CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
3.7. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
3.7.2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung
Để phòng ngừa sự cố xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống, Chủ cơ sở đã ban hành sổ tay “Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý” và thực hiện các biện pháp sau:
a. Biện pháp phòng ngừa sự cố:
- Trước khi vận hành:
+ Tiến hành kiểm tra hoạt động toàn bộ động cơ, thiết bị và hóa chất của hệ thống,…
+ Đọc kỹ hướng dẫn vận hành, hướng dẫn an toàn động cơ, thiết bị điện, hóa chất trước khi sử dụng.
+ Yêu cầu cán bộ kỹ thuật tuân thủ đúng quy định vận hành đã được hướng dẫn.
- Trong quá trình vận hành:
Hệ thống xử lý nước thải hoạt động theo 02 chế độ: Bán tự động và thủ công.
Tất cả các thiết bị đều vận hành theo 02 chế độ tự động (AUTO) và bằng tay (MAN).
+ Ở chế độ bán tự động: thiết bị hoạt động theo phao báo mức nước và theo role thời gian cài đặt trong tủ điện. Trước khi vận hành, kiểm tra thiết bị trước khi vận hành: Kiểm tra hoạt động của các máy bơm, máy thổi khí và bổ sung hóa chất cần thiết.
+ Ở chế độ bằng tay: Thiết bị hoạt động không theo phao báo mức và không theo role thời gian trong tủ điện. Chế độ bằng tay thường sử dụng khi gặp sự cố hoặc không kiểm soát được quá trình hoạt động tự động của thiết bị.
b. Biện pháp bảo dưỡng và khắc phục sự cố:
- Biện pháp kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị được Cơ sở thực hiện như sau:
Bảng 3.10: Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị của HTXL nước thải
Hạng mục Tần suất Trọng điểm kiểm tra
Bơm nước thải đầu vào 01 lần/ngày
Kiểm tra bơm có hỏng hóc hay hoạt động bất thường không (bơm bị nóng hoặc phát tiếng kêu lạ).
Máy thổi khí 01 ngày/lần
Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy, mô tơ 01 ngày/lần.
Mở nắp buồng khí, kiểm tra lưới lọc có bị tắc, bẩn không.
Bơm định lượng hoá
chất 01 lần/tuần
Kiểm tra bơm có hỏng hóc hay hoạt động bất thường không (bơm bị nóng hoặc phát tiếng kêu lạ)
Lượng nước bơm có đủ không
Bơm nước thải ra
mạng lưới thoát nước 01 lần/tuần
Kiểm tra bơm có hỏng hóc hay hoạt động bất thường không (bơm bị nóng hoặc phát tiếng kêu lạ)
Lượng nước bơm có đủ không
Điều tiết khống chế mực nước có bình thường không
Thiết bị khuấy trộn
chìm 01 lần/tuần
Kiểm tra thiết bị khuấy trộn xem có hỏng hóc hay hoạt động bất thường không
Kiểm tra bộ cảm biến rò rỉ điện từ xem có hoạt động bất thường không
Hộp điều khiển 01 lần/tuần
Kiểm tra công tắc không có dây cầu chì xem có bị nhảy do quá tải hay chập mạch không
Kiểm tra công tắc điện từ có bị nhảy do chập mạch hay quá tải không
Nếu hộp điều khiển có hiện tượng hỏng hóc phải gọi người có chuyên môn về điện xử lý.
Tắt nguồn trước khi sửa chữa; khi cho hệ thống chạy không tải cần chú ý nguồn điện không được cung cấp quá phụ tải, tránh sự cố
Bể điều hoà, bể sinh
học, bể khử trùng 03 tháng/lần
Có nhiều cặn, cặn nổi không Nước đầu ra có bị cặn thô không Xả bùn và rác khi bể lắng có vấn đề c. Phương án phòng chống, ứng phó sự cố HTXL nước thải:
- Khi có sự cố xảy ra nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân sự cố và khắc phục kịp thời không để nước thải chưa xử lý ra ngoài môi trường. Hệ thống tạm thời dừng hoạt động để khắc phục sự cố. Khi khắc phục sự cố, vận hành thử lại nếu ổn định tiếp tục hoạt động. Cụ thể:
+ Đối với sự cố vượt tải:
Trạm xử lý nước thải được thiết kế với công suất Q = 40 m3/ngày.đêm. Hệ thống được thiết kế đảm bảo hiệu quả xử lý cả khi vượt tải 120% công suất trong trường hợp sự cố, bất thường. Một số biện pháp, yếu tố được xét đến để hệ thống có thể đảm bảo xử lý hiệu quả khi vượt tải:
Tăng dung tích chứa (dung tích hữu ích) các khối bể xử lý chính: Bể thiết kế với chiều cao bảo vệ 0,3 - 0,5m. Trong trường hợp vượt tải, lưu lượng bơm được điều chỉnh tăng lên.
Tăng khả năng xử lý của vi sinh trong bể sinh học: tăng nồng độ bùn trong khối bể để tăng hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm, bằng cách điều chỉnh tăng lượng chất dinh dưỡng.
+ Sự cố tắc nghẽn hệ thống: Hút bùn từ ngăn lắng tránh để xảy ra tắc nghẽn hệ thống.
+ Sự cố hỏng máy bơm, mất điện: Nhanh chóng thay thế máy bơm, sử dụng máy phát điện dự phòng để tránh tình trạng nước thải ra khỏi hố bơm.
+ Biện pháp thay thế, bảo trì thiết bị: Nhà thầu bố trí thiết bị dự phòng đối với các thiết bị quan trọng trong hệ thống (bơm nước thải, máy thổi khí,...) để đảm bảo hệ thống có thể hoạt động liên tục. Trong trường hợp hỏng hóc cần thay thế hoặc bảo trì thiết bị thì sử dụng thiết bị dự phòng để đảm bảo điều kiện hoạt động của hệ thống.
- Khi sự cố vượt tầm kiểm soát của nhân viên vận hành hệ thống nhanh chóng thuê đơn vị chức năng đến khắc phục sự cố. Các bước thực hiện cơ bản như sau:
+ Bước 1: Nhân viên vận hành đóng van xả nước thải ra nguồn tiếp nhận, ngắt nguồn điện cung cấp cho hệ thống.
+ Bước 2: Giảm lượng nước thải phát sinh (Tạm dừng hoạt động sản xuất của Công ty).
+ Bước 3: Thông báo với cơ quan chuyên môn về tình trạng của hệ thống.
+ Bước 4: Thuê đơn vị có chuyên môn kịp thời khắc phục hệ thống.
+ Bước 5: Kiểm tra tình trạng sau khi khắc phục, chạy thử lại hệ thống trước khi hoạt động bình thường trở lại.