PHÂN TÍCH 5 YẾU TỐ CẠNH TRANH

Một phần của tài liệu Phân tích bctc tại ctcp đầu tư hạ tầng kỹ thuật thành phố hồ chí minh(mã chứng khoán cii) thuộc nhóm ngành xây dựng (Trang 26 - 29)

2.1. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang hiện tại

Trong hoạt động đầu tư dự án mà đặc biệt là dự án đầu tư kinh doanh bất động sản công ty sẽ gặp phải sự cạnh tranh trực tiếp từ các công ty có bề dày truyền thống hoạt động trong lĩnh vực này tại địa bàn Tp. Hồ Chí Minh như BCI, LCG...

Một trong những doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt với CII có thể kể đến là HHV:

CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả - DII. Bảng so sánh: (nguồn)

Tính đến thời điểm cuối quý 4/2022:

- Quy mô tổng tài sản của CII đạt gần 28 560 tỷ đồng, trong khi HHV ghi nhận quy mô tài sản gần 35 643 tỷ đồng, đây là một sự chênh lệch khá lớn.

- Xét về lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, CII đạt được 1 835 tỷ đồng trong khi HHV đạt 831 tỷ đồng

Nguyên nhân bắt nguồn từ CII có số tiền vay nợ lớn, chi phí lãi vay cao

Trong năm 2023, CII đón nhận tin vui khi được Vietcombank phê duyệt gói tín dụng 9.300 tỷ đồng. Qua đó đã mang lại nhiều lợi thế về mặt tài chính cho CII như :

- Mở ra cơ hội tiếp tục thực hiện tái cấu trúc dòng tiền của các dự án đã đi vào khai thác để có thể nhanh chóng thu hồi vốn nhằm tái đầu tư cho các dự án mới cũng như thanh toán cổ tức cho các cổ đông;

- Khẳng định năng lực của CII trong việc quản trị tài chính và các hoạt động của mảng hạ tầng cầu đường và thu phí giao thông, cũng như tầm nhìn chiến lược trong trung và dài hạn của CII trong lĩnh vực này;

- Một lần nữa khẳng định năng lực và uy tín của CII trong việc tiếp cận và thuyết phục các tổ chức tài chính lớn như Goldman Sachs, Ayala, MPTC, Rhinos, v.v. và hôm nay là Vietcombank.

Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn cũng như việc phải chi trả cho nhiều khoản nợ, song CII vẫn khắc phục và kiểm soát được tình hình, giúp cho công ty tránh khỏi tổn thất nặng nề.

Tuy nhiên, sự phát triển của các công ty hay doanh nghiệp cùng ngành diễn ra nhanh chóng cũng là mối đe dọa khá lớn đến tiềm năng phát triển và năng lực cạnh tranh của CII.

Hình 9. So sánh giá cổ phiếu của CII và HHV

2.2. Nguy cơ xâm nhập ngành

CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM thành lập năm 2001, với vốn điều lệ 300 tỷ đồng, hoạt động theo mô hình công ty cổ phần để góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư hạ tầng của UBND TP.HCM. Năm 2006, công ty đưa cổ phiếu lên niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) với mã chứng khoán CII.

Cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa, nước ta đã gia nhập WTO và ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với thế giới, là cơ hội làm ăn rộng mở song hành cùng nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt Việt Nam sắp ký kết hiệp định TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương). Do đó, muốn gia nhập vào thị trường xây dựng, trước hết phải hiểu rõ và thực hiện đúng trình tự pháp luật để tránh những tình trạng rủi ro, thiếu hiểu biết có thể xảy ra với công ty. Bên cạnh đó việc am hiểu thị trường, thị hiếu của khách hàng cũng cần thiết nhằm giải quyết bài toán về nguồn cung, cầu, từ đó đưa ra giải pháp về vấn đề tồn kho.

Đối với CII ở thời điểm hiện tại thì nguy cơ xâm nhập ngành hay mối đe dọa từ các doanh nghiệp mới tham gia không gây áp lực lớn. Trong thời gian phát triển, mỗi năm, công ty CII đều có những dự án giao thông trọng điểm ở khu vực phía Nam, đặc biệt là TP. HCM.

CII là đơn vị duy nhất tại Tp. Hồ Chí Minh nhận chuyển nhượng quyền thu phí giao thông và là một trong những đơn vị tiên phong trên cả nước có hình thức thu phí giao thông tự động và bán tự động. Như vậy với lợi thế của mình trong hoạt động hiện nay CII có thể coi là không có đối thủ cạnh tranh tại thành phố trong hoạt động thu phí. Bên cạnh đó, đối với riêng lĩnh vực bất động sản, Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM có nhiều thế mạnh như hạ tầng giao thông, hạ tầng nước,... Năm 2013, CII bắt đầu tái cấu trúc mảng nước thông qua việc tách bạch và chuyển giao dự án nước hiện hữu cho CTCP Hạ tầng nước Sài Gòn (SII). Một số dự án BĐS nổi bật của CII có thể kể đến như: Lakeview 1, Lakeview 2; D’verano; …

Sau 7 năm, công ty đã đi vào ổn định, từng bước chuyên nghiệp hoá tạo ra nguồn thu nhập ổn định không chỉ cho công ty để mở rộng hoạt động đầu tư mà còn khẳng định thành công của một chủ trương lớn của thành phố trong việc xã hội hoá đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng nguồn vốn của công chúng.

Do đó, mặc dù áp lực về sự tham gia của các doanh nghiệp mới diễn ra mạnh mẽ nhưng không phải là mối đe dọa đến CII.

2.3. Đe dọa sản phẩm thay thế

Nguyên vật liệu trong ngành xây dựng chủ yếu là xi măng, sắt thép, vì vậy vai trò của thiết bị máy móc, công nghệ tiên tiến trong việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật, kinh tế ngày càng cấp thiết và cũng là mục tiêu hướng đến của các Doanh nghiệp trong ngành xây dựng.

Khoa học kỹ thuật hiện đại đã giúp ngành xây dựng giải quyết được nhiều khâu mà con người không thể trực tiếp làm được cũng như mang tính rủi ro cao, không đảm bảo an toàn, điều này đã giúp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí nhân công hơn. Tuy nhiên, nếu không có con người tác động hay sử dụng vào một mục đích nào đó trong xây dựng thì vẫn chỉ là một công cụ làm việc đơn thuần, vô tri. Bên cạnh đó ngày càng nhiều doanh nghiệp mọc lên cạnh tranh nhau về giá thành, đưa ra đa dạng các lựa chọn cho khách hàng về các chủng loại, chất lượng với giá thành tốt phù hợp với từng phân khúc khách hàng. Do vậy, mức độ đe dọa này ở mức độ cao

2.4. Năng lực thương lượng người mua

Với vai trò là chủ đầu tư, khách hàng có thể lựa chọn hoặc chỉ định thầu theo ý muốn để đảm bảo đúng yêu cầu và tiêu chí của mình nên các doanh nghiệp xây dựng sẽ phải cạnh tranh một cách quyết liệt để tham gia vào quá trình xây dựng ngoài việc đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng mà còn nhằm đảm bảo doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận nếu không họ sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường. Do vậy, mức độ đe dọa ở mức độ cao.

2.5. Năng lực thương lượng nhà cung cấp

Ngành xây dựng phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên vật liệu và xi măng, sắt thép.

Yếu tố chi phí này luôn tác động mạnh đến quá trình đầu tư và xây dựng công trình. Thị trường các nguồn nguyên liệu này biến động rất mạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Như vậy, nhà cung cấp nguyên vật liệu có thể lợi dụng thị trường để ép giá ảnh hưởng đến quá trình, thời gian và tiến độ thực hiện dự án đối với chủ đầu tư và gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, mức độ đe dọa ở mức độ cao.

Một phần của tài liệu Phân tích bctc tại ctcp đầu tư hạ tầng kỹ thuật thành phố hồ chí minh(mã chứng khoán cii) thuộc nhóm ngành xây dựng (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)