Kết quả hình thái khuẩn lạc, tế bào

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học nghiên cứu quá trình thủy phân tinh bột bởi mucoraceae trong sản xuất rượu truyền thống việt nam (Trang 36 - 42)

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Kết quả hình thái khuẩn lạc, tế bào

Sau khi phân lập, các chủng cần được xếp nhóm trong đó phân nhóm hình thái khuẩn lạc và tế bào là một bước rất quan trọng. Các chủng được cấy trên đĩa Petri Malt 2ºBx, sau 2 ngày nuôi trong tủ 30ºC sẽ được xếp nhóm sơ bộ bằng hình thái khuẩn lạc dựa trên 3 đặc điểm cơ bản của khuẩn lạc là: hình dạng, kích thước, màu sắc. Sau đó, tiếp tục làm tiêu bản quan sát hình thái tế bào dưới kính hiển vi. Dưới đây là hình thái khuẩn lạc mặt trước, mặt sau và hình thái tế bào (thứ tự từ trái sang phải) của các chủng vi nấm đại diện các nhóm.

Luận văn thạc sĩ Khoa học

Nhóm 1 (18 chủng): Rhizopus microsporus MQF 4.2

Nhóm 2(8 chủng): Rhizopus microsporus MQF 1.2

Nhóm 3 (3 chủng): Mucor indicus MQF 12.1

Nhóm 4 (5 chủng): Rhizopus oryzae MQF 2.4

Luận văn thạc sĩ Khoa học

Nhóm 5 (7 chủng): Rhizopus oryzae MQF 2.5

Nhóm 6 (4 chủng): Rhizopus oryzae MQF 1.3

Nhóm 7 (12 chủng): Rhizopus oryzae MQF 10.5

Nhóm 8 (3 chủng): Lichtheimia ramosa MQF 9.4

Luận văn thạc sĩ Khoa học

Nhóm 10(4 chủng): Mucor circinelloides MQF 2.2

Nhóm 11 (5 chủng): Mucor indicus MQF 8.4

Nhóm 12 (2 chủng): Mucor indicus MQF 10.2

Nhóm 13 (2 chủng): Cunninghamella echinulata MQF 8.6

Nhóm nấm men

Luận văn thạc sĩ Khoa học

Nhóm 1(14 chủng): Saccharomyces cerevisiae MQY 4.1

Nhóm 2 (2 chủng): Wickerhamomyces anomalus MQY 11.3 Nhóm giả men

Có 12 chủng. Saccharomycopsis fibuligera MQS 14.1

Hình 3. 1. Hình thái khuẩn lạc và tế bào của các nhóm nấm đại diện Nấm mốc:

Nhóm 1 (18 chủng): Nhóm này có hình thái khuẩn lạc màu xám ghi, hệ sợi phát triển nhanh, túi bào tử màu đen. Dễ thấy, nhóm khuẩn lạc này rất phổ biến, chúng xuất hiện ở hầu hết các bánh men từ MQ4 đến MQ15.

Nhóm 2 (8 chủng): Nhóm này đặc trưng bởi hình thái khuẩn lạc màu đen, hệ

sợi bò lan, ít hoặc không có hệ sợi khí, bào tử đen to. Khi quan sát tiêu bản có rễ.

Nhóm này cũng khá phổ biến, chúng xuất hiện ở 7 bánh men MQ 1,4,5,6,10,11,14.

Luận văn thạc sĩ Khoa học

Nhóm 3 (3 chủng): Khuẩn lạc màu sáng, hệ sợi dày bò lan, không có hệ sợi khí. Khi quan sát tế bào có nhiều Chlamydospore. Nhóm này tần xuất xuất hiện thấp, chỉ có mặt ở bánh men MQ3, MQ12, và MQ14.

Nhóm 4 (5 chủng): Khuẩn lạc màu trắng sữa phát triển nhanh, hệ sợi bò lan là

chủ yếu, không vách ngăn, dường như không quan sát thấy túi bào tử. Khi làm tiêu bản để quan sát tế bào thì thấy rất nhiều Chlamydospore ở giữa sợi nấm. Nhóm này chỉ xuất hiện ở 4 bánh men duy nhất là MQ2,3,7,8

Nhóm 5 (7 chủng): Hệ sợi màu trắng, bò lan và cả sợi khí phát triển tốt. Túi bào tử to, màu trắng, hệ sợi không vách ngăn, và không quan sát thấy rễ nấm. Nhiều Chlamydospore giữa sợi nấm. Các chủng thuộc nhóm này được tìm thấy ở MQ2, MQ9, MQ12, và MQ15.

Nhóm 6 (4 chủng): Khuẩn lạc có hệ sợi màu trắng, phát triển nhanh, vừa bò

lan vừa có hệ sợi khí, túi bào tử lớn màu đen có thể nhìn thấy bằng mắt thường, khi già khuẩn lạc nhìn có màu hơi nâu. Nhóm này chỉ thấy ở 3 bánh men là MQ1, MQ5 và MQ7

Nhóm 7 (12 chủng): Khuẩn lạc có hệ sợi màu trắng, phát triển nhanh, chủ yếu bò lan, hệ sợi khí mọc thưa, túi bào tử lớn màu đen, ít hơn nhưng to hơn bào tử ở

nhóm 6, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Sợi có nhiều Chlamydospore. Các chủng thuộc nhóm này xuất hiện ở nhiều các bánh men như MQ2,4,5,6,10,11,14

Nhóm 8 (3 chủng): Khuẩn lạc màu trắng điển hình, sợi mảnh, hệ sợi khí phát triển tốt. Túi bào tử hình cầu. Nhóm này xuất hiện khá ít, chỉ ở 3 bánh men MQ9,11,14.

Nhóm 9 (1 chủng): Nhóm này duy nhât phân lập được 1 chủng, xuất hiện ở

bánh men MQ12. Khuẩn lạc màu trắng xốp, sợi mảnh, bào tử đính tròn nhỏ.

Nhóm 10 (4 chủng): Khuẩn lạc màu đậm đặc trưng, hệ sợi dày, Túi bào tử hình cầu. Các chủng thuộc nhóm này được phân lập từ 3 bánh men là MQ2,3,13.

Nhóm 11 (5 chủng): Các chủng thuộc nhóm này thường khuẩn lạc có màu vàng ghi đặc trưng, Bào tử có màu vàng nhạt, sợi liên tục phân nhánh, với các nhánh dài. Túi bào tử có màu vàng đến nâu. Cuống gần hình cầu, cao. Bào tử có vách trơn,

Luận văn thạc sĩ Khoa học

gõ̀n cõ̀u tới elip, và có đường kớnh 4-5 àm. Các chủng thuụ̣c nhóm này thuụ̣c các bánh men MQ1,8,9.

Nhóm 12 (2 chủng): Khuẩn lạc màu vàng nhạt, sợi mọc lan, ở giữa có ít sợi khí mọc lên, bào tử. Túi bào tử to, hình tròn đính với cuống lớn hình trụ, bào tử nhỏ hình gần cầu, elip. Nhóm này rất hiếm gặp, chỉ thấy ở bánh men MQ10.

Nhóm 13 (2 chủng): Khuẩn lạc có màu vàng nhạt, hệ sợi phát triển chậm, bào tử đính hình tròn. Chỉ duy nhất bánh men MQ8 có sự xuât hiện nhóm chủng này.

Nấm men:

Nhóm 1: (13 chủng): Khuẩn lạc màu trắng sữa, nhẵn bóng, tế bào gần cầu, có

những tế bào dài đang phân đôi. Nhóm chủng này rất phổ biến, xuất hiện ơ nhiều bánh men như MQ2,3,4,7,8,9,11,12,13.

Nhóm 2 (2 chủng): Khuẩn lạc có màu trắng sáng, sáng hơn nhóm 1, tế bào tròn, nhiều tế bào quan sát được đang phân đôi, nảy chồi. Nhóm này chỉ có 2 chủng duy nhất thuộc 2 bánh men MQ9 và MQ11.

Giả men:

Nhóm 1 (12 chủng): Khuẩn lạc màu trắng sữa, xù xì. Khi quan sát tế bào thì có nhiều sợi và bào tử

Như vậy, kết quả cho thấy hầu hết các chủng vi nấm được phân lập là nấm mốc với độ đa dạng về hình thái khuẩn lạc và tế bào hơn là nấm men và giả nấm men.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học nghiên cứu quá trình thủy phân tinh bột bởi mucoraceae trong sản xuất rượu truyền thống việt nam (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)