ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính doanh nghiệp chủ đề phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty bibica (Trang 35 - 40)

3.1. Đánh giá, nhận xét chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp Qua quá trình tìm hiểu và phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần BIBICA, nhận thấy một số vấn đề như sau

Căn cứ các báo cáo và phân tích số liệu tài chính của công ty qua 3 năm 2019 – 2021, có thể đánh giá BIBICA có tình hình tài chính tương đối tốt.

Thứ nhất, về cơ cấu tài sản có sự tăng trưởng qua các năm. Cơ cấu tài sản ngắn hạn năm 2020 có sự giảm tỷ trọng so với năm 2019, tuy nhiên bước qua năm 2021 do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid 19 nên tỷ trọng tài sản ngắn hạn năm 2021 giảm nhưng không ảnh hưởng quá lớn đến tổng tài sản doanh nghiệp. Mặc dù cơ cấu tài sản ngắn hạn đang có sự biến động nhưng cơ cấu tài sản dài hạn tăng trưởng liên tục qua các năm từ 2019 – 2021. Điều này cho thấy công ty chú trọng vào việc đầu tư các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm giá thành sản phẩm góp phần để giúp công ty ổn định hơn trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn.

35

Thứ hai, về cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn qua các năm. Hệ số tài trợ (VCSH/Tổng NV) của công ty nằm ở mức 0.5-1 (tương đối gần 1) cho thấy khả năng tự đảm bảo tài chính của công ty ở mức tương đối tốt. Hệ số tài trợ dài hạn (VCSH/TS dài hạn) giảm 1.8 xuống 1.327 chứng tỏ vốn chủ sở hữu đem đầu tư vào tài sản dài hạn ngày càng nhỏ. Điều này làm cho công ty giảm khả năng tự đảm bảo tài chính nhưng lại giúp hoạt động sinh lời của công ty tăng giúp công ty có nhiều lợi nhuận hơn từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty, khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh của công ty qua 3 năm đều lớn hơn 1 nên BIBICA có thừa khả năng thanh toán và tình hình tài chính khả quan, có khả năng đảm bảo chi trả các khoản nợ cao. Hệ số nợ với tổng tài sản của công ty qua 3 năm đều nhỏ hơn 1 cho thấy doanh nghiệp vay ít nên khả năng tự chủ tài chính cao. Nhìn chung Bibica thừa khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Tức là tình hình tài chính của công ty trong 3 năm đều rất khả quan, tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của Bibica.

Thứ tư, kết quả sản xuất kinh doanh có sự tăng trưởng, có thể thấy qua doanh thu thuần, các chỉ tiêu doanh lợi trên tổng tài sản (ROE, ROA) từ năm 2019- 2021 giảm do ảnh hưởng của tình hình dịch Covid 19. Nhìn chung kết quả sản xuất kinh doanh của công ty vẫn thu được lợi nhuận góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường trong nước.

Bên cạnh các kết quả đạt được trình bày ở trên thì tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần BIBICA cũng không tránh khỏi một số hạn chế sau Thứ nhất, hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp chưa tốt, còn kém. Chỉ tiêu doanh thu so với tài sản chung cho biết 1 đồng tài sản bỏ ra thì thu được mấy đồng doanh thu trong kì. Doanh thu so với tài sản năm 2019 là 1,2, năm 2020 giảm xuống còn 0,79, đặc biệt đến năm 2022 do ảnh hưởng của dịch bệnh làm cho doanh thu so với tài sản giảm mạnh còn 0,185. Thứ hai, về hàng tồn kho và các khoản phải thu lớn. Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2020 tăng 128.69% so với năm 2019, các khoản phải thu ngắn hạn năm 2021 giảm 40,5% so với năm 2020. Hàng tồn kho năm 2021 cũng tăng hơn so với năm 2020 là 28,2%, hàng tồn kho năm 2020 cũng tăng hơn so với năm 2019 là 8,73% cho ta thấy DN vẫn chưa có sự kết hợp nhịp nhàng giữa quy trình sản xuất và khâu tiêu thụ sản phẩm cũng như những cách giải quyết tốt cho việc bán chịu và thu nợ từ khách hàng cũng như sự ứ động sản phẩm trong việc tiêu thụ của DN. Thứ ba, về nợ phải trả. Năm 2019 nợ ngắn hạn chiếm 34,9% trong tổng nợ phải trả, năm 2020 khoản nợ này giảm xuống 27,92 % đến năm 2021 tăng lên 38,1%. Ở mức nợ ngắn hạn này là

36

chiếm tỷ trọng cao đối với doanh nghiệp dẫn đến việc doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán nếu như không có biện pháp cân đối giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Thứ tư, mặc dù có sự tích cực trong kết quả hoạt động kinh doanh tuy nhiên vẫn còn hạn chế về một số chi phí và ảnh hưởng bên ngoài của tình hình dịch bệnh dẫn đến lợi nhuận mang lại thấp qua các năm, lợi nhuận giảm mạnh vào năm 2021 xuống còn 21,929,715,733 đồng.

3.2. Phương hướng cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp

Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu về Công ty Cổ phần BIBICA, phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty. Nhóm xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tài chính của công ty.

- Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của một doanh nghiệp, nó phản ánh mức năng lực sản xuất hiện có. Máy móc, thiết bị là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng và năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Công ty nên tiến hành kiểm kê tài sản cố định nhằm nắm bắt kịp thời tình trạng của tài sản cố định vào định kì. Nếu những tài sản nào không còn sử dụng được hoặc không cần dùng đến thì kịp thời thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn. Tổ chức quản lý quá trình sản xuất kinh doanh thông suốt, nhịp nhàng hạn chế tối đa tình trạng thời gian nhàn rỗi của máy móc thiết bị (ví dụ như thời gian ngừng hoạt động do lỗi sản xuất). Khi quá trình này được thực hiện đồng bộ sẽ giúp công ty tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để đạt được điều này, phòng cung ứng vật tư, phòng kỹ thuật và các phân xưởng nhà máy phải phối hợp một cách có hiệu quả trong việc lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch sửa chữa và kịp thời thay đổi về sản lượng sản xuất do biến động của thị trường

- Đối với các khoản phải thu: Nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu giải pháp đầu tiên đặt ra là công ty cần phải điều chỉnh lại chính sách bán hàng, thu tiền cho hợp lý. Cụ thể đó là cân nhắc giảm thời hạn thanh toán xuống thấp, đưa dần về mức bình quân ngành quá trình này phải theo một trình tự và có sự tính toán kỹ càng đến khả năng thanh toán và phản ứng từ phía khách hàng để có mức đều chỉnh hợp lý nhất. Để quản lý các khoản phải thu, công ty có thể dựa vào các chỉ tiêu, phương pháp và mô hình sau:

+ Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu / Doanh thu tiêu thị bình quân một ngày

+ Sắp xếp tuổi của các khoản phải thu (theo phương pháp này thì các khoản phải thu được sắp xếp theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp thu nợ khi đến hạn)

37

+ Xác định số dư khoản phải thu (theo phương phá này phải thu hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của các yếu tố thay đổi theo mùa vụ của doanh số bán.

Sử dụng phương pháp này hàn toàn có thể thấy nợ tồn đọng của khách hàng.

- Nếu dự trữ quá nhiều hàng tồn kho sẽ dẫn đến tốn kém chi phí lưu kho, ứ đọng vốn dẫn đến việc kinh doanh kém hiệu quả nên để giảm hàng tồn kho như

nguyên vật liệu và các dạng bán thành phẩm, giữa các công đoạn trong quá trình sản xuất. Công ty cần bố trí một cách khoa học chu trình sản xuất, giám sát chặt chẽ các công đoạn, tìm ra những vị trí bất hợp lí gây ứ đọng làm tăng bán thành phẩm.

- Như chúng ta đã thấy, Bibica có tỷ trọng nợ ngắn hạn lớn hơn nợ dài hạn. Vì vậy vấn đề đặt ra là giám đốc tài chính cần phải tính toán xem thời điểm nào để chuyển nợ ngắn hạn sang nợ dài hạn nhằm tận dụng các lợi thế lãi suất dài hạn thấp khi dự báo lạm phát gia tăng trong tương lai. Với tình hình tài chính khá tốt hiện nay, công ty có thể chuyển sang hình thức huy động vốn dưới dạng trái phiếu thu nhập dài hạn hoặc vay dài hạn, theo đó giúp giảm tỷ lệ nợ ngắn hạn và giảm áp lực thanh toán cho các khoản nợ đến hạn trả, giúp tăng nguồn vốn dài hạn phục vụ cho mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp nâng cao tốc độ quay vòng vốn, rủi ro và chênh lệch thời gian đáo hạn cũng được tháo gỡ.

- Doanh thu và chi phí là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Để tăng doanh thu, công ty có thể thực hiện các biện pháp sau:

+ Tăng cường công tác tìm kiếm thị trường mới, khách hàng mới do việc đẩy mạnh hướng tìm kiếm khách hàng mới là điều cần thiết, nhằm đa dạng khách hàng và tăng thêm uy tín cho công ty. Xây dựng chính sách bán chịu đối với các khách hàng có quan hệ lâu năm hoặc các doanh nghiệp mà có uy tín tín dụng dựa vào các tiêu chí như ứng xử của khách hàng thể hiện qua thái độ và hành vi của khách hàng trong việc trả nợ, khả năng trả nợ này được xem xét thông qua các báo cáo thường niên của đối tác, và tình hình kinh tế vĩ mô. Xây dựng chính sách bán chịu có thể là phương thức bán trả chậm, trả góp với phương thức trả và điều khoản bán chịu linh hoạt từ đó làm tăng doanh thu.

+ Kiểm soát chi phí:

 Tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh, cụ thể là thường xuyên rà soát lại các chỉ tiêu định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm, xây dựng cơ chế, điều khoản chi phí đối với những bộ phận gián tiếp (ví dụ như: chi phí điện thoại, điện nước, văn phòng phẩm, chi phí hội nghị, công tác phí…).

38

 Xây dựng cơ chế thưởng phạt liên quan đến chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm.

 Kiểm soát tốt các yếu tố đầu vào. Thông tin và giải thích một cách đầy đủ, rõ ràng sự khác biệt giữa kiểm soát chi phí với cắt giảm chi phí để tạo ý thức tiết kiệm đối với nhân viên

39

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính doanh nghiệp chủ đề phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty bibica (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)