CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả chẩn đoán bệnh do Parvovirus ở chó đến khám và chữa bệnh tại phòng khám thú y VN Pet
3.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh và chết do Parvovirus theo loại chó
Bảng 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh và chết do Parvovirus theo loại chó
Loại
chó Giống chó
Số chó theo dõi
(con)
Số chó mắc bệnh (con)
Tỷ lệ mắc bệnh
(%)
Số chó chết (con)
Tỷ lệ chết
(%)
Chó nội
Chó vàng 15 2 13,33 1 50,00
Mông Cộc 32 1 3,13 0 0,00
Phú Quốc 16 1 6,25 0 0,00
Tính chung
chó nội 63 4 6,35 1 25,00
Chó ngoại
Chó Fox 139 16 11,51 2 12,50
Chihuahua 22 4 18,18 2 50,00
Nhật 51 11 21,57 4 36,36
Dorberman 47 6 12,77 1 16,67
Rottweiler 54 8 14,81 1 12,50
Bulldog 36 3 8,33 0 0,00
Alasca 28 5 17,86 0 0,00
Berger 86 5 5,81 1 20,00
Boxer 30 2 6,67 0 0,00
Tính chung
chó ngoại 493 60 12,17 11 18,33
Tính chung 2 loại 556 64 11,51 12 18,75
Hình 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh và chết do Parvovirus theo giống chó
Trong thời gian từ tháng 8/2022 đến tháng 7/2023, chúng tôi đã tiến hành khám kiểm tra hỏi bệnh từ chủ vật nuôi, khám lâm sàng cho 556 chó tại phòng khám VN Pet Thái Nguyên, sau đó những chó có biểu hiện nghi mắc bệnh do Parvovirus sẽ được dùng que test CPV để xác định chính xác có mắc bệnh hay không. Kết quả cho thấy: có 64 chó mắc bệnh do Parvovirus, chiếm tỷ lệ 11,51%.
Tổng hợp kết quả mắc bệnh của các giống chó ở bảng 3.1 cho thấy: có sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh giữa chó ngoại và chó nội. Chó ngoại có tỷ lệ mắc bệnh do Parvovirus cao (12,17%), chó nội có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn (6,35%). Trong số các ca nhiễm CPV-2 đã được xác nhận, tỷ lệ mắc bệnh ở chó thuần chủng là cao nhất do số lượng chó thuần chủng được chủ tìm kiếm ngày càng tăng, cao hơn nhiều so với chó lai và chó bản địa. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Vương Đức Chất và Lê Thị Tài (2004); Tô Du và Xuân Giao (2006); Shanshan Qi và cs. (2020). Theo chúng tôi, nhóm chó nội có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn vì nhóm chó nội là giống chó bản địa có sức đề kháng tốt, thích nghi với các môi trường, điều kiện ngoài trời khác nhau. Mặt khác, do giá trị kinh tế của chó nội thường thấp hơn chó ngoại nên nhận thức về phòng, chữa bệnh của các gia đình nuôi nhóm chó này chưa cao. Vì vậy rất có thể chó nội đang mắc bệnh nhưng không
được chăm sóc và đưa đến phòng khám để khám và điều trị. Nhóm chó ngoại mắc bệnh có tỷ lệ cao hơn đáng kể do số lượng chó ngoại mang đến phòng khám nhiều hơn vì nhu cầu nuôi chó ở thành phố chủ yếu là chó cảnh. Đồng thời, chó ngoại có sức đề kháng kém với nhiệt độ môi trường và các điều kiện bên ngoài là điều kiện thuận lợi để virus xâm nhập và gây bệnh.
Tỷ lệ chết không có sự sai khác giữa nhóm chó nội và nhóm chó ngoại (P >
0,05). Nhóm chó nội có tỷ lệ tử vong cao hơn chó ngoại, điều này là do số lượng chó nội đến điều trị ít, khi đến điều trị con vật đã bị nặng nên hiệu quả điều trị kém.
Trong nhóm chó nội, chó Vàng có tỷ lệ tử vong cao hơn chó Mông Cộc và Phú Quốc (chó Vàng 50%; chó Mông Cộc và Phú Quốc 0%). Trong nhóm chó ngoại, chó Chihuahua có tỷ lệ tử vong cao nhất (50,00%), sau đó đến chó Nhật (36,36%), chó Bulldog, Alasca, Boxer có tỷ lệ tử vong thấp (0%).
3.1.2. Tỷ lệ mắc bệnh và chết do Parvovirus theo lứa tuổi chó
Ở mỗi lứa tuổi, con vật có đặc điểm sinh lý và sức đề kháng khác nhau nên khả năng mắc bệnh là khác nhau. Để biết được mức độ tác động của bệnh đối với các lứa tuổi, đồng thời có thể đưa ra khuyến cáo cho việc phòng bệnh ở thời điểm nào là phù hợp, chúng tôi đã tổng hợp kết quả về tỷ lệ mắc bệnh và chết do Parvovirus theo lứa tuổi chó. Kết quả thu được thể hiện qua bảng 3.2.
Bảng 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh và chết do Parvovirus theo lứa tuổi chó
Tuổi (tháng)
Số chó theo dõi (con)
Số chó mắc bệnh
(con)
Tỷ lệ chó mắc bệnh
(%)
Số chó chết (con)
Tỷ lệ chết (%)
≤ 2 18 2 11,11 1 50,00
> 2 - 6 188 37 19,68 7 18,92
> 6 - 10 184 16 8,70 3 18,75
> 10
166 9 5,42 1 11,11
Tổng 556 64 11,51 12 18,75
Hình 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh và chết do Parvovirus theo lứa tuổi chó
Bảng 3.2. và hình 3.2. cho thấy: Chó từ > 2 - 6 tháng tuổi mắc bệnh với tỷ lệ cao chiếm 19,68%, tiếp đến là chó nhỏ hơn 2 tháng tuổi chiếm 11,11%; chó từ > 6 - 10 tháng tuổi chiếm 8,70%, sau đó tỷ lệ mắc giảm dần theo lứa tuổi. Như vậy, chó có tỷ lệ mắc bệnh do Parvovirus khác nhau theo các lứa tuổi, vì qua thời gian lứa tuổi càng cao hệ miễn dịch của chó càng hoàn thiện hơn nên khả năng mắc bệnh từ đó có sự thay đổi.
Sở dĩ có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa các lứa tuổi ở chó, theo chúng tôi, là do chó dưới 2 tháng tuổi vẫn đang bú và nhận được khả năng miễn dịch thụ động từ sữa non của mẹ. Chó mẹ có thể hình thành kháng thể bằng cách nhiễm từ tự nhiên hoặc bằng cách tiêm phòng bệnh. Lượng kháng thể này sẽ giảm dần xuống dưới mức bảo vệ nếu chó không được tiêm phòng kịp thời, chúng rất dễ mắc bệnh.
Đồng thời, chó con trong giai đoạn bú chưa tập ăn ngoài nên ít bị rối loạn tiêu hóa, giun sán.
Những chó ở giai đoạn trên 2 tháng tuổi là giai đoạn chó chịu tác động bất lợi của nhiều sự biến đổi: hàm lượng kháng thể thụ động giảm dần rồi mất hẳn, chó bắt đầu cai sữa mẹ, làm quen với thức ăn mới và hệ tiêu hóa bắt đầu thay đổi để thích nghi. Những yếu tố này ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng nên mầm bệnh rất dễ xâm nhập và phát triển.
Đối với chó trên 6 tháng tuổi, thể vóc đã trưởng thành, các cơ quan phát triển đầy đủ, có sức đề kháng cao, ít bị tác động bởi các điều kiện bên ngoài nên tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn.
Tỷ lệ CPV-2 dương tính cao hơn được tìm thấy ở chó từ 2 đến 6 tháng tuổi, tương tự như các quan sát của Cavalli và cs. (2018). Tỷ lệ mắc bệnh thấp ở chó < 2 tháng tuổi rất có thể là do kháng thể mẹ thu được, trong khi tỷ lệ mắc bệnh thấp ở chó trên 6 tháng tuổi rất có thể là do sự phát triển của các phản ứng miễn dịch thích ứng; chó lúc > 2 - 6 tháng chiếm tỷ lệ mắc CPV-2 cao, điều này có thể phản ánh sự giảm mức độ kháng thể đặc hiệu của chó mẹ. Chó trưởng thành có khả năng kháng virus tương đối cao; điều này có thể liên quan đến việc tăng tỷ lệ tiêm chủng và phát triển các chức năng miễn dịch, do đó làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.
3.1.3. Tỷ lệ chó mắc bệnh và chết do Parvovirus theo mùa
Thái Nguyên là khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, được chia làm bốn mùa rõ rệt: xuân - hạ - thu - đông. Biên độ nhiệt độ và độ ẩm khác biệt giữa các mùa sẽ ảnh hưởng đến đến sự phát tán của mầm bệnh, làm cho tỷ lệ mắc bệnh của động vật khác nhau giữa các mùa. Để nghiên cứu tỷ lệ chó mắc bệnh và chết do Parvovirus theo mùa, chúng tôi đã theo dõi 556 ở các mùa khác nhau, kết quả được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Tỷ lệ chó mắc bệnh và chết do Parvovirus theo mùa
Mùa
Số chó theo dõi
(con)
Số con mắc bệnh
(con)
Tỷ lệ mắc bệnh
(%)
Số con chết (con)
Tỷ lệ chết (%)
Xuân 130 17 13,08 3 17,65
Hè 146 18 12,33 4 22,22
Thu 144 13 9,03 2 15,38
Đông 136 16 11,76 3 18,75
Tổng 556 64 11,51 12 18,75
Hình 3.3. Tỷ lệ chó mắc bệnh và chết do Parvovirus theo mùa
Qua bảng 3.3 và hình 3.3 cho thấy có sự khác nhau về tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo mùa. Tùy thuộc vào sự thay đổi theo mùa, sự xuất hiện của CPV-2 là một hiện tượng quanh năm. Theo bảng phân tích tương quan theo mùa mắc bệnh CPV-2 ở chó có thể thấy, tỷ lệ mắc bệnh vào mùa xuân, tương đối cao hơn so với các mùa khác, điều này có thể liên quan đến sự khác biệt lớn về nhiệt độ ngày đêm theo mùa và khí hậu dễ thay đổi trong những mùa này (Shanshan Qi và cs., 2020).
Tỷ lệ mắc bệnh do Parvovirus khá cao vào mùa hè (chiếm 12,33%), sau đó là mùa đông (chiếm 11,76%) và mùa thu (chiếm 9,03%). Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thanh và cs. (2012): bệnh do Parvovirus ở chó xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa hè.
Theo chúng tôi mùa hè nhiệt độ cao làm cho con vật stress nhiệt, làm giảm sức đề kháng. Nhiệt độ nóng, ẩm còn là điều kiện thuận lợi cho virus tăng về số lượng, độc lực, phát triển và dễ dàng phân tán trong môi trường. Mùa thu thời tiết khô, ấm áp phù hợp với đặc điểm sinh lý của vật nuôi. Do đó mà ở mùa này tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus thấp nhất. Ngoài ra với thời tiết lạnh cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của con vật làm sức đề kháng của chúng giảm sút, khả năng đáp ứng
miễn dịch thấp cũng là một điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh dễ dàng xâm nhập và gây bệnh cho con vật. Như vậy người chăm sóc chó cảnh cần chú ý tới những thay đổi của thời tiết để có biện pháp phòng bệnh tích cực. Nhìn chung, CPV-2 có thể gây bệnh quanh năm và thay đổi tỷ lệ mắc bệnh theo mùa ở các vùng khác nhau, trong đó bệnh nghiêm trọng hơn vào mùa xuân, mùa hè, cuối mùa thu và đầu mùa đông (Shanshan Qi và cs., 2020).
3.1.4. Tỷ lệ mắc bệnh, chết do Parvovirus ở chó được tiêm phòng và chó chưa tiêm phòng
Để có những chú chó khoẻ mạnh, ngoài điều kiện chăm sóc, dinh dưỡng thích hợp thì vaccine là biện pháp tối ưu để bảo vệ chó khỏi nguy cơ nhiễm bệnh (Đặng Hồng Quyên và cs., 2022). Do vậy, khi chó được đưa đến khám và điều trị bệnh, chúng tôi đã khảo sát chủ nuôi chó về tình hình tiêm phòng bệnh cho chó, sau đó xác định tỷ lệ chó mắc bệnh và chết do Parvovirus, kết quả được thể hiện ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Tỷ lệ chó mắc bệnh và chết do Parvovirus ở chó được tiêm phòng và chó chưa tiêm phòng
Chỉ tiêu
Số chó khảo sát
(con)
Số chó mắc bệnh
(con)
Tỷ lệ mắc bệnh
(%)
Số chó chết (con)
Tỷ lệ chết (%)
Chưa tiêm phòng 159 35 22,01 10 28,57
Đã tiêm phòng mũi 1 207 23 11,11 2 8,70 Đã tiêm phòng mũi 2 190 6 3,16 0 0,00
Tổng 556 64 11,51 12 18,75
Hình 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh và chết do Parvovirus ở chó được tiêm phòng và chó chưa tiêm phòng
Qua bảng 3.4. và hình 3.4. cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết giữa chó đã được tiêm phòng và chó chưa được tiêm phòng, chó chưa được tiêm phòng có tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao (chiếm 22,01% và 28,57%), tiếp đó là chó mới được tiêm phòng một mũi (chiếm 11,11% và 8,7%), chó được tiêm đủ 2 mũi vaccine có tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong thấp (chiếm 3,16% và 0%). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhận định của Sử Thanh Long và cs. (2014), cả chó đã được tiêm phòng và chưa được tiêm phòng đều có thể bị ảnh hưởng bởi CPV-2. Tỷ lệ dương tính với CPV ở những con chó chưa được tiêm phòng cao hơn đáng kể so với những con đã được tiêm phòng. Sở dĩ có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa chó chưa tiêm phòng và chó đã tiêm phòng là do phần lớn chó mắc bệnh đưa đến khám và điều trị đều chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ. Điều này cho thấy ý thức của người dân trong việc phòng bệnh cho chó chưa cao. Hơn
nữa cũng cho thấy rằng, việc tiêm chủng là rất cần thiết để phòng ngừa và kiểm soát CPV-2.
Có 11,11% chó tiêm mũi 1 và 3,16% chó tiêm mũi 2 vẫn mắc bệnh. Theo chúng tôi, chó đã tiêm phòng nhưng vẫn mắc bệnh có thể do chó tiêm phòng kém hoặc không đầy đủ, quy trình tiêm phòng không đúng, bảo quản và vận chuyển vaccine không đúng cách. Điều này khiến vaccine không còn hiệu quả, do sức đề kháng của mỗi con chó là khác nhau, do kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng của chủ vật nuôi. Mặt khác một số chủ nhà tự động mua vaccine về để tiêm do vậy vaccine không được bảo quản tốt có thể làm cho vaccine không có hiệu lực... Đối với những chó đã được tiêm phòng đủ 2 mũi thì ít bị mắc bệnh. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Ling v à cs. (2012): chó vẫn mắc bệnh và chết do Parvovirus là 3,3% mặc dù đã được tiêm phòng đủ trong vòng 12 tháng.
Chó chưa được tiêm phòng có tỷ lệ tử chết là do cơ thể chó chưa có kháng thể (hoặc có nhưng chưa đủ lớn), khi mầm bệnh Parvovivus xâm nhập vào cơ thể, virus nhân lên về số lượng, tăng lên về động lực làm con vật suy giảm sức đề kháng dẫn đến chết nhiều. Chó được tiêm phòng đủ 2 mũi có tỷ lệ chết thấp là do trong cơ thể chó đã có sẵn lượng kháng thể đủ để trung hòa một phần virus xâm nhập vào cơ thể, ức chế sự sinh trưởng phát triển của chúng.
Kết quả khảo sát cho thấy việc tiêm phòng có hiệu quả và đối với những con chó được tiêm phòng thì nguy cơ mắc bệnh và chết thấp.