm hiểu thực trạng liên quan đến vấn đề đạo đức kinh doanh tại công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam trong giai đoạn năm 2010-2020.
Hình 2.2: Bốn khía cạnh của công công cụ Algorithm đạo đức
Nguồn: Studocu, 2023 Xác định mục tiêu
Nói sơ qua thì tại khía cạnh mục tiêu của công cụ Algorithm đạo đức thì doanh nghiệp cần nêu ra được những mong muốn mà mình muốn đạt được trong tương lại một cách rõ ràng đề từ đó tối ưu hóa tài nguyên trong doanh nghiệp bằng một hướng đi đúng đắn ngay từ ban đầu
Muốn nói tới những mục tiêu mà doanh nghiệp Unilever Việt Nam muốn đạt được thì nhóm nghiên cứu sẽ đi từ một bức tranh lớn hơn đó là mục tiêu mà doanh nghiệp Unilever toàn cầu hướng tới. Vào cuối năm 2010, ông Paul Polman – Chủ tịch tập đoàn Unilever toàn cầu đã công bố với toàn thế giới về Kế hoạch Phát triển Bền vững của doanh nghiệp mình (USLP) tại Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2020 bao gồm 3 mục tiêu chính như sau:
- Quyết tâm đến năm 2020, Unilever sẽ phát triển lớn mạnh hơn gấp đôi cùng với đó là giảm một nửa tác động lên môi trường tự nhiên.
- Sử dụng hoàn toàn 100% nguyên liệu là nông sản thô được làm từ nguyên liệu bền vững
- Cải thiện vệ sinh, sức khỏe và điều kiện sống giúp cho hơn 1 tỷ người trên thế giới.
Có thể nói, tựu chung lại sau khi đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp Unilever đặt ra trong Kế hoạch Phát triển Bền vững (USLP) đó chính là khẳng định uy tín của thương hiệu trong lòng khách hàng khi họ không chỉ theo đuổi mục tiêu lợi nhuận mà còn tập trung vào việc tạo ra các tác động tích cực cho môi trường và mong muốn giúp đỡ cũng như khác vụ các vấn đề còn tồn trong xã hội như: vệ sinh sức khỏe và điều kiện sống của người dân. Tiếp đó, nhận được nhiều sự ủng hộ hướng tới phát triển doanh nghiệp một cách bền vững trong thời dài.
Biện pháp
Tiếp theo là về khía cạnh biện pháp, nói dễ hiểu nhất đây là bước doanh nghiệp cần đưa ra những chiến lực chi tiết nhất để đạt được mục tiêu. Vì đây là công cụ Algorithm đạo đức nên dĩ nhiên doanh nghiệp cũng phải chú ý đảm bảo tính đạo đức trong hoạt động kinh doanh của mình.
Nhóm nghiên cứu sẽ lần lượt đưa ra những hành động cụ thể doanh nghiệp Unilever đã thực hiện nhằm đạt đạt được mục tiêu của Kế hoạch Phát triển Bền vững (USLP):
Unilever Việt Nam đã thực hiện các mục tiêu trên trong USLP – Kế hoạch Phát triển Bền vững bằng cách thực hiện liên tiếp việc hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan Nhà nước và cũng như là các khách hàng và đối tác của mình, một vài chương trình hợp tác lớn có thể kể đến trong giai đoạn năm 2010- 2020, nhóm nghiên cứu đã thống kê được như sau:
- Dự án hợp tác công tư mang tên: “Xây dựng nông thôn mới” đây là một chiến lược hợp tác dài hạn dựa trên chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn năm 2010-2020 của Unilever Việt Nam với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), trong chương trình này Unilever Việt Nam sẽ thực hiện mô hình Làng Hoàn Hảo với mục tiêu là thực hiện 8/19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới. Đây là sáng kiến về một mẫu thu nhỏ mô hình hợp tác công tư giữa Chính phủ Việt Nam và Unilever. Cụ thế hơn ở những mô hình Làng Hoàn Hảo này thì Unilever sẽ triển khai nhiều hoạt động và sáng kiến được thực hiện bằng cách hợp tác với từng bộ ban ngành của Chính phủ Việt Nam nhưng là theo một các riêng lẻ nhằm hoàn hiện toàn diện tất cả những lĩnh vực quan trọng đối với “một ngôi làng trong mơ” đó là: Y tế, giáo dục , văn hóa, môi trường,…
- Vào ngày 14/11/2011, Unilever Việt Nam cùng Bộ Giáo dục Đào tạo chính thức công bố một chương trình với tổng giá trị là 26 tỷ đồng, bao gồm những hoạt động cải thiện điều kiện vệ sinh tại các trường tiều học trên toàn quốc giai đoạn năm 2010-2016. Những điểm chính trong các hoạt động trên có thể kể đến là triển khai thực hiện các chương trình nâng cao ý thức và cải thiện điều kiện vệ sinh cho các trường học và cộng đồng học sinh Việt Nam. Đặc biệt là các bé học sinh có điều kiện và hoàn cảnh khó khăn ở các vùng địa phương nghèo, vùng sâu và vùng xa.
Chương trình sẽ dành 10 tỷ đồng trong ngân sách vào các hoạt động giảng dạy có chủ đề vệ sinh các nhân và vệ sinh môi trường cho cả học sinh và phụ huynh của các bé tại khoảng 1.000 trường tiểu học trên toàn quốc và 16 tỷ đồng còn lại sẽ được dùng vào việc xây nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ Y tế tại 400 trường tiểu học trên toàn Việt Nam, đóng góp vào việc xây dựng và cải thiện điều kiện vệ sinh
cho các trường tiểu học, đảm bảo phòng ngừa dịch bệnh và đảm bảo sức khỏe cho học sinh đồng thởi xây dựng một môi trường học an toàn nhất. Mở đầu cho sự kiện lớn này đó là hoạt động khởi công xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn cho hơn 500 sinh viên và giáo viên tại trường Tiểu học Phước Thạnh (nằm tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh). Cũng không thể không kể đến việc Unilever Việt Nam đã hơp tác cùng Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng nhiều đơn vị, tổ chức thực hiện chương trình với mục tiêu là cải thiện điều kiện kiện vệ sinh cho học sinh cùng các chuyên đề giáo dục về vệ sinh các sinh cá nhân và trường học tại 300 trường tiểu học, cải tạo và xây mới nhà vệ sinh cho 200 trường tiều học, kêu gọi được 20.000 tình nguyện viên dọn dẹp và trang trí cho 3.000 trường tiều học trên khắp cả nước trong giai đoạn 2008-2011
- Sáng ngày 19/02/2020, Biên bản hợp tác công tư với nội dung xây dựng nền kinh tế tuần hoàn trong hoạt động quản lý rác thải nhựa giữa Unilever Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Với mong muốn giải quyết vấn đề rác thải nhựa đang được coi là một thách thức to lớn tại Việt Nam. Với lý do rằng theo số liệu của Bộ Tải Nguyên và Môi trường cho thấy cứ mỗi phút sẽ có khoảng 5 tỷ túi nilon và 1 triệu chai nhựa được bán ra và sử dụng trên toàn thế giới, khi đặt trong bối cảnh Việt Nam là một nước đang phát triển chưa có hệ thống xử lý rác thải hoàn thiện thì vấn đề càng trở nên đáng bận tâm hơn cả, vì tất cả lý do đó. Tại Hà Nội, sáng ngày 19/02, ba doanh nghiệp tiên phong đi đầu hành động giải quyết vấn đề này:
Unilever Việt Nam, Dow Việt Nam, Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (SCG) đã cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký biên bản hợp tác công tư xây dựng kinh tế tuần hoàn trong việc xử lý rác thải nhựa. Nội dung hoạt động trọng tâm bao gồm: Cuộc đối thoại nhằm xây dụng nền kinh tế tuần hoàn trong tái chế và xử lý đồng thời quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam, hoạt động chuyển giao công nghệ và chia sẻ thức để nâng cao nhận thức của cộng đồng về hoạt động xử rác thải tại Việt Nam
- Một số sự kiện khác nhóm nghiên cứu sẽ tóm gọn lại như sau:
+ Chương trình “Năm triệu nụ cười Việt Nam” với mục tiêu Bảo vệ Nụ cười Việt Nam được triển khai trong giai đoạn 2012-2016
+ Unilever Việt Nam vào năm 2012 đã hỗ trợ số tiền lên tới 115 tỷ đồng trong dự án do Cục Quản lý môi trường thực hiện
+ OMO (một trong nhiều thương hiệu của Unilever) hợp tác cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo vào năm 2012 đã phát động chương trình “Vui làm hiệp sĩ xanh, bé ngại gì vết bẩn.
Động cơ
Khía canh thứ ba của mô hình Algorithm là động cơ, lúc này chủ doanh nghiệp hay người điều hành cần phải trả lời cho câu hỏi lớn nhất: Làm tất cả những biện pháp trên để cuối cùng đạt được mục tiêu gì?, tuy nghe có vẻ đơn giản nhưng cũng khó trả lời không kém vì không còn phủ một “màu hồng” như những mục tiêu cao cả. Đó hoàn toàn có thể là danh tiếng, quyền lực hay lợi nhuận, lưu ý đây có thể coi là động lực thúc đầy doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu mình để ra.
Có thể nhận thấy ngay sau tất cả hoạt động mạng tính đạo đức của Unilever Viêt Nam, cụ thế là qua nhiều hoạt động giải quyết các vấn đề về môi trường, điều kiện vệ sinh và sức khỏe cho người dân trên toàn đất nước Việt Nam đã tạo nên tiếng vang lớn, thực tế khi chỉ cần nhắc đến một doanh nghiệp mà hầu như luôn đi đầu trong các hoạt động mang lại nhiều giá trị đạo đức cho xã hội thì người ta chắc hẳn sẽ nghĩ ngay đến Unilever Việt Nam đầu tiên, trong quá trình hoạt động tạo ra danh tiếng của mình là một doanh nghiệp không chỉ hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận mà quên đi lợi ích của khách hàng và nghĩa vụ chung tay xây dựng một xã hội Việt Nam tốt đẹp hơn, doanh nghiệp vẫn không quên đi việc tạo điều kiện cho nhân viên và các nhà quản trị trong công ty mình tham gia vào hoạt động xây dựng đồng ra quyết định, bên cạnh đó doanh nghiệp cũng có bộ phần đội xử lý các vấn đề mà nhân viêm gặp phải trong quá trình làm việc, tao nên môt môi trường làm việc an toàn và luôn hỗ trợ người lao động. Có thể nói nếu chỉ vì danh tiếng mà doanh nghiệp lại có thế tổ chức nhiều hoạt động từ thiện và nâng cao đời sống của nhân dân thì cũng hoàn toàn không chính xác, phải kế đến là doanh nghiệp còn đang truyền tải một thông tin tích cực về giá trị đạo đức mà chúng ta cần quan tâm đến dù là cá nhân hay tổ chức chỉ đang sống trong địa phận nước Việt Nam. Từ tất cả những điều đó doanh nghiệp Unilever Việt Nam đã đạt được nhiều thiện cảm và sự tin tưởng từ người tiêu dùng, nói không sai khi ở phần mở đầu doanh nghiệp đã đạt
được được danh tiếng qua những những lời khien thưởng từ người dân khắp cả nước như: Top 1 nơi làm việc tốt nhất trên Việt Nam”, “công ty có 35 triệu sản phẩm được người dân Việt Nam tin dùng mỗi ngày”,“27 năm nâng tầm cuộc sống, vững vàng tương lai”, “100% năng lượng tái tạo được sử dụng”,...
Hệ quả
Hệ quả cũng là khía cạnh cuối cùng của công cụ Algorithm, ở khía cạnh cuối này cần phải xác định những hệ quả có thể xảy ra sau khi sử dụng các tiêu chuẩn đạo đức của công cụ này, đây là khía cạnh ta cần trả lời cho câu hỏi: Tất cả những biện pháp trên sau khi áp dụng, sẽ dẫn đến điều gì hay ảnh hưởng đến ai và như thế nào? Vì xét trong khoảng thời gian đã xảy ra là 2010-2020, nên các biện pháp Unilever Việt Nam áp dụng đã có kết quả và các đối tượng ảnh hưởng đã rất rõ ràng nên nhóm nghiên cứu sẽ được trình bày luôn những nội dung này, các chỉ số kết quả được lấy từ bài đăng “Mục tiêu Kế hoạch Phát triển Bền vững tại Unilever” vào ngày 10 tháng 5 năm 2018:
- Năm 2017, Unilever đã có tới 26 thương hiệu bền vững trong đó có thế kế đến các thương hiệu đã quá quen thuộc như: Sunsilk, Wall’s, Sunlight, Vaseline,..đóng góp vào 70% tăng trưởng doanh thu.
- Cuối năm 2017 ghi nhận, 601 triệu người Việt Nam đã tiếp cận được với các chương trình của Unilever về rửa tay, sức khỏe răng miệng, lòng tự trọng, vệ sinh và nước uống an toàn
- Cũng vào cuối năm 2017, tại 36 quốc gia mà Unilever có mặt thì tổng cộng 109 cơ sở sản xuất của họ đều đang sử dụng 100% điện lưới tái tạo (cụ thể chiếm 65% mức tiêu thụ điện lưới)
- Trước cuối năm 2017, tổng cộng 56% nguyên liệu thô của doanh nghiệp Unilever được cung cấp bền vững
- Các tiến bộ khác có thế kế đến tkế trong hoạch phát triển bền vững của Unilever Việt Nam đó là: 39% danh mục sản phẩm của Unilever đạt chuẩn dinh dưỡng cao nhất vào năm 2020, đã cắt giảm 47% lượng khí CO2 được thải ra trong quá trình sản xuất, giảm lượng nước sử dụng đi 39%, tổng xử lý rác thải đạt 98%, tăng lao động là nữ giới tư 46% vào năm 2016 lên 47% vào năm 2017 (cụ thế Unilever đã cung cấp việc làm cho hơn 70.000 phụ nữ Việt Nam),..