Phương pháp, kế hoạch nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ma sát và mòn của trục thép bạc trượt copolyme sử dụng trong thiết bị năng lượng tàu thủy (Trang 62 - 65)

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với phương pháp thực nghiệm mô hình, kết hợp tính bền cho bạc nhằm đánh giá khả năng làm việc của vật liệu trong môi trường bôi trơn ở chế độ làm việc của bạc trượt.

Từ việc xác định tiêu chí như trên chúng tôi đặt ra nhiệm vụ trọng tâm Hình 3.1: Chương trình nghiên cứu tổng thể

Tạo mẫu vật liệu nghiên cứu

Nghiên cứu hao mòn mẫu

Nghiên cứu khả năng

làm việc, độ bền tĩnh của bạc trượt Nghiên cứu tính chất cơ, lý Nghiên cứu ma sát mẫu Nghiên cứu ma sát bạc trượt Nghiên cưú mòn bạc trượt Kết kuận

đó là dựa vào việc tổng hợp các thành tựu khoa học được nghiên cứu tại chương1, cơ sở lý thuyết trình bày trong chương 2, và các thông số về vật liệu trục, bạc, chế độ và điều kiện làm việc để tiến hành nghiên cứu thực nghiệm và tính bền bạc trượt.

Trên cơ sở việc tạo mẫu vật liệu thí nghiệm từ nguyên liệu hạt (PA6 - 15%PTFE 1100), chúng tôi khảo nghiệm tính chất cơ, lý, đồng thời so sánh với tính chất của các loại vật liệu khác, làm cơ sở cho việc tính toán.

Tiến hành nghiên cứu ma sát, hao mòn đối với cặp thép - mẫu vật liệu và cặp thép - bạc trượt với chỉ tiêu: hệ số ma sát (f) và cường độ hao mòn (I).

Trên cơ sở các yếu tố chọn được từ thực nghiệm ma sát, hao mòn của mẫu vật liệu kết hợp với thông số đầu vào: chiều dài bạc (l), đường kính trục (d), khe hở lắp ghép trục - bạc (), vận tốc trượt (V), áp suất (p), tính chất vật liệu bôi trơn... để khảo nghiệm xác định hệ số ma sát và cường độ hao mòn cặp trục thép - bạc trượt polyme tăng cường phụ gia (copolyme).

Hai thông số hệ số ma sát và cường độ hao mòn là chỉ tiêu hàng đầu được các nhà nghiên cứu, sử dụng quan tâm và luôn tìm giải pháp để giảm thiểu ma sát (tăng hiệu suất), giảm hao mòn (nâng cao độ tin cậy, tăng tuổi thọ, giảm chi phí trong bảo dưỡng, sửa chữa thay thế) cho ổ trượt.

Tuy nhiên qua nghiên cứu chúng tôi nhận thức được rằng quá trình ma sát và hao mòn trong ổ trượt chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố và hết sức phức tạp.

Mặt khác vật liệu polyme và đặc biệt polyme tăng cường phụ gia sử dụng làm bạc trượt còn hết sức mới mẻ ở Việt Nam, nhiều vấn đề nghiên cứu về tính năng cơ lý - tribology của vật liệu này không chỉ mới ở nước ta mà còn là mục tiêu nghiên cứu sâu hơn nữa của nhiều chuyên gia đầu ngành trên thế giới.

Một thực trạng gây nhiều trở ngại, thậm chí không thể tiến hành triển khai, nghiên cứu đầy đủ và tổng hợp được bởi còn thiếu khá nhiều cơ sở vật chất đặc biệt thiết bị hiện đại có độ chính xác cao.

bạc trượt PA tăng cường phụ gia nhằm lựa chọn thông số về kích thước ổ, tải trọng, vận tốc trượt, môi trường bôi trơn... đảm bảo cho cặp ma sát làm việc một cách tốt nhất, nâng cao tuổi thọ, độ tin cậy từ đó đề xuất trong thiết kế, sử dụng.

Để tiến hành các nội dung trên và cụ thể hóa chương trình nghiên cứu tổng thể (trình bày tại sơ đồ hình 3.1) kế hoạch nghiên cứu của chúng tôi như sau: 1, Phân tích, chọn vật liệu nghiên cứu (PA6 - 15%PTFE 1100, chi tiết tại nội dung nghiên cứu mục 3.3).

2, Tạo mẫu vật liệu chất dẻo nghiên cứu từ nguyên liệu hạt.

3, Khảo nghiệm độ bền cơ, lý của vật liệu để phục vụ việc tính toán chế độ ma sát, khả năng làm việc của ổ.

4, Khảo sát ma sát, hao mòn cặp thép - mẫu (PA6 - 15%PTFE 1100) xác định chế độ làm việc tối ưu và một số thông số cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu ma sát, hao mòn cặp trục thép - bạc trượt (PA6 - 15%PTFE 1100). 5, Nghiên cứu thực nghiệm xác định hệ số ma sát, chế độ ma sát cặp thép - bạc trượt (PA6 -15%PTFE 1100) nhằm chọn các thông số tốt nhất phục vụ cho thiết kế, sử dụng ổ.

6, Khảo nghiệm nhiệt độ làm việc ổn định cao nhất của cặp trục thép - bạc trượt (PA6 -15%PTFE 1100) để đánh giá khả năng làm việc của ổ trục.

7, Khảo nghiệm hao mòn cặp trục thép - bạc trượt (PA6 - 15%PTFE 1100), từ đó tính toán tuổi thọ cho ổ.

8, Sử dụng phương pháp tính phần tử hữu hạn xác định ứng suất, chuyển vị, biến dạng trong bạc trượt (PA6 - 15%PTFE 1100) khi chịu tải trọng tĩnh.

Một yếu tố quan trọng trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm đó là: chọn chế độ và điều kiện khảo nghiệm cho cặp ma sát, bằng cách:

- Tìm hiểu thực tế về sự làm việc của ổ trượt trên các thiết bị được dẫn động từ thiết bị năng lượng tàu thủy (thiết bị mặt boong), kết hợp với khảo sát thăm dò miền chế độ làm việc của cặp ma sát và điều kiện cho phép trên thiết bị nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ma sát và mòn của trục thép bạc trượt copolyme sử dụng trong thiết bị năng lượng tàu thủy (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)