Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.5. Đề xuất các giải pháp quản lý tài nguyên thực vật
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các loài cây ở khu vực rất đa dạng về phổ dạng sống. Trong đó dạng sống, Thân thảo, cây bụi và thân gỗ là có nhiều loài nhất. Những loài cây mà nhân dân tại khu vực sử dụng rất đa dạng nhưng chủ yếu tập trung nhiều vào các loài cây thân thảo và cây bụi. Mặc dù số lượng của chúng tương đối nhiều và dễ được tái sinh, nhưng nếu khai thác một cách ồ ạt, không có biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý một cách bền vững, thì cũng rất dễ gây nên cạn kiệt nguồn tài nguyên này. Vì vậy, cần phải thực hiện khai thác nhưng phải đi đôi với việc bảo tồn và phát triển chúng.
- Điều tra chi tiết để xác định những khu vực có các loài quý hiếm, loài có giá trị hay những họ đơn loài phân bố. Ứng dụng chọn lọc và nhân giống cây lâm nghiệp bản địa có phẩm chất tốt và có tính chống chịu điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh cao.
- Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật phục hồi rừng khoanh nuôi tái sinh rừng.
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản giống, giảm tỷ lệ hư hỏng và kéo dài thời gian bảo quản, phòng trừ côn trùng gây hại.
-.Cần có những nghiên cứu về hệ thực vật tại khu rừng phòng hộ Quỳ Hợp, từ đó xây dựng hệ thống đánh giá giá trị thực vật, các nhóm loài với những giá trị sử dụng khác nhau để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển đặc biệt là đối với những loài quý hiếm (Sưa, Lim xanh, Đinh vàng, Sồi lông trắng, Vàng tâm, Lát hoa, Dẻ gai đỏ, Sồi đá lá mác, Sồi đĩa, Song mật), họ đơn loài…
- Đối với những loài cây gỗ tạo hoàn cảnh rừng chính, đặc biệt là một số loài lấy gỗ có giá trị như: Chò chỉ, Trám, Xoay, Lát… cần được ưu tiên bảo tồn và nhân giống trên diện rộng vừa để phát triển được nguồn gen loài quý hiếm, phục vụ nhu cầu lấy gỗ cũng như tạo độ tàn che, giảm xói mòn…
- Tại những diện tích kiểu quần lạc cây bụi có cây gỗ mọc rải rác, căn cứ vào mật độ tái sinh rừng các loài cây gỗ có thể tiến hành khoanh nuôi không tác động đối với những nơi có mật độ cây gỗ tái sinh > 1.000 cây/ha, khoanh nuôi có sự tác động đối với những diện tích có mật độ cây gỗ tái sinh < 1.000 cây/ha, và trồng mới ở những diện tích không có khả năng phục hồi rừng, nhằm phục hồi nhanh chóng hệ sinh thái rừng ở rừng phòng hộ Quỳ Hợp. Tổ thành loài cây trồng rừng có thể lấy tổ thành loài những cây đặc trưng của các kiểu rừng trước đây trong vùng làm cơ sở cho việc chọn loài cây phục vụ cho công tác trồng rừng.
- Áp dụng công nghệ GPS vào quản lý, dự báo, phòng chống cháy rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại để áp dụng khoa học kỹ thuật mới phục vụ công tác nghiên cứu.
4.5.2. Giải pháp tuyên truyền
- Tuyên truyền, vận động người dân nhằm mục đích hạn chế tối đa các hoạt động làm suy giảm tài nguyên thực vật như khai thác quá mức các loài thực vật, đặc biệt là các loài quý hiếm làm thuốc, lấy gỗ hay một số loài có giá trị sử dụng khác.
- Nâng cao nhận thức của người dân về giá trị tài nguyên thực vật rừng bằng cách tuyên truyền bằng tiếng dân tộc thiểu số; làm phim hay các chương trình phát thanh tuyên truyền, các băng rôn, tờ rơi, tổ chức các buổi họp dân lồng ghép với các nội dung kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương.
- Thông báo cho người dân phạm vi ranh giới từng khu vực có loài quý hiếm phân bố để người dân biết và cùng tham gia công tác bảo tồn.
- Giới thiệu cho người dân biết các chế tài xử phạt nếu vi phạm luật bảo vệ tài nguyên rừng. Để người dân có ý thức bảo vệ rừng.
4.5.3. Giải pháp kinh tế
- Tại Khu rừng phòng hộ Quỳ Hợp có 275 loài, trong đó có tới 505 lượt loài cây có giá trị sử dụng khác nhau. người dân ngày càng khai thác nhiều các sản phẩm từ rừng để kiếm thu nhập phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của họ.
- Hỗ trợ trồng cây phân tán, cải thiện vệ sinh nông thôn, hạn chế sự phụ thuộc của hộ gia đình vào gỗ, củi lấy từ rừng, khai thác các loài cây thuốc…
xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Đầu tư mạnh vào phát triển dịch vụ du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch và phát triển hiệu quả các sản phẩn du lịch.
- Xây dựng các mô hình nông lâm thủy sản kết hợp, xây dựng các làng nghề đan lát, thổ cẩm, hình thành các sản phẩm và thương hiệu sản phẩm địa phương, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm, tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân.
- Nghiên cứu hệ thống cây thuốc, bảo tồn truyền thống thuốc nam dân tộc, kết hợp với cơ quan quản lý nhà nước về dược liệu, phát triển các thương hiệu thuốc gia truyền, đặc trị. Hỗ trợ kinh phí cho người dân tham gia bảo tồn tại chỗ nguồn gen loài quý hiếm, các loài cây lấy gỗ có giá trị, họ đơn loài, các loài cây có giá trị sử dụng…
4.5.4. Giải pháp quản lý
- Thực hiện nghiêm và hiệu quả các quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước.
- Tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các ngành và địa phương để thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong công tác quản lý, về bảo vệ và phát triển rừng. Nâng cao năng lực, xử lý kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống cháy, chữa cháy và sạt lở đất rừng để hạn chế thấp nhất số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng.
- Tăng cường thêm nhân lực cho lực lượng kiểm lâm, cán bộ quản lý bảo vệ rừng cấp thôn bản Các trạm kiểm lâm cần đôn đốc, phối hợp với người dân trong xã, thường xuyên đi tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng. Lập thêm các biển báo bảo vệ rừng tại nơi có nhiều người dân sinh sống và đi qua.
- Chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Quỳ Hợp cần có trách nhiệm trong công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật. Nghiêm cấm các hành vi khai thác, buôn bán các loài thực vật quý hiếm, cây lấy gỗ, những loài có giá trị làm thuốc, cây cảnh, họ đơn loài…
Nghiêm cấm những hoạt động tiêu cực ảnh hưởng đến sinh cảnh sống của thực vật. Thường xuyên điều tra giám sát, nắm chắc các biến động của rừng.
- Mở các lớp tập huấn, nâng cao nghiệp vụ về quản lý thực vật, kiến thức về phân loại thực vật cho các cán bộ Kiểm lâm tại địa phương. Bổ sung danh mục cây có giá trị sử dụng như những loài quý hiếm, loài làm thuốc, cây lấy gỗ, các họ đơn loài, cây làm cảnh… để thuận lợi cho việc bảo tồn và phát triển.