CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
3.1.3. Công trình xử lý nước thải
a. Công trình xử lý sơ bộ nước thải từ nhà vệ sinh:
Nước thải từ nhà vệ sinh được xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn. Nguyên lý làm việc của bể tự hoại đồng thời làm 2 chức năng: Lắng và phân hủy yếm khí cặn lắng. Nước thải sau khi qua ngăn 1 để tách cặn sẽ tiếp tục qua ngăn 2 để xử lý sinh học rồi qua ngăn lắng 3. Cặn lắng được lưu giữ trong bể từ 3-6 tháng. Dưới tác động của vi sinh vật yếm khí, các chất hữu cơ được phân hủy thành khí CO2, CH4 và các chất vô cơ. Bể tự hoại được thiết kế và xây dựng đúng kỹ thuật sẽ cho phép đạt hiệu suất lắng cặn trung bình 50-70% đối với cặn lơ lửng (TSS) và 25-45% đối với chất hữu cơ (BOD và COD). Các mầm bệnh có trong phân cũng được loại bỏ một phần trong bể tự hoại.
Phần nước trong phía trên sẽ được dẫn sang hệ thống xử lý nước thải tập trung để tiếp tục xử lý.
Hình 3.9. Hình ảnh mô phỏng cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn
- Thông số kỹ thuật các bể tự hoại: Hiện nay, tại Cơ sở đã xây dựng 03 bể tự hoại tại các vị trí sau:
+ Tại Xưởng may: Số lượng 01 bể tự hoại thể tích 50m3.
+ Tại Khu vực văn phòng: Số lượng 01 bể tự hoại thể tích 50m3. + Tại Khu Nhà vệ sinh chung: Số lượng 01 bể tự hoại thể tích: 50 m3.
- Kết cấu của các bể tự hoại: Thành bể được xây gạch đặc 220 vữa xi măng mác 75, đáy bể đổ bê tông cốt thép mác 200 dày 150mm, nắp bể đổ bê tông cốt thép mác 200 dày 100mm; lòng bể trát vữa mác 100 dày 25mm. Bên trong thành và lòng bể đánh lớp sika chống thấm.
- Cấu tạo của bể tự hoại gồm các hạng mục: Tê thu nước uPVC D110-PN6; ống thông hơi uPVC D60-PN6; Nắp thăm; Ống hút bùn uPVC D160-PN8; Tê uPVC D125-PN6 thoát nước thải; Ngăn chứa; ngăn lắng 1; ngăn lắng 2; Ngăn trung gian;...
Tổng thể tích các bể tự hoại: 150 m3
b. Công trình xử lý sơ bộ nước thải từ nhà bếp:
Đặc trưng của nước thải loại này là chứa hàm lượng dầu mỡ cao. Do vậy, nước thải từ nhà bếp sẽ được dẫn vào bể tách dầu mỡ trước khi xử lý tại bể lắng và bể khử trùng. Bể tách dầu mỡ hoạt động trên nguyên lý tách dầu mỡ nổi phía trên bề mặt, dựa trên sự chệnh lệch tỷ trọng giữa dầu mỡ và nước. Dầu mỡ có tỷ trọng nhẹ hơn, có xu hướng nổi lên trong nước với tốc độ phụ thuộc vào tỷ trọng, kích cỡ của hạt dầu mỡ;
đồng thời lắng tách cặn dưới đáy do tỷ trọng của cặn thường nặng hơn nước. Kết cấu bể tách dầu mỡ có 2 ngăn thông nhau. Ngăn thứ nhất để tách rác, lắng cặn có kích thước lớn và điều chỉnh lưu lượng. Ngăn thứ 2 để tách dầu mỡ và tiếp tục lắng cặn. Tại ngăn thứ 2 có lắp đặt tấm chắn rác, có các lỗ thoát nhỏ hơn, nhằm mục đích tách được lớp dầu mỡ và rác kích thước nhỏ. Chức năng này giúp cho bể lọc tách dầu mỡ làm việc ổn định mà không bị nghẹt rác. Cặn được thu gom định kỳ để đảm bảo hiệu quả của hệ thống. Phần nước sau khi tách dầu, mỡ sẽ theo đường ống và chảy về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 40 m3/ngày.đêm.
Đầu vào Dầu thu hồi Đầu ra
Hiện nay, tại Cơ sở đã xây dựng 1 bể tách dầu mỡ với thể tích 5,76m3. - Kích thước bể: dài x rộng x cao = 2,4mx1,2mx2m.
- Kết cấu của các bể: Thành bể được xây gạch đặc 220, đáy bể đổ bê tông M200, nắp bể đổ bê tông M200; lòng bể trát VXM và chống thấm.
c. Công trình xử lý sơ bộ nước thải từ xưởng giặt:
Hoạt động tại phòng giặt chỉ thực hiện khi có yêu cầu của khách hàng về độ co hoặc sản phẩm có dính bụi, bẩn. Theo số liệu thống kê tại Chương 1, lượng nước thải phát sinh tại xưởng giặt hiện nay khoảng 6 m3/ngày. Công đoạn giặt tại Cơ sở chỉ sử dụng nước, bột giặt thông thường, hồ mềm nên có đặc tính như nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình thông thường. Toàn bộ lượng nước thải này sẽ được thu gom bằng hệ thống rãnh thu xây ngầm trong xưởng giặt có kích thước 40x40cm chảy vào bể lắng có thể tích khoảng 3,0m3 để lắng, lọc cặn vải. Sau đó, thu gom về HTXL nước thải tập trung công suất 40m3/ngày.đêm.
d. Công trình xử lý nước thải từ hệ thống làm mát và lọc bụi nhà xưởng:
Toàn bộ lượng nước làm mát nhà xưởng sau khi phun vào các tấm làm mát sẽ chảy xuống các hố lắng thể tích khoảng 5m3 xây dựng phía dưới vị trí lắp đặt tấm làm mát để lắng cặn sau đó tuần hoàn lại bằng đường ống uPVC D27. Định kỳ, Chủ cơ sở sẽ bổ sung lượng thất thoát do bốc hơi.
e. Công trình xử lý nước thải từ hệ thống xử lý khí thải lò hơi:
Lượng dung dịch hấp thụ thải ra từ tháp hấp thụ khí thải lò hơi sẽ theo đường ống uPVC D90 dẫn về bể lắng có thể tích khoảng 3,0m3 (1,5m x 2,0m x 1,0m) để lắng cặn. Tại đây, sản phẩm của quá trình hấp thụ sẽ được lắng xuống đáy bể. Phần nước phía trên được bơm tuần hoàn lại tháp hấp thụ bằng đường ống uPVC D90. Để đảm bảo hiệu quả xử lý, định kỳ phần bùn cặn sẽ được nạo hút. Chủ đầu tư bổ sung định kỳ lượng dung dịch hấp thụ thất thoát do quá trình bốc hơi thông qua hệ thống bơm định lượng.
f. Hệ thống xử lý nước thải tập trung:
Để đảm bảo xử lý toàn bộ lượng nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt phát sinh, Chủ cơ sở đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 40 m3/ngày.đêm. Công trình do Công ty TNHH Xây dựng và Môi trường Minh Phát - địa chỉ: Số 11, Ngõ 1 Cầu Đơ, Phường Hà Cầu, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội thi công cải tạo, được bàn giao và đi vào vận hành từ năm 2020 (Biên bản nghiệm thu công trình được đính kèm Phụ lục báo cáo). Công trình hoạt động dựa trên quy trình công nghệ xử lý như sau:
Hình 3.11. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung công suất 40 m3/ngày đêm Nước thải sau xử lý đạt
QCVN 13-MT:2015/BTNMT cột A
Chất khử trùng Nước thải
Bể thu gom
Nén bùn
Bể điều hòa
Bể xử lý thiếu khí
Bể xử lý hiếu khí 1,2
Bể lắng lọc màng MBR
Máy thổi khí
Bể chứa bùn
Bơm tuần hoàn bùn sau
khi rửa màng Tuần hoàn bùn
Bể hút/rửa màng
Hình 3.12. Hình ảnh công trình xử lý nước thải tập trung Thuyết minh nguyên lý và quy trình xử lý:
- Bể thu gom:
Toàn bộ nước thải (sau khi xử lý sơ bộ) được thu gom về hố thu. Ngoài tác dụng lắng cặn và tách rác, hố thu sẽ giúp ổn định lưu lượng nước thải trước khi vào bể điều hòa. Tại hố thu, bố trí lắp đặt song chắn rác dạng thô nhằm loại bỏ rác có kích thước lớn lẫn trong nước thải giúp các thiết bị và các quá trình xử lý phía sau không bị ảnh hưởng bởi rác thải.
- Bể điều hòa:
Do đặc tính về lưu lượng xả nước là khác nhau vào mỗi thời điểm trong ngày của nhà máy. Tình trạng lượng nước thải xả ra cục bộ vào những giờ cao điểm như vậy nếu không có bể điều hòa sẽ dẫn đến tính trạng tràn ứ khi các bơm không chạy kịp.
Đồng thời, các quá trình xử lý sinh học phía sau bể điều hòa sẽ không đủ thời gian xử lý và lượng hóa chất cấp không đủ để xử lý hết các chất ô nhiễm trong nước thải. Vì vậy, bể Điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải nhằm khắc phục các vấn đề phát sinh có ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của các quá trình tiếp theo. Các lợi ích của việc điều hòa trong xử lý nước thải:
(1) Quá trình xử lý sinh học được nâng cao do không bị hoặc giảm đến mức thấp nhất hiện tượng “shock” tải trọng.
(2) Chất lượng nước thải sau xử lý được cải thiện do tải trọng chất thải lên các công trình được ổn định.
Trong bể điều hòa, bố trí hệ thống phân phối khí kết hợp đĩa phân tán khí thô giúp đồng đều các thành phần ô nhiễm trong nước thải.
- Bể xử lý sinh học thiếu khí:
Tại bể thiếu khí, NO3- trong nước thải sinh ra từ quá trình oxy hóa amoni ở trong bể hiếu khí được bơm tuần hoàn về bể thiếu khí, cùng với bùn hoạt tính, và nước thải nạp vào, với điều kiện thiếu oxy (anoxic), quá trình khử NO3- thành N2 tự do được thực hiện và N2 tự do sẽ thoát ra ngoài không khí. Hàm lượng Nitơ tổng trong nước thải giảm xuống mức cho phép. Quá trình chuyển hóa Nitơ hữu cơ trong nước thải dưới dạng amoni thành nitơ tự do được diễn ra theo 2 bước liên quan đến 2 loại vi sinh vật tự dưỡng Nitrosomonas và Nitrobacter:
Quá trình Nitrification: NH4+ + 1.5 O2 => NO2- + 2H+ + H2O Quá trình Denitrification: NH4+ => NO2- => NO3- => N2
Ngoài ra, trong bể sinh học thiếu khí có bố trí giá thể vật mang vi sinh dạng cầu tròn D160 giúp vi sinh vật có nhiều nơi trú ngụ, lượng sinh khối tăng lên so với bể sinh học chỉ có bùn hoạt tính truyền thống. Nhờ đó, quá trình phân hủy vi sinh sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Đồng thời, làm giảm lượng vi sinh trôi theo dòng nước về bể xử lý hiếu khí.
- Bể xử lý sinh học hiếu khí:
Bể xử lý sinh học hiếu khí sử dụng các loại vật liệu mang vi sinh di động kích thước 25mmx10mm, diện tích tiếp xúc bề mặt 5200m2/m3. Điều này giúp cho mật độ vi sinh trong bể lớn hơn do vi sinh vật dính bám trên các hạt vật liệu mang. Đồng thời, các hạt vật liệu mang liên tục di chuyển trong bể hiếu khí giúp cho khả năng tiếp cận và xử lý các chất bẩn trong nước thải hiệu quả hơn.
Việc áp dụng các kĩ thuật trên nhằm tăng hiệu quả xử lý của bể hiếu khí trên cùng một đơn vị thể tích. Tuy nhiên, chúng vẫn tuân theo các giai đoạn của một bể sinh học hiếu khí thông thường như sau:
Nước thải sau bể thiếu khí được chảy sang bể xử lý hiếu khí 1 (7m3) và từ bể hiếu khí 1 sẽ chảy sang bể hiếu khí 2 (8,8m3). Tại đây, nước thải được tiếp xúc với vi sinh hiếu khí có sẵn trong bể và được cấp khí liên tục với DO 3mg/l, yêu cầu bắt
Các giai đoạn xảy ra trong quá trình xử lý hiếu khí gồm:
Giai đoạn 1: Oxi hóa các chất hữu cơ có trong nước thải để cung cấp năng lượng cho tế bào:
PTHH: CxHyON + n O2 x CO2 + yH2O + NH3
Giai đoạn 2: Tổng hợp tế bào mới:
PTHH: CxHyOzN + NH3 + O2 x CO2 + C5H7NO2
Giai đoạn 3: Hô hấp nội bào
PTHH: C5H7NO2 + 5O2 → xCO2 + H2O NH3 + O2 → O2 + HNO2 → HNO3
Nước thải dưới tác động của vi sinh vật sau quá trình xử lý hiếu khí các chất gây ô nhiễm như BOD, COD, N, P đã được biến đổi thành dạng khí, hàm lượng các chất ô nhiễm được giảm đi đáng kể trước khi chuyển qua quá trình xử lý tiếp theo. Một phần bùn thải từ bể hiếu khí được bơm tuần hoàn lại bể thiếu khí để bổ sung VSV cho bể.
- Bể lắng lọc màng MBR:
Nước sau xử lý sinh học được đưa sang bể lắng lọc màng MBR (10m3). Trong bể, lắp đặt ống lắng trung tâm để phân ly hỗn hợp bùn - nước. Bùn có trọng lượng lớn sẽ tự lắng xuống dưới, nước trong sẽ dâng lên phía trên sẽ chảy ra bể lọc màng MBR để tiếp tục xử lý.
Công nghệ MBR sử dụng các màng lọc đặt ngập trong bể xử lý sinh học hiếu khí hoặc bể lọc màng. Nước thải được xử lý bởi bùn sinh học và lượng bùn này sẽ được giữ lại bởi quá trình lọc qua màng, nâng cao hiệu quả khử cặn lơ lửng trong nước sau xử lý. Hàm lượng cặn lơ lửng bên trong bể sinh học sẽ gia tăng nhanh chóng làm cho khả năng phân huỷ sinh học các chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào cũng tăng theo. Ngoài ra, nước thải sau xử lý còn loại bỏ cặn lơ lửng và có độ trong suốt cao.
Cấu tạo của màng MBR dạng tấm phẳng với kớch thước lỗ màng là 0,1-0,4àm.
Màng chỉ cho nước sạch đi qua, còn các chất rắn lơ lửng, hạt keo, vi khuẩn, một số virus và các phân tử hữu cơ kích thước lớn... sẽ được giữ lại trên bề mặt màng. Nước sạch sẽ theo đường ống thoát ra ngoài nhờ hệ thống bơm hút. Bên cạnh đó, máy thổi sẽ cấp khí liên tục cho hệ vi sinh hoạt động và tạo áp lực lên thành sợi màng thổi bung các cặn bùn bám trên thân màng, đảm bảo màng sẽ không bị tắc nghẽn trong suốt quá trình hoạt động. Bùn thải từ bể lắng lọc màng MBR được định kỳ bơm về bể chứa bùn.
Sau đó, hợp đồng với đơn vị có chức năng hút và xử lý theo quy định.
- Bể hút/rửa màng:
Nước thải sau khi qua bể lắng lọc màng MBR sẽ theo đường ống chảy vào bể hút/rửa màng. Bơm rửa màng cấp nước sạch để rửa trôi làm sạch màng không bị tắc nghẽn. Bùn tách ra khỏi màng lọc sẽ được hồi lưu về bề điều hòa bằng khí Elip Pump.
- Khử trùng:
Nước thải ra khỏi bể lọc màng MBR sẽ được đi qua cột khử trùng có chứa hóa chất khử trùng nước thải là ChloramineB 70% viên nén để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh. Nước ra khỏi cột khử trùng đạt tiêu chuẩn xả thải QCVN 13:2015/BTNMT - cột A sẽ thoát vào hệ thống thoát nước chung của khu vực, rồi chảy ra nguồn tiếp nhận cuối cùng là sông Cà Lồ.
- Bể chứa bùn:
Bùn thải từ bể lắng được thu gom về bể chứa bùn (6,3 m3), bùn sẽ được hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý theo quy định.
Toàn bộ hệ thống bơm, máy thổi khí, chỉ thị mức được điều chỉnh bởi tủ điện trong phòng điều hành.
* Hiệu quả xử lý:
Từ hoạt động của Cơ sở trong thời gian qua cho thấy: Công trình xử lý nước thải công suất 40 m3/ngày đêm hiện nay hoạt động hiệu quả. Nước thải sau xử lý đạt QCVN 13-MT:2015/BTNMT, cột A - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm (hệ số Kq = 0,9; Kf = 1,2) trước khi xả ra nguồn tiếp nhận là hệ thống thoát nước chung của khu vực. Sau đó, nước thải của cơ sở cùng các nguồn thải khác chảy ra nguồn tiếp nhận cuối cùng là sông Cà Lồ.
(Các kết quả quan trắc chất lượng nước thải thực hiện định kỳ năm 2021 và năm 2022 của Cơ sở được đính kèm Phụ lục báo cáo).
* Các loại hóa chất sử dụng cho hoạt động xử lý nước thải:
Hiện nay, Cơ sở đang sử dụng Chloramine B để khử trùng nước thải với khối lượng khoảng 10kg/năm.
* Thông số ký thuật:
Các hạng mục công trình của hệ thống xử lý nước thải công suất 40m3/ngày.đêm có thông số kỹ thuật như sau:
Bảng 3.4. Thông số các hạng mục công trình của trạm xử lý công suất 40m3/ngày.đêm
TT Thiết bị Số lượng
Kích thước (DàixRộngxCao)mm
Kết cấu
1 Bể thu gom 01 1800x1800x2500 - Bê tông bể M250, đá 1x2 - Lót móng bằng bê tông M100, đá 4x6
- Xây tường bằng gạch đặc M75, VXM M75
- Trát mặt ngoài bể bằng VXM M75 dày 20mm
- Trát mặt trong bể bằng VXM M100 dày 25mm. Đánh màu bằng xi măng nguyên chất.
- Ngâm chống thấm bể bằng nước xi măng hàm lượng 5kg/m3
2 Bể điều hòa 01 1800x1800x2500 3 Bể thiếu khí 01 2200x2200x2500 4 Bể hiếu khí
- Bể 01 2000x1400x2500
- Bể 02 1600x2200x2500
5 Bể lắng lọc 01 2000x2000x2500 6 Bể hút/rửa
màng 01 2000x1600x2500
7 Bể chứa bùn 01 1800x1400x2500
(Ghi chú: Bản vẽ hoàn công công trình xử lý nước thải công suất 40 m3/ngày.đêm) Bảng 3.5. Thông số các thiết bị của hệ thống XLNT tập trung
STT Thiết bị Đặc tính Đơn vị Số lượng
1 Song chắn rác thô
- Chế tạo bằng inox SUS 304 - Kích thước = 1.0mx1.0m - Khe hở 8.0mm-10mm
Bộ 1
2
Hệ thống phân phối khí thô bể điều hòa, bể thu gom
Dạng ống PVC phân phối khí kết hợp đĩa phân tán khí thô điều tiết nồng độ chất bẩn trong bể điều hòa, trộn hóa chất trong bể tiếp nhận nước thải
Hệ
thống 1
3
Giá thể vật mang vi sinh yếm khí dạng cầu tròn D160
S/V > 500m2/m3 Chất liệu nhựa PVC
Kích thước: Đường kính D160, hình cầu
Hệ
thống 1
4 Hệ thống sàn giá
đỡ giá thể yếm khí Inox 304, hộp 20x40, 40x40 Hệ
thống 1
5 Hệ thống cấp khí
- Máy thổi khí đặt cạn.
- Lưu lượng: Q = 2.14 m3/phút - Cột áp: 2m
- Động cơ: 2.2kw/50Hz/3 pha
Hệ
thống 1
- Ống dẫn khí bên ngoài bể xử lý.
- Ống PPR, PN10, Tiền Phong,...
6 Giá thể vi sinh di động
- Chế tạo bằng nhựa PE
- Kích thước: DxH = 25mmx10mm - Diện tích tiếp xúc bề mặt:
5200mm2/m3
Hệ
thống 1
7
Hệ thống phân phối khí bể hiếu khí
- Ống phân phối, đĩa khí dạng bọt mịn - Đường kính D = 34-60mm
- Ống dẫn khí dưới đáy bể (phần ngập nước bằng uPVC, class2)
- Dạng lắp đặt cố định dưới đáy bể
Hệ
thống 1
8 Hệ thống sàn giá đỡ giá thể hiếu khí
- Inox 304, hộp 20x40, 40x40.
- Lưới Inox chặn giá thể, mắt lưới 0.5x0.5cm
Hệ
thống 1
9 Bơm chìm nước thải
- Lưu lượng: 8-10 m3/h, H = 6-10m - Công suất: 0.4kW, 3 pha 50Hz, 380V - Chất liệu: Inox
Cái 4
10 Hệ thống trợ lắng
- Vật liệu chế tạo: Nhựa PE - Kích thước: 1000x500mm - Khung giá đỡ: SUV 304
Hệ
thống 1
11
Hệ thống đảo trộn nước thải và hóa chất khử trùng
Ống phân phối khí đục lỗ Hệ
thống 1
12
- Module màng lọc MBR
- Hệ thống bơm hút rửa màng
- Phụ kiện đồng bộ
Dạng cố định hai đầu Modul 1
13 Hệ thống đường ống công nghệ
- Ống dẫn nước thải, Ống dẫn bùn các loại
- Van khóa các loại - Hệ đường ống hóa chất
- Bulong bắt ống và linh kiện giữ ống đi kèm
Hệ
thống 1
14
Hệ thống điện điều khiển toàn bộ trạm xử lý
Cáp điện, tủ điện, các thiết bị tự động
hóa, hệ thống điều khiển tự động Bộ 1 (Ghi chú: Bản vẽ hoàn công công trình xử lý nước thải công suất 40 m3/ngày.đêm).