1.2. Một số đặc điểm sinh lý của chó
1.2.4. Một vài chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó trưởng thành
Chỉ tiêu sinh lý của máu ở cơ thể chó khoẻ mạnh tương đối ổn định. Khi những chỉ tiêu này thay đổi vì bất kỳ lý do nào thì cơ thể đều rơi vào trạng thái bệnh lý. Dựa vào những thay đổi này ta có thể chẩn đoán được tình trạng bệnh lý của gia súc. Vì vậy, việc xét nghiệm các chỉ số sinh lý máu trở thành một bước quan trọng không thể thiếu trong công tác chẩn đoán.
Hàm lượng huyết sắc tố (g/dL)
Huyết sắc tố là thành phần chủ yếu của hồng cầu. Hàm lượng huyết sắc tố là số gam hemoglobin chứa trong dL máu (g/dL). Hemoglobin có chức năng vận chuyển khí O2 và CO2, vận chuyển các chất dinh dưỡng, điều hoà độ pH của máu, chức năng đệm (Bạch Quốc Tuyên, 1992).
Số lượng hồng cầu có tỷ lệ thuận với hàm lượng huyết sắc tố. Số lượng hồng cầu trong một mm3 máu giảm hoặc tăng hàm lượng huyết sắc tố cũng giảm hoặc tăng theo, đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong chẩn đoán bệnh.
Tỷ khối hồng cầu (%)
Tuỳ thuộc vào nhiều nguyên nhân mà tỷ khối hồng cầu có thể tăng hay giảm.
Theo Phạm Ngọc Thạch (2003) thì tỷ khối hồng cầu của chó khỏe từ 27,6 - 42,0%.
Thể tích trung bình của hồng cầu
Thể tích trung bình của hồng cầu là một chỉ tiêu đánh giá tình trạng sinh lý bình thường cũng như đánh giá tình trạng mất nước, thiếu máu của động vật. Áp suất thẩm thấu của máu hay huyết tương bao gồm áp suất thể keo do protein huyết tương tạo ra và áp suất thẩm thấu tinh thể được xác định bởi nồng độ muối hòa tan trong huyết tương. Cơ thể bình thường áp suất thẩm thấu của máu luôn ổn định do nước từ mô bào vào máu hay ngược lại một cách phản xạ do kích thước của hồng cầu thay đổi. Tuy nhiên khi chó mắc bệnh do Parvovirus gây mất nước và chất điện giải làm máu bị cô đặc, do đó thể tích trung bình hồng cầu giảm xuống.
Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (ρg)
Lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu là lượng huyết sắc tố chứa trong mỗi hồng cầu.
Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (g/l)
Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu là lượng huyết sắc tố chứa trong một lít hồng cầu.
Sức bền hồng cầu (%)
Sức bền hồng cầu là sức bền của màng hồng cầu ở nồng độ muối NaCl loãng.
Ở nồng độ muối NaCl loãng hồng cầu bắt đầu vỡ gọi là sức bền tối thiểu và ở nồng độ NaCl loãng toàn bộ hồng cầu vỡ gọi là sức bền tối đa của hồng cầu.
Khi cho hồng cầu vào dung dịch nhược trương thì hồng cầu sẽ phồng lên là nhờ màng hồng cầu có tính thẩm thấu. Nhưng sức bền đó chỉ có giới hạn nếu dung dịch quá nhược trương thì hồng cầu sẽ bị vỡ gọi là dung huyết. Ngược lại cho hồng cầu vào dung dịch ưu trương thì nó sẽ bị teo nhỏ lại. Trong dung dịch đẳng trương, hồng cầu sẽ giữ nguyên hình thái và thực hiện tốt chức năng của nó. Vì vậy việc thử sức kháng hồng cầu có ý nghĩa lớn trong việc bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp chó mắc bệnh do Parvovirus.
Số lượng bạch cầu (Giga/L)
Số lượng bạch cầu nhất định trong cơ thể mỗi loại động vật biến động phụ thuộc vào trạng thái sinh lý và bệnh lý của cơ thể. Cơ thể được bạch cầu bảo vệ bằng các hoạt động thực bào và tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
Và cùng với việc xét nghiệm hồng cầu, các xét nghiệm về bạch cầu cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
Công thức bạch cầu
Công thức bạch cầu là tỷ lệ phần trăm của 5 loại bạch cầu ái toan, ái kiềm, trung tính, lympho và đơn nhân lớn. Trong đó bạch cầu trung tính còn được phân chia thành bạch cầu trung tính nhân gậy và bạch cầu trung tính nhân đốt tuỳ thuộc vào sự thành thục của nhân. Công thức này ổn định khi con vật khoẻ mạnh nhưng khi con vật mắc bệnh thì nó sẽ thay đổi. Khi bị nhiễm trùng bạch cầu trung tính và đơn nhân lớn tăng đột ngột, còn trong khi đang bình phục thì lâm ba cầu tăng.
2.2.4.2. Một số chỉ tiêu sinh hóa của chó
Bình thường các thành phần hóa học của máu là không thay đổi. Trong tình trạng bệnh lý, đặc biệt là trường hợp rối loạn chức phận các cơ quan trong cơ thể như gan, thận dẫn đến sự thay đổi thành phần hóa học trong máu. Do đó những xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng giúp chúng ta chẩn đoán và theo dõi bệnh hiệu quả hơn.
GOT, GPT (u/l)
GOT và GPT là hai enzyme trao đổi amin (transaminase), có trong nhiều mô cơ thể. Trong số các enzyme trao đổi amin, GOT và GPT có hoạt tính cao nhất và có nhiều ứng dụng lâm sàng. GOT có nhiều ở tế bào cơ tim, GPT có nhiều ở tế bào nhu mô gan. GOT (glutamat Oxaloacetat Transaminase) hoặc AST (Aspartat transaminase), GPT (Glutamat pyruvat transaminase), hoặc ALT (Alanin transaminase). Chúng có vai trò xúc tác các phản ứng trao đổi amin. Chính vì vậy việc xác định hoạt độ GOT, GPT có ý nghĩa rất quan trọng, cho phép đánh giá mức độ tổn thương (hủy hoại) tế bào nhu mô gan.
Ure (mmol/l)
Chỉ số Ure huyết ở chó mắc bệnh cao hơn bình thường. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê sinh học (P < 0,05). Theo Đỗ Đình Hồ (2005), chỉ số urea huyết đánh giá thể tích huyết tương và áp suất máu. Chỉ số Urea huyết tăng do xuất huyết tiêu hóa làm giảm áp suất máu hoặc giảm thể tích huyết tương khi đó lưu lượng máu đến thận giảm làm cho Urea huyết tăng. Bởi khi chó bị nhiễm Parvovirus, cơ thể chúng sẽ bị suy yếu, gây suy tim, dẫn đến lượng máu đến thận giảm, dẫn đến Urea huyết tăng. Ngoài ra chó bị mất nước, ít tiểu cũng đều làm Urea huyết tăng.
Creatinine (àmol/l)
Creatinine là chất nitơ ổn định nhất trong máu, quá trình tổng hợp nội sinh không bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống hay thoái hóa protid (Đỗ Đình Hồ, 2005).
Việc sản xuất creatinine thực tế hàng ngày chỉ phụ thuộc vào khối lượng cơ bắp. Vì vậy, thông thường trong các bệnh về cơ, creatinine giảm.
Hàm lượng đường huyết (mmol/l)
Ở chó khỏe, hàm lượng đường huyết trung bình 5,29 ± 0,17 mmol/l
Độ dự trữ kiềm (mg%)
Độ dự trữ kiềm trong máu là lượng muối NaHCO3 tính bằng mg có trong 100ml máu (mg%). Trong quá trình trao đổi chất, cơ thể chủ yếu sản sinh ra axit, các muối kiềm trong máu có tác dụng trung hòa các axit đi vào máu, nhờ đó giữ cho độ pH của máu không đổi.
Bảng 1.1. Chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó khỏe
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Trị số
1 Hồng cầu 106/mm 5,5 - 8,5
2 Bạch cầu 103/mm3 6 - 18
3 Hemoglobin g/100ml 12 - 8
4 Hematocrite ml/100ml 37 - 55
5 ASAT (aspartate aminotransferase) UI/I < 20 6 ALAT (alanine aminotransferase) UI/I < 30
7 Urea g/l 0,2 - 0,5
8 Bilirubine Mg/l 1 - 6
9 Creatine g/l 10 - 20
10 Protein tổng số g/l 54 - 71
11 Albumin g/l 23 - 32
12 Globulin g/l 27 - 44
Máu là tấm gương phản ánh tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của cơ thể.
Vì vậy những xét nghiệm về máu là những nhận xét cơ bản được dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như giúp việc chẩn đoán bệnh (Đỗ Đức Việt và Trịnh Thơ Thơ, 1997).