CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX TẠI NHÀ HÀNG TURTLE LAKE
2.3. Đánh giá thực trạng các công cụ Marketing Mix tại nhà hàng Turtle Lake
2.3.1. Ưu điểm:
Công cụ sản phẩm: Các món ăn, bia thủ công của nhà hàng khá phong phú và mới lạ, phù hợp với nhiều đối tượng khách. Cấu trúc dịch vụ mà nhà hàng cung cấp cho khách hàng tương đối hoàn thiện.
Công cụ giá: Giá bán ra các sản phẩm, dịch vụ của nhà hàng so với các nhà hàng cùng thứ hạng trong khu vực là tương đối phù hợp và linh động, đây chính là lợi thế thu hút khách hàng của nhà hàng. Chính vì đối tượng khách hàng mục tiêu mà nhà hàng hướng đến là những khách có thu nhập mức trung bình trở lên nên nhà hàng đã định giá linh hoạt, không định giá quá cao hay quá thấp so với mặt bằng chung của thị trường.
Nhà hàng sử dụng chính sách giá linh hoạt cho mùa cao điểm và thấp điểm, trong đó đặc biệt ưu đãi cho khách đoàn trong mùa thấp điểm, các dịch vụ ưu đãi cho khách hàng tổ chức sự kiện tại nhà hàng đều nhận được phản hồi tốt từ khách hàng.
Công cụ phân phối: Việc thực hiện các kênh phân phối, đặc biệt là sử dụng các ứng dụng đặt hàng trực tuyến đã mang đến một lượng khách không nhỏ cho nhà hàng, đặc biệt là vào mùa thấp điểm.
Công cụ xúc tiến hỗn hợp: Chính sách xúc tiến đã được nhà hàng thực hiện rất tốt và bài bản. Việc xuất hiện trên các blog, diễn đàn về bia hay các trang báo mạng đã đưa tên tuổi của nhà hàng đến nhiều hơn tới khách hàng.
Yếu tố con người:
- Lực lượng lao động trong nhà hàng khá dồi dào, tỷ lệ lao động có bằng đại học và sau đại học về chuyên ngành nhà hàng cao.
- Phương thức đào tạo nhân viên thông qua công việc hàng ngày giúp nhà hàng tiết kiệm chi phí, tận dụng được các nguồn lực sẵn có và đem lại hiệu quả cao.
- Việc nhân viên cấp trên kèm cặp nhân viên cấp dưới không những giúp hạn chế sai sót trong quy trình thực hiện dịch vụ mà còn là cơ hội tốt để nhân viên cấp dưới học hỏi những kinh nghiệm quý báu của cấp trên, hoàn thiện kỹ năng cốt lõi và nâng cao chuyên môn.
- Nhà hàng có nhiều bộ phận nên việc phối hợp trong công việc là điều bắt buộc, việc thực hiện đào tạo nội bộ không những giúp xây dựng các mối quan hệ gắn
bó giữa các nhân viên trong nhà hàng mà còn giúp phát hiện ra những vấn đề nội tại đang cản trở sự phát triển của tập thể.
Công cụ quy trình dịch vụ: Các quy trình của nhà hàng được thiết kế hợp lý. Nhà hàng đã tiến hành xây dựng quy trình tiêu chuẩn phục vụ (Standard Operating Procedure – SOP) cho các hoạt động cụ thể như: đón tiếp khách. Phục vụ khách trong thời gian khách tới sử dụng dịch vụ tại nhà hàng…
Công cụ cơ sở vật chất:
- Phong cảnh và môi trường xung quanh nhà hàng thoáng mát, thuận tiện cho việc đi lại của khách hàng.
- Nhà hàng tận dụng được khá nhiều nguồn sáng tự nhiên do có nhiều ô cửa kính, vì vậy vào ban ngày và buổi sáng nhà hàng không phải bật nhiều đèn.
- Cách bài trí hợp lý, tận dụng được nhiều không gian.
2.3.2. Nhược điểm:
Công cụ sản phẩm: Nhà hàng chưa có các loại cafe và đồ uống phổ biến có nguồn gốc từ nước ngoài như Americano, Capuchino, Iceblended và England Tea. Các loại rượu vẫn chưa phong phú về chủng loại. Các loại cốc, tách ngoài cốc phục vụ bia thì chưa đạt chuẩn.
Công cụ giá: Có thể nhận thấy rõ ràng mức giá về dịch vụ của nhà hàng Turtle Lake không có sự khác biệt nhiều so với đối thủ cạnh tranh, trong khi dịch vụ cũng không tạo được điểm nổi bật hơn. Do đó, sức cạnh tranh thị phần khách trong địa bàn Hà Nội cũng không tạo được nhiều lợi thế, rất dễ bị ảnh hưởng xấu nếu đối thủ thực hiện chính sách thay đổi và có hiệu quả. Hay nói cách khác điều này sẽ dẫn đến tình trạng bị động trong hoạt động kinh doanh và điều này hoàn toàn không tốt đối với nhà hàng.
Công cụ phân phối: Số lượng trung gian phân phối nhiều sẽ dẫn đến việc trả hoa hồng khá cao.
Công cụ xúc tiến hỗn hợp:
- Nhà hàng vẫn cần đẩy mạnh và đa dạng hoá các hoạt động, sự kiện hơn nửa để thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Video quảng cáo của nhà hàng chỉ đơn giản là những hình ảnh chụp nhà hàng ghép với những đoạn clip ngắn quay lại quá trình nhân viên nhà hàng phục vụ,
41 thể nói video của nhà hàng thiếu chuyên nghiệp và cần sự quan tâm cũng như đầu tư lớn.
- Chiến lược marketing tốt nhưng chỉ trong ngắn hạn, chưa có phương hướng cụ thể để phát triển, mở rộng nếu nhà hàng muốn tăng quy mô hoạt động.
Yếu tố con người: Số lượng khách hàng quay trợ lại ít lần thứ hai trong vòng 3 tháng, điều này cho thấy nhà hàng chưa thực sự quan tâm đến các phản hồi của nhà hàng khi sử dụng dịch vụ để xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển, nhà hàng có thể xem xét sử dụng một số kênh marketing tương tác để tăng tỉ lệ khách hàng thường xuyên.
Công cụ quy trình dịch vụ:
- Quy trình kiểm soát phản hồi của khách chưa đem lại hiệu quả cao khi đưa vào hoạt động. Khi có sự cố xảy ra, khách hàng cần sự xử lý nhanh và hiệu quả nhất có thể, nhưng quy trình của nhà hàng mang lại vẫn mất nhiều công đoạn và thời gian.
- Menu của nhà hàng chưa ghi rõ quy định về thuế (10% VAT), khiến nhiều khách hàng cảm thấy khó chịu khi trải nghiệm dịch vụ tại nhà hàng.
Công cụ cơ sở vật chất:
- Thiết kế bên ngoài của nhà hàng vẫn còn quá đơn giản, lớp sơn đang có dấu hiệu bong tróc, ngả màu do ảnh hưởng của thời tiết
- Nhiều loại cây cảnh ngoài sân tuy được thường xuyên chăm sóc nhưng vẫn gây ra nhiều trở ngại cho nhà hàng như trong nhà hàng có các loại cây như sung, khế vào mùa quả chín, quả rơi xuống nền nhà hàng gây mất thẩm mĩ và vệ sinh, đôi khi còn làm ảnh hưởng tới cả khách hàng.
- Vào mùa hè, nhiệt độ tại các phòng của nhà hàng cao vì chưa trang bị đủ thiết bị làm mát.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Qua chương 2 của bài khoá luận, em đã phân tích thực trạng hoạt động Marketing mix của nhà hàng Turtle Lake. Trong các hoạt động này, chính sách về sản phẩm, kênh phân phối, con người đã tương đối hoàn thiện và mang lại hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh đó, các chính sách về giá, quy trình và cơ sở vật chất vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. Trong phần tiếp theo của khoá luận, em xin được đóng góp một vài giải pháp trong ngắn hạn nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động Marketing mix của nhà hàng.