Các chỉ số Khả năng thanh toán (Liquidity ratios)

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính doanh nghiệp chủ đề phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty bibica (Trang 28 - 32)

II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

2.3. Phân tích rủi ro tài chính

2.3.1 Các chỉ số Khả năng thanh toán (Liquidity ratios)

28

Khả năng thanh toán hiện hành (là mối quan hệ giữa toàn bộ tài sản có thời gian chu chuyển ngắn của doanh nghiệp với nợ ngắn hạn) hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, biểu thị sự cân bằng giữa tài sản ngắn hạn và các nợ ngắn hạn. Công ty Bibica có khả năng thanh toán hiện hành qua 3 năm đều lớn hơn 1 (HH>1), Bibica có thừa khả năng thanh toán, có tình hình Tài chính khả quan, phản ánh mức độ đảm bảo chi trả các khoản nợ cao, rủi ro phá sản của công ty thấp, cho thấy sự dồi dào trong khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhưng hệ số này quá cao thì không tốt lại giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp (như năm 20202 của Bibica thì hệ số này khá cao 1.67), tuy nhiên số liệu thanh toán ngắn hạn qua 2 năm 2020-2021 có sự giảm sút lớn (nguyên nhân lớn do sự đình trệ các hoạt động kinh doanh do Covid-19) nhưng chưa ảnh hưởng tới khả năng thanh toán hiện hành của công ty nên duy trì tình trạng không nên để bị suy giảm hơn.

2.3.1.2 Khả năng thanh toán nhanh

29

Hệ số thanh toán nhanh nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong điều kiện không bán hết hàng tồn kho. Hệ số này khác với hệ số thanh toán ngắn hạn ở chỗ nó loại trừ hàng tồn kho ra khỏi công thức tính, bởi vì hàng tồn kho không có tính thanh khoản cao, giúp cho các doanh nghiệp tăng uy tín về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn một cách nhanh chóng. Giai đoạn từ năm 2019-2020 khả năng thanh toán nhanh đều vượt trên 1 cho thấy khả năng thanh toán rất thuận lợi trong đó năm 2020 khả năng thanh toán tăng cao nhất với 1,37 cho thấy tiền lực của Doanh nghiệp dư khả năng chi thanh toán mà không cần bán hàng tồn kho hay vay mượn thêm. Nhưng đến giai đoạn 2020-2021 hệ số thanh toán nhanh tốt dốc nhanh chóng giảm mạnh từ 1.37 năm 2020 xuống còn 0.795 năm 2021 cho thấy một năm đầy biến động khả năng thanh toán nhanh bị gặp khó khăn, nguyên nhân giảm sút này là do hàng tôn kho gia tăng từ 126.216.677 nghìn đồng năm 2020 lên 161.765.953 nghìn đồng năm 2021 đồng thời các khoảng nợ ngắn hạn cũng tăng mạnh 430.844.582 nghìn đồng năm 2020 lên 614.083.844 nghìn đồng năm 2021 do tình hình kinh

30

tế suy thoái và đại dịch tác động dẫn đến doanh nghiệp không chỉ bị ứ động hàng hóa mà còn cần nhiều khoản vay để duy trì hoạt động của doanh nghiệp.

Do đó cần giải phóng nhanh lượng hàng tồn kho và thúc đẩy hoạt động kinh doanh để đảm bảo khả năng thanh toán.

2.3.1.3 Khả năng thanh toán tức thời

31

Khả năng thanh toán hiện hành chưa bộc lộ hết khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư, các nhà cho vay luôn đặt ra câu hỏi: Nếu tất cả các món nợ ngắn hạn được yêu cầu thanh toán ngay thì khả năng tài chính của doanh nghiệp có đáp ứng được không? Câu trả lời là Khả năng thanh toán nhanh. Được coi là các khoản tương đương tiền là những tài sản quay vòng nhanh, nó có thể chuyển đổi nhanh thành tiền như các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (tín phiếu, kỳ phiếu...) và các khoản phải chi. Chỉ tiêu này thể hiện khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn.

Khả năng thanh toán tức thời của công ty Bibica qua 3 năm liên tiếp từ năm 2019- 2021 có sự biến động, từ năm 2019-2020 khả năng thanh tức thời lớn hơn 1(TT>1), công ty Bibica đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn rất tốt, với số tiền và tài sản hiện có thể chuyển nhanh để thanh toán. Tuy nhiên qua giai đoạn 2020-2021 khả năng thanh toán giảm sút mạnh từ 1.3 xuống 0.68 biểu hiện sự suy giảm trong khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn, nguyên nhân dấn đến sự sụt giảm này là do các khoảng đầu từ tài chính không hiểu quả bằng các năm trước một phần cũng do tình hình của dich bệnh Covid-19 năm 2020-2021 diễn biến phức tạp các hoạt động buôn bán, vận hành bị đình trệ một thời gian dài, năm 2021 giảm xuống từ 97.438.671 nghìn đồng chỉ còn

31.027.890 nghìn đồng không chỉ cho thấy vấn đề đầu từ không tốt của đầu TC ngắn hạn và trong đó các khoảng cần thu về cũng sút giảm đáng kể so với năm 2020 từ 348.649.851 nghìn đồng xuống 207.495.930 nghìn đồng, doanh nghiệp nhất định sẽ gặp khó khăn nhưng vẫn trong mức độ kiểm soát, doanh nghiệp lưu ý dến cơ cấu tài sản lưu động, các khoản đầu tư và phương thức thanh toán nhằm cải thiện tình hình để không bị suy giảm thêm, dẫn đến mất khả năng thanh toán.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính doanh nghiệp chủ đề phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty bibica (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)