CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
3.2.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
Các công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải phục vụ hoạt động sản xuất của Cơ sở và đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc xác nhận tại Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 1989/GXN-STNMT ngày 06/08/2019.
a. Biện pháp giảm thiểu bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động của phương tiện vận chuyển:
- Bố trí các bãi đỗ xe gần khu vực cổng ra/vào. Các phương tiện giao thông của CBCNV và khách hàng đến làm việc được đỗ tại khu vực nhà xe (không đi trong khuôn viên Dự án). Hệ thống đường giao thông nội bộ và khu vực bãi đỗ xe được bê tông hoá để hạn chế phát tán bụi.
- Các xe vận chuyển nguyên, vật liệu và sản phẩm đều có thùng kín, còn niên hạn sử dụng, đảm bảo về tiêu chuẩn khí thải theo quy định tại “Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg ngày 10/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ”.
- Các xe vận chuyển được đăng kiểm định kỳ theo đúng quy định.
- Xe vận chuyển và các máy móc sử dụng luôn được kiểm tra kỹ thuật và bảo dưỡng định kỳ.
- Công nhân lái xe đang làm việc tại Cơ sở đều cam kết tuân thủ các quy định của Luật An toàn giao thông đường bộ; vận chuyển nguyên, vật liệu đúng tải trọng và chạy với tốc độ đúng quy định để tránh phát tán bụi ra môi trường cũng như phòng ngừa tai nạn giao thông.
- Không cho xe nổ máy khi đang giao, nhận hàng.
- Bố trí công nhân thường xuyên vệ sinh, thu gom rác thải trong khuôn viên và tưới nước giảm bụi cho khu vực sân, đường nội bộ, xung quanh cổng ra/vào với tần suất 01 lần/ngày (hoặc 02 lần/ngày khi thời tiết nắng nóng).
- Trồng, chăm sóc và duy trì thảm cây xanh, vườn hoa trong khuôn viên để cải thiện môi trường, giảm thiểu tác động của tiếng ồn và bụi từ hoạt động giao thông.
b. Biện pháp giảm thiểu bụi vải từ các xưởng cắt, may:
Đặc trưng của Cơ sở là phát sinh bụi vải ở hầu hết các công đoạn sản xuất nên Chủ cơ sở thực hiện các biện pháp giảm thiểu sau:
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân như: mũ, khẩu trang, găng tay,…
- Lắp đặt cửa sổ và quạt thông gió công nghiệp, điều hòa cây, quạt treo tường, quạt trần để trao đổi không khí bên trong và bên ngoài xưởng. Số lượng và các thông số của các thiết bị thông gió mỗi nhà xưởng như sau:
+ Cửa thông gió: Mỗi nhà xưởng được bố trí 04 cửa thông gió có kích thước 3x2m bằng khung nhôm.
+ Hệ thống quạt hút công nghiệp: Mỗi nhà xưởng đều được bố trí hệ thống quạt công nghiệp với công suất 290W; tốc độ 1.400 vòng/phút; độ ồn 68dBA và lưu lượng gió thổi là 18.120 m3/h.
+ Hệ thống quạt gió tại vị trí công nhân làm việc: Công suất 50W; nguồn điện 220V-50Hz. Các quạt này được lắp để làm mát và thông thoáng nhà xưởng chủ yếu cho công nhân cắt may và khu vực phát sinh khí nóng.
+ Hệ thống quạt trần: Công suất 36-55kW; nguồn điện 220V-50Hz.
+ Quạt điều hòa: Công suất 180W; nguồn điện 220V-50Hz.
Bảng 3.6. Thống kê số lượng quạt thông gió tại Cơ sở TT Hạng mục công trình Đơn vị Số lượng
1 Quạt công nghiệp đứng Cái 50
2 Quạt công nghiệp treo tường Cái 40
3 Quạt treo tường gia đình Cái 50
4 Quạt điều hòa Cái 20
5 Quạt trần Cái 35
- Tại đầu mỗi nhà xưởng, lắp đặt hệ thống các tấm làm mát và lọc bụi bằng Xenlullo ép sợi thủy tinh.
+ Đối với các tấm làm mát và lọc bụi bằng Xenlullo ép sợi thủy tinh có đặc tính chịu nước và chống rêu (loại 15x30x1500mm). Bên trên tấm làm mát là đường ống PVC dẫn và phun nước vào tấm làm mát, bên dưới là rãnh thu nước về bể chứa.
Khi quạt hút hoạt động, bụi, khí nóng và hơi keo trong xưởng sẽ được hút ra ngoài pha loãng trong môi trường làm nồng độ giảm xuống. Nhờ sự chênh lệch áp suất, không khí từ bên ngoài sẽ đi vào bên trong xưởng qua các tấm làm mát có dòng nước chảy từ trên xuống. Bụi bẩn và một số tác nhân ô nhiễm trong không khí sẽ bị hấp thụ vào nước và dính bám trên các tấm làm mát, không khí trở nên lạnh hơn và di chuyển vào bên trong tạo môi trường làm việc có nhiệt độ bình quân 26 - 280C. Dòng nước chảy qua các tấm làm mát sẽ được thu về bể lắng có thể tích khoảng 5m3 để lắng cặn bằng các đường ống D27 trước khi bơm tuần hoàn để tái sử dụng.
Hình 3.15. Hình ảnh tấm làm mát tại Nhà xưởng
Lượng nước thất thoát do bay hơi sẽ được bơm bổ sung hàng ngày. Định kỳ, nhân viên sẽ tiến hành vệ sinh các tấm làm mát và nạo vét bùn cặn tại bể lắng.
c. Công trình xử lý bụi và khí thải từ lò hơi:
Hiện nay, Cơ sở đang sử dụng 01 lò hơi đốt than công suất 1.5T/h được lắp đặt và nghiệm thu đưa vào sử dụng từ năm 2015. Kết cấu chính của lò hơi gồm có:
- Buồng đốt: Gồm tổ hợp các ống nước làm bằng ống thép đúc nhận nhiệt bức xạ và đối lưu.
- Thân lò: Gồm tổ hợp các ống lửa làm bằng ống thép nhận nhiệt đối lưu. Các ống lửa được phân làm 2 pass để nâng cao hiệu quả truyền nhiệt.
- Hệ thống các thiết bị xử lý khí thải.
- Toàn bộ cụm sinh hơi được đỡ trên bệ đỡ. Hệ thống cầu nhiên liệu và sàn thao tác cho phép thực hiện các thao tác tại mọi vị trí cần thiết.
Trong quá trình vận hành lò, việc đốt cháy nhiên liệu là than sẽ phát sinh ra bụi và các chất khí gây ô nhiễm môi trường. Để xử lý khí thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu, Nhà sản xuất đã lắp đặt đồng bộ thiết bị xử lý đồng bộ với lò với công suất như sau:
- Quy mô công suất: 7,5kW - Lưu lượng: 100 m3/h
- Chế độ vận hành: Tự động, liên tục
- Định mức tiêu hao điện năng: 20 kWh/ngày
- Quy chuẩn áp dụng: Chất lượng khí thải đầu ra sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT (hệ số Kp = 1; Kv = 0.8).
Công nghệ xử lý khí thải của lò hơi được tiến hành theo quy trình chung như sau:
Hình 3.16. Sơ đồ công nghệ xử lý bụi và khí thải lò hơi
Hình 3.17. Hình ảnh hệ thống xử lý khí thải lò hơi Khí thải từ quá trình
đốt cháy nhiên liệu
Bộ trao đổi nhiệt bằng nước
Nước sạch Nước
Cyclon tách bụi khô Tro, bụi
Thiết bị trao đổi nhiệt
Tháp hấp thụ Nước
Quạt ly tâm Dung dịch nước
vôi + nước Bùn thạch cao
Ống khói thoát ra môi trường
* Thuyết minh quy trình công nghệ:
Khói thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu của lò hơi có đặc trưng là chứa bụi, các chất ô nhiễm và có nhiệt độ cao. Toàn bộ dòng khói thải này sẽ được quạt hút dẫn qua bộ trao đổi nhiệt bằng nước (bố trí bên trong khu vực lò hơi). Tại đây, dòng khí sẽ được làm mát gián tiếp bằng nước để hạ nhiệt độ.
Hình 3.18. Hình ảnh bộ trao đổi nhiệt bằng nước
Sau khi qua bộ trao đổi nhiệt, dòng khí thải được đưa qua thiết bị Cyclon để tách loại phần lớn tro bụi nhờ lực ly tâm và trọng lực. Nguyên lý lọc bụi tại Cyclon như sau: Luồng khí chứa bụi đi vào thân của Cyclon theo hướng vuông góc. Sau đó, luồng khí thải xoáy xuống dần dọc theo chiều cao của thiết bị gặp thân ống hình phễu.
Bụi đi chiều xoắn ốc nhờ tác động của quạt gió. Dưới tác dụng của lực ly tâm, bụi sẽ va vào thành thiết bị, mất quán tính và rơi xuống dưới đáy.
Bụi lắng ở đáy Cyclon được thu gom, quản lý theo chất thải và hợp đồng với đơn vị chức năng xử lý theo quy định.
Dòng khí sau khi tách bụi vẫn còn nhiệt độ cao nên tiếp tục được quạt hút dẫn qua bể trao đổi nhiệt theo phương pháp làm mát bằng nước để giảm nhiệt độ.
Hình 3.20. Hình ảnh bể trao đổi nhiệt
Nước được chứa đầy trong bể trao đổi nhiệt và bổ sung thường xuyên do thất thoát. Dòng khí sau khi qua bể trao đổi nhiệt được đưa đến tháp hấp thụ D800. Trong tháp, dung dịch hấp thụ Ca(OH)2 được cung cấp dưới dạng phun mưa từ trên đỉnh xuống các vật liệu đệm xếp chồng lên nhau. Khí và dung dịch hấp thụ đi qua lớp vật liệu đệm bằng chất liệu Ceramic để tạo bề mặt vật lý trơ. Dung dịch hấp thụ và hỗn hợp khí thải tiếp xúc, phản ứng với nhau tạo thành các muối trung hòa theo phản ứng:
SO2 + H2O -> H2SO3
H2SO3 + Ca(OH)2 -> CaSO3.2H2O SO3.2H2O + 1/2O2 -> CaSO4.2H2O CO2 + Ca(OH)3 -> CaCO3+ H2O
Ngoài ra, trong tháp hấp thụ cũng diễn ra phản ứng của NOx với nước hoặc CaCO3 (sản phẩm tạo thành giữa CO2 và Ca(OH)2):
3NO2+ H2O -> 2HNO3 + NO 2NO2 + CaCO3 → NaNO3 + CO2
Nhờ sự phân bố đều dung dịch trên toàn bộ tiết diện ngang, lớp vật liệu đệm đã làm cho khả năng tiếp xúc giữa dòng khí và dung dịch tăng cao, tăng hiệu quả xử lý.
Ngoài ra, trong tháp hấp thụ, thành phần bụi của dòng khí cũng được giữ lại theo nguyên tắc quán tính va đập. Bụi lẫn trong khói sẽ va đập với màng dung dịch, hút
nước và nặng thêm. Hạt bụi mất động năng và tách khỏi dòng khói, lắng đọng xuống đáy tháp. Khí thải sau xử lý đạt giới hạn cho phép theo QCVN 19:2009/BTNMT, cột B (hệ số Kp = 1; Kv = 0.8) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ sẽ theo ống thoát khí DN250 thoát ra ngoài môi trường. Phần dung dịch hấp thụ rơi ngược xuống đáy tháp và bơm vào bể chứa để tuần hoàn trở lại để chuẩn bị cho chu trình mới nhờ bơm ly tâm trục đứng. Lượng dung dịch hao hụt do bay hơi trong quá trình được bổ sung tự động nhờ van áp lực hoạt động theo mực nước. Phần bùn cặn dưới đáy bể được hợp đồng với đơn vị chức năng hút và xử lý theo đúng quy định.
- Thông số kỹ thuật của vật liệu đệm: Diện tích bề mặt lớn, mục đích nâng cao hiệu quả tiếp xúc giữa chất khí và chất lỏng. Chất liệu Ceramic V30x30x3.
Lớp vật liệu đệm và lớp tách ẩm sẽ được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ theo kế hoạch kiểm tra, bảo dưỡng toàn bộ hệ thống. Trường hợp không đáp ứng nhu cầu sử dụng sẽ được thay mới. Lớp vật liệu đệm và lớp tách ẩm thải sẽ được thu gom và hợp đồng với đơn vị chức năng xử lý.
Về bản chất, quy trình xử lý được diễn ra theo 02 cấp:
- Cấp 1: Quá trình tách bụi và hòa tan chất ô nhiễm:
Cho dòng khí tiếp xúc vật liệu đệm để tăng bề mặt tiếp xúc với dung dịch hấp thụ. Các chất khí ô nhiễm hòa tan sẽ được giữ lại nhờ phản ứng trung hòa và chảy xuống đáy tháp.
Hấp thụ là một quá trình truyền khối mà ở đó các phân tử khí chuyển dịch và hòa tan vào pha lỏng. Sự hòa tan có thể diễn ra đồng thời với một phản ứng hóa học giữa các hợp phần hoặc không có phản ứng hóa học. Quá trình hấp thụ gồm 3 bước:
Bước 1: Sự khuếch tán của các phân tử chất ô nhiễm ở thể khí trong khối khí thải đến đề mặt của dung dịch hấp thụ.
Bước 2: Xâm nhập và hòa tan các chất khí vào bề mặt dung dịch hấp thụ.
Bước 3: Khuếch tán các khí hòa tan trên bề mặt ngăn cách vào sâu trong chất lỏng hấp thụ.
- Cấp 2: Xử lý dung dịch tạo thành từ quá trình hấp thụ:
Dung dịch tạo thành từ quá trình hấp thụ sẽ rơi ngược xuống đáy tháp bơm vào
Hình 3.21. Hình ảnh mặt cắt Cyclon và tháp hấp thụ
* Hiệu quả xử lý:
Từ hoạt động của Cơ sở trong thời gian qua cho thấy: Công trình xử lý khí thải công suất 100 m3/h hiện nay hoạt động hiệu quả. Khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT, cột B (hệ số Kp = 1; Kv = 0.8) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ trước khi thải ra môi trường. (Các kết quả quan trắc chất lượng khí thải sau xử lý thực hiện định kỳ năm 2021 và năm 2022 của Cơ sở được đính kèm Phụ lục báo cáo).
Chủ cơ sở đã bố trí sàn thao tác lấy mẫu tại thoát khí theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định kỹ thuật quan trắc môi trường.
* Các loại hóa chất sử dụng cho hoạt động xử lý nước thải:
Hiện nay, Cơ sở đang sử dụng dung dịch Ca(OH)2 và nước để xử lý khí thải lfo hơi, trong đó:
- Dung dịch Ca(OH)2: 10 lít/ngày.
- Nước: 500 lít/ngày.
* Thông số kỹ của hệ thống:
Các thông số kỹ thuật của hệ thống xử lỹ khí thải lò hơi đã lắp đặt như sau:
Bảng 3.7: Bảng thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý khí thải lò hơi
TT Hạng mục Thông số Số
lượng Vật liệu 1 Bộ trao đổi nhiệt
bằng nước D=52mm; h=1.405mm 1 FRP
2 Quạt hút - Lưu lượng: 100m3/h
- Công suất: 3-5kw 1 FRP
3 Cyclon
- Kích thước:
+ Đường kính: D600 + Chiều cao: 2000mm
1 Thép CT3
4 Bể trao đổi nhiệt - Kích thước:
2200x1300x1200mm 1
Tường bể xây gạch
chỉ đặc VXM
M100#; trát ngoài
VXM M100#dày
20mm; trát trong VXM M100# dày 20mm
5 Tháp hấp thụ
- Kích thước DxH:
800x3000mm.
- Chân tháp cao: 700mm - Cấu tạo gồm:
+ Lớp vật liệu đệm Ceramic V30x30x3
+ Giàn phun nước: 02 giàn, kích thước ống DN25
+ Ống UPVC D42 xả đáy + Ống Inox đầu ra DN250 + Nắp thăm D400.
1 FRP
6 Bể chứa dung dịch tuần hoàn
- Kích thước:
1,5x2,0x1,0m 1
Tường bể xây gạch
chỉ đặc VXM
M100#; trát ngoài
VXM M100#dày
20mm; trát trong VXM M100# dày 20mm
7 Ống thoát khí H = 12m, D=800mm 1 FRP
* Nguồn tiếp nhận, vị trí xả khí thải và phương thức xả khí thải:
- Vị trí xả khí thải: Phường Phúc Thắng, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Tọa độ vị trí điểm xả khí thải (theo hệ tọa độ VN-2000, múi chiếu 30, kinh tuyến trục 1050) như sau:
X = 2349072 Y = 0574037 + Phương thức xả nước thải: Khí thải tự thoát ra môi trường + Chế độ xả khí thải: Xả gián đoạn.
Ngoài ra, để giảm thiểu tác động do khí thải lò hơi đến môi trường, Chủ cơ sở đang thực hiện các biện pháp sau:
- Bố trí khu vực lò hơi cách xa khu vực văn phòng, nhà ăn,...
- Trồng và duy trì hàng rào cây xanh xung quanh hệ thống có tác dụng cản trở sự lan truyền và hấp thụ các chất khí ô nhiễm.