Đo độ cồn bằng sôi kế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học nghiên cứu quá trình thủy phân tinh bột bởi mucoraceae trong sản xuất rượu truyền thống việt nam (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.14. Đo độ cồn bằng sôi kế

Đo độ cồn, ta sử dụng sôi kế ebulliometer. Cách đo như sau:

Để đo điểm sôi của nước:

Luận văn thạc sĩ Khoa học

- Bước 1: Rửa sạch buồng sôi cẩn thận bằng nước sạch.

- Bước 2: Thêm khoảng 20mL nước RO vào buồng sôi.

- Bước 3: Lắp nhiệt kế rồi đốt đèn và đặt dưới chân thiết bị.

- Bước 4: Khi nước sôi, quan sát nhiệt kế, khi mức thủy ngân ổn định (> 30 giây) ghi lại nhiệt độ đọc gần nhất có thể. Nhiệt độ này là T1.

- Bước 5: Để dụng cụ nguội trước khi tháo nhiệt kế và xả nước.

Để đo điểm sôi của rượu:

- Bước 1: Rửa sạch khoang sôi với rượu.

- Bước 2: Đo 50mL rượu và đổ vào buồng sôi.

- Bước 3: Lắp nhiệt kế.

- Bước 4: Đổ đầy khoang ngưng bằng nước lạnh.

- Bước 5: Đốt đèn và đặt dưới chân thiết bị

- Bước 6: Khi rượu sôi, quan sát nhiệt kế. Khi mức thủy ngân ổn định (15-30 giây) ghi lại nhiệt độ đọc gần nhất có thể. Nhiệt độ này là T2.

- Bước 7: Để dụng cụ nguội trước khi tháo nhiệt kế và xả nước.

Để tính toán nồng độ cồn:

1. Tính giá trị T = T1 - T2

2. Xác định nồng độ cồn từ bảng hiển thị đi kèm

2.3.15. Phân tích phổ hương của các mẫu rượu gạo chưng cất bằng máy sắc ký khí kết nối khối phổ GCMS.

Thông số chạy máy [21].

Việc đánh giá các hợp chất bay hơi trong sản phẩm lên men được thực hiện sử dụng phương pháp vi tách chiết pha rắn kết hợp với sắc kí khí kết nối khối phổ

(GCMS).

Các mẫu được phân tích bởi GC/MS sử dụng sắc kí khí SCION 456-GC và khối phổ SQ.

- Cột: mao quản Rt-Wax, dài 30m, 0.25 mm film thickness - Khí mang: Heli với độ tinh khiết cao

- Vận tốc khí mang: 42 cm s-1

Luận văn thạc sĩ Khoa học

- Tốc độ dòng là 1.2 ml/min

- Nhiệt độ lò: bắt đầu là 35 ºC giữ trong 2 phút, sau đó tăng 5 ºC/1 phút lên 155 ºC và giữ 0 phút. Tiếp theo tăng 20ºC/1 phút lên 200 ºC và giữ trong 10 phút

- Sợi fiber SPME được đưa vào trong liner và giữ trong 20 phút, sử dụng chế độ

chia dòng như sau: trong 1 phút đầu là không chia dòng, từ phút 1.01 thì chia dòng 1:10. Đối với MS, nhiệt độ nguồn ion và nhiệt độ transfer line là 230 ºC. Chế độ

electron impact mode là 70 eV.

Sử dụng 32 mẫu rượu chưng cất bao gồm 26 mẫu thu thập (ký hiệu COM) và 6 mẫu của Trung tâm Vi sinh vật Công nghiệp (LAB1-LAB6) để phân tích. Điều kiện xử lý mẫu trước khi cho vào injector như sau: Đo cồn kế các mẫu rượu chưng cất rồi pha loãng về độ cồn 12 % (v/v) bằng nước deion, hút 5 ml vào các ống 20 ml chứa 1.5 g NaCl. Bụ̉ sung 5àl chṍt nụ̣i chuõ̉n là 2-pentanol,4-methyl với nồng đụ̣ 5ppm, sử dụng khuấy từ trong lúc gia nhiệt mẫu lên 60ºC, giữ sợi hấp phụ fiber The Supelco Carbowax/divinylbenzene (CW/DVB) 65 mm trong 30 phút rồi đưa vào máy.

Việc bán định lượng các chất bay hơi được thực hiện bằng cách sử dụng 2- pentanol,4-methyl là chất nội chuẩn. Cách tính bán định lượng của những chất bay hơi đó được tính theo công thức sau [29].

C (àg/L) = 𝐴𝑐

𝐴is x Cis (àg/L)

Trong đó: C: nồng độ tương đối của chất phân tích Cis: nồng độ chất chuẩn nội trong mẫu rượu Ac: diện tích chất phân tích

Ais: diện tích của chất nội chuẩn.

Phổ phổ của các hợp chất chưa biết được so sánh với các hợp chất trong thư viện phổ. Phân tích mỗi mẫu được lặp lại 2 lần, rồi phân nhóm mẫu theo thứ bậc bằng phần mềm ORANGE.

Luận văn thạc sĩ Khoa học

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả phân lập vi nấm từ 15 bánh men

Để nghiên cứu quá trình thủy phân tinh bột, bước đầu tiên các chủng nấm mốc được phân lập từ 15 mẫu bánh men thì kết quả là hầu hết các chủng nấm mốc đều thuộc họ Mucoraceae.

Bằng việc phân lập, quan sát hình thái khuẩn lạc, làm sạch các chủng vi nấm khác nhau từ 15 mẫu bánh men được thu thập từ các tỉnh Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái Bình, Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Giang, có 73 chủng nấm mốc, 16 chủng nấm men và 12 chủng giả nấm men. Thông tin chi tiết chủng được ghi rõ trong phụ lục.

Tổng số chủng được phân lập từ 15 mẫu bánh men là 101, trong đó chủ yếu là nấm mốc chiếm 73 chủng, nấm men 16 chủng và giả men chỉ có 12 chủng. Nấm mốc xuất hiện ở tất cả các bánh men, từ 2 đến 8 chủng trên một bánh. Tuy nhiên, các chủng nấm men phân lập được chỉ xuất hiện ở bánh men MQ2, MQ3, MQ4, MQ7, MQ8, MQ9, MQ11, MQ12, MQ13 mà không phân lập được ở bánh men MQ1, MQ5, MQ6, MQ10, MQ14, MQ15. Đối với các chủng giả men cũng vậy, chỉ xuất hiện ở bánh men MQ2, MQ3, MQ7, MQ8, MQ9, MQ12, MQ13, MQ14 mà không có ở bánh men MQ1, MQ4, MQ5, MQ6, MQ10, MQ11, MQ15.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học nghiên cứu quá trình thủy phân tinh bột bởi mucoraceae trong sản xuất rượu truyền thống việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)