PHẦN 4: PHÂN TÍCH CHIỀU NGANG - CHIỀU DỌC
4.1. Bảng cân đối kế toán
Bảng 5. Phân tích chiều ngang - chiều dọc Bảng cân đối kế toán
Khoản mục Phân tích chiều dọc Phân tích chiều ngang
Năm nay Năm trước Biến động Số tiền biến động Tỷ lệ
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 25,30% 34,01% (8,70%) (3.270.746.855.044) (31,16%)
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 0,97% 2,23% (1,27%) (413.488.799.981) (59,99%) II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 2,20% 2,14% 0,06% (31.687.026.206) (4,80%) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 16,17% 14,19% 1,99% 239.429.233.688 5,47%
IV. Hàng tồn kho 5,66% 14,74% (9,08%) (2.932.484.102.651) (64,46%)
V.Tài sản ngắn hạn khác 0,30% 0,71% (0,41%) (132.516.159.894) (60,50%)
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 74,70% 65,99% 8,70% 960.070.152.723 4,71%
I. Các khoản phải thu dài hạn 20,68% 11,92% 8,76% 2.226.970.884.224 60,51%
II.Tài sản cố định 29,85% 30,50% (0,65%) (890.188.103.943) (9,46%)
III. Bất động sản đầu tư 3,17% 2,61% 0,56% 98.923.758.498 12,26%
IV. Tài sản dở dang dài hạn 1,88% 6,86% (4,99%) (1.582.664.387.384) (74,71%)
V. Đầu tư tài chính dài hạn 8,47% 5,04% 3,44% 865.061.101.778 55,65%
VI. Tài sản dài hạn khác 10,64% 9,06% 1,58% 241.966.899.550 8,65%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 100,00% 100,00% 0,00% (2.310.676.702.321) (7,49%)
NGUỒN VỐN
C. NỢ PHẢI TRẢ 70,93% 72,86% (1,92%) (2.232.904.317.844) (9,93%)
I. Nợ ngắn hạn 33,51% 29,67% 3,84% 411.724.093.880 4,50%
II. Nợ dài hạn 37,42% 43,19% (5,77%) (2.644.628.411.724) (19,84%)
D.VỐN CHỦ SỞ HỮU 29,07% 27,14% 1,92% (77.772.384.477) (0,93%)
I. Vốn chủ sở hữu 29,07% 27,14% 1,92% (77.772.384.477) (0,93%)
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0,00% 0,00% 0,00% -
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 100,00% 100,00% 0,00% (2.310.676.702.321) (7,49%)
Nhận xét:
- Đầu tiên, ta thấy doanh nghiệp là một công ty xây dựng lớn khi tổng nguồn vốn của doanh nghiệp là khoảng 30 nghìn tỷ đồng, lớn hơn 100 tỷ đồng theo tiêu chí phân loại quy mô doanh nghiệp Việt Nam. Với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là đầu tư xây dựng các dự án, kinh doanh hạ tầng đô thị, đòi hỏi các chi phí cho công tác xây dựng, đầu tư, mua sắm và lắp đặt thiết bị, quản lý dự án, tư vấn đầu tư là rất lớn, vì vậy các công ty xây dựng cần có một nguồn vốn lớn mới có thể đáp ứng được.
- Kế tiếp, trong tổng tài sản của công ty, có thể thấy công ty tập trung đầu tư các tài sản dài hạn khi tỷ trọng chiếm đến khoảng 70% tổng tài sản. Và trong 2022 còn tăng thêm 960 tỷ so với năm trước, tăng gần 4,71%. Và điều này được lý giải như sau:
+ Công ty xây dựng cần đầu tư vào các tài sản cố định như máy móc, thiết bị, phương tiện bất động sản để phục vụ cho các dự án xây dựng lâu dài. Và các tài sản này thường có giá trị rất lớn nên tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản của công ty sẽ lớn hơn tỷ trọng tài sản ngắn hạn.
+ Công ty xây dựng thường có chu kỳ kinh doanh dài, do đó các khoản phải thu ngắn hạn từ khách hàng có thể không nhiều. Cụ thể là các khoản phải thu ngắn hạn chỉ chiếm 16,17%
tổng tài sản, trong khi các khoản phải thu dài hạn chiếm đến 20,68% tổng tỷ trọng.
+ Công ty xây dựng có thể không cần dự trữ nhiều hàng tồn kho (chiếm 5,66% tổng tài sản) vì có thể mua nguyên vật liệu theo nhu cầu của từng dự án.
+ Công ty xây dựng có thể không cần giữ nhiều tiền mặt và các khoản tương đương tiền (0,97%) vì có thể sử dụng các nguồn vốn vay dài hạn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hình 10. Biểu đồ tỷ trọng tổng tài sản
- Một mặt, việc có tài sản dài hạn cao có thể cho thấy công ty xây dựng có khả năng đầu tư vào các dự án lớn và dài hạn, có thể tận dụng được các cơ hội kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cao trong tương lai. Công ty cũng có thể tận dụng được các nguồn vốn vay dài hạn với lãi suất thấp hơn để tăng hiệu quả sử dụng vốn.
- Mặt khác, việc có tài sản dài hạn cao cũng có thể gây ra một số khó khăn cho công ty CII, như:
+ Có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và đảm bảo dòng tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Như năm 2022, Tài sản ngắn hạn của công ty chỉ hơn 7 nghìn tỷ nhưng Nợ ngắn hạn lại lên đến 9,5 nghìn tỷ. Tuy có thể phải bán bớt các tài sản dài hạn hoặc tăng các khoản vay ngắn hạn để đối phó với tình trạng thiếu hụt tiền mặt, nhưng điều này có thể làm giảm giá trị tài sản hoặc tăng chi phí tài chính.
+ Ngoài ra, Công ty có thể phải chịu nhiều rủi ro liên quan đến biến động giá trị của các tài sản dài hạn, như rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro lạm phát, rủi ro tỷ giá hối đoái. Các rủi ro này có thể làm giảm giá trị tài sản và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty xây dựng.
+ Đồng thời, Công ty có thể mất đi sự linh hoạt và thích nghi với sự thay đổi của thị trường và nhu cầu của khách hàng. Vì các tài sản dài hạn cố định và khó chuyển đổi nên Công ty có
thể không thể nhanh chóng thay đổi quy mô và hướng sản xuất kinh doanh hoặc cũng có thể bị bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh mới nếu không có đủ nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư.
- Tiếp theo, nhìn vào bảng …, ta thấy được công ty CII chủ yếu huy động vốn từ các khoản nợ khi tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn đạt hơn 70%. Mặt tích cực là công ty đã tận dụng được đòn bẩy tài chính, tức là sử dụng vốn vay để tăng lợi nhuận trên mỗi đơn vị vốn. Khi lãi suất vay thấp hơn tỷ suất sinh lời của dự án, công ty có thể tăng hiệu sử dụng vốn và tăng giá trị công ty. Đồng thời, việc không phát hành các công cụ vốn, pha loãng cổ phiếu sẽ giúp công ty duy trì được quyền kiểm soát và quyền lợi của các chủ sở hữu hiện tại. Và công ty cũng không phải chia sẻ lợi nhuận cho người cho vay mà chỉ phải trả lãi vay theo hợp đồng vay. Tuy nhiên, những mặt hạn chế của việc vay vốn quá cao là công ty có thể gặp rủi ro tài chính cao khi phải đảm bảo thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ và lãi vay. Và công ty có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội khi việc vay thêm vốn, để đầu tư vào một dự án tiềm năng, bị ngân hàng từ chối do không đáp ứng các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính và khả năng trả nợ.
Bên cạnh đó, những biến động của lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả và thị trường cũng có thể làm tăng chi phí lãi vay và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.